Phương pháp thỏa thuận trong luật hành chính là gì

Khi nghiên cứu một ngành luật nào, cũng phải nghiên cứu đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó. Để từ đó phân biệt ngành luật này với ngành luật khác. Do đó, khi nghiên cứu luật hành chính, chúng ta cũn phải tìm hiểu về phương pháp điều chỉnh của nó. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.

Chứng minh điều đó chúng ta có thể thấy:

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội.

Phương pháp điều chỉnh của luật Hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “ Quyền lực – phục tùng “ giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ “ quyền lực – phục tùng” thể hiện sự không bình đằng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Sự không bình đẳng là sự không bình đẳng về ý chí và thể hiện rõ nét ở những điểm sau:

Thứ nhất, Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước và áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý

Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định , mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.VD:Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ có kiến nghị và yêu cầu đó .VD:Công dân có quyền yêu cầu công an quận,huyện giải quyết cho di chuyển hộ khẩu. Công an quận , huyện xem xét và có thể chấp nhận yêu cầu hoặc không chấp nhận yêu cầu .

Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định.\VD: Quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ khác về việc quyết định hình thức, quy mô đào tạo. Việc các bộ khác quyết định hình thức , quy mô đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hay phê chuẩn.

Thứ hai, chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Các trường hợp này được quy định cụ thể nội dung và giới hạn. Điều này xuất phát từ quy định của pháp luật không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó.

Thứ ba, sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính khác, dựa vào thẩm quyền của mình, trên cở sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền đưa ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể.

Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định.

Như vậy, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh – đơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc:

Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước: mà một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng các quyết định ấy.

Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương đưa ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, xã hội.

Quyết định đơn phương của bên sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với tất cả các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Luatthanhmai.com

Bài viết cùng chủ đề:

Tổ chức xã hội là gì ?

Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức xã hội 

Chuyên mục tham khảo:

Luật hành chính

Hẳn đã không ít lần bạn nghe đến cụm từ luật hành chính. Vậy bạn biết có biết luật hành chính là gì? Các thông tin về đối tượng và phương pháp điều chuẩn luật hành chính cụ thể như thế nào? Tất cả những thắc mắc này, sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Luật hành chính là gì?

Luật hành chính được biết đến là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Luật hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành

Trong đó: Hoạt động chấp hành và điều hành, được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm của hoạt động hành pháp và hoạt động hành chính – nhà nước hoặc hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng, luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là ai?

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, Viện kiểm sát…
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh luật hành chính được phân định rõ ràng

Trên đây là những đối tượng điều chỉnh của luật hành chính, nắm bắt chính xác thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định trong luật hành chính được ban hành mới nhất hiện nay.

3. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là gì?

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là tổng thể những biện pháp, cách thức, phương thức mà ngành luật đó sử dụng để tác động lên ý chí, hành vi của các bên tham gia vào quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh.

Theo đó, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là cách thức, biện pháp tác động lên các chủ thể trong quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

Xuất phát từ tính chấp hành – điều hành trong quan hệ hành chính nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật hành chính là phương pháp quyền uy – phục tùng. Theo phương pháp này, thì một trong hai bên của quan hệ hành chính, bên này phải phục tùng ý chí của bên kia chẳng hạn như: quan hệ giữa các cơ quan hành chính cấp trên và cấp dưới, giữa các cơ quan hành chính nhà nước và công dân,…

Tìm hiểu để nắm bắt được các phương pháp điều chỉnh luật hành chính 

Ngoài ra, bên được trao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước là bên được ra các quyết định mang tính đơn phương, kiểm tra hoạt động của bên còn lại, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định pháp luật. Về phía bên còn lại, bắt buộc phải thi hành, phục tùng các quyết định, biện pháp này. Chẳng hạn như: công dân được quyền xin cấp đất xây dựng nhà ở, nhưng việc xem xét và quyết định có cấp hay không là quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước. Một khi quyết định đã ban hành, công dân phải chấp hành quyết định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật cũng đồng thời cho phép người dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính không đúng và thỏa đáng với ý nguyện của công dân.

Trong một vài trường hợp, quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận. Theo đó trong quan hệ này tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ. Chẳng hạn như: trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay còn gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang.

Tóm lại, luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy – phục tùng và phương pháp thỏa thuận. Trong đó phương pháp đặc trưng và chiếm lĩnh trong hầu hết các quan hệ pháp luật hành chính là phương pháp quyền uy – phục tùng.

Thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hẳn sẽ gây khó hiểu cho một số người vì nó là luật được thể hiện trên văn bản và cần sự chính xác tuyệt đối. Do đó, nếu bạn muốn được hỗ trợ tư vấn các thông tin về luật hành chính, hãy truy cập và trang web: giaiphaptinhhoa.com. Tại đây, các chuyên gia về luật hành chính luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đồng thời, còn đưa ra các giải pháp giúp bạn giải quyết những khó khăn hiện tại của mình một cách hiệu quả!

Video liên quan

Chủ đề