Confession của trường là gì

Trong Tiếng Anh Confession mang ý nghĩa là sự thú tội, hoặc là lời thú nhận của một ai đó về cuộc sống của mình. Thông qua Confession, người thú tội sẽ dễ dàng bày tỏ nỗi lòng, câu chuyện của mình mà không phải lo sợ người khác biết được bản thân là chủ nhân của câu chuyện.

500g Bột cam thảo làm trắng da ĐIỆN THOẠI/ZALO : 0985364288

Ảnh minh họa cho Confession

Confessions thường được chia sẻ công khai trên mạng xã hội. Khi bạn tham gia vào một trang, một cộng đồng Confessions bất kỳ thì bạn sẽ dễ dàng bày tỏ nỗi lòng của mình bằng cách viết ra từng câu chữ sau đó gửi đi, chờ người quản lý của trang hoặc cộng đồng Confession đó xét duyệt và đăng tải công khai.

2. Vì sao trào lưu Confession được giới trẻ yêu thích?

Confession là một trào lưu có nguồn gốc xuất xứ từ phương Tây, theo sự hội nhập của văn hóa, kinh tế du nhập vào Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2013, sau 8 năm, giờ đây Confession đang là một trào lưu thịnh hành đối với giới trẻ ngày nay.

Ảnh minh họa cho sự bí mật của Confession

Có lẽ yếu tố làm nên trào lưu Confession chính là sự bí mật. Bản thân những người quản trị – Admin Fanpage, hay các diễn đàn phần lớn đều không hề biết người gửi Confession đến trang của mình là ai bởi vì “lời thú tội” của bạn thường sẽ được gửi đến admin thông qua một phần mềm trung gian là biểu mẫu – Google Form.

Ảnh minh họa cho Google Form

Những lời tâm sự mà bạn bày tỏ sẽ được các admin xét duyệt, lựa chọn rồi sẽ đăng tải lên trang hoặc diễn đàn của họ để mọi cùng theo dõi và đưa ra những lời khuyên, an ủi, chia sẻ cảm xúc với câu chuyện của bạn.

3. Những lợi ích tuyệt vời của Confession

– Giúp kết nối cộng đồng, lan tỏa những điều tốt đẹp

Các cộng đồng Confession đều có một lượng lớn các thành viên. Thông qua INTERNET và các thiết bị hỗ trợ như: Điện thoại, laptop, … bạn đã có thể dễ dàng chia sẻ câu chuyện của mình hay đồng cảm với những câu chuyện của người khác giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách và tạo nên một không gian mạng thân thiện, ấm áp.

Ảnh minh họa cho sự kết nối

– Là nơi chia sẻ những điều thầm kín

Mỗi người đều có góc khuất trong lòng không dễ gì chia sẻ hay bộc bạch cho người khác. Đôi khi những góc khuất đấy lại khiến bạn mệt mỏi, phiền lòng thì Confession chính là nơi để bạn giải tỏa cảm xúc mà không hề sợ người khác biết chủ nhân của nó là ai. Và tâm trạng của bạn chắc chắn sẽ thay đổi ít nhiều sau khi dũng cảm nói ra những điều thầm kín.

Ảnh minh họa cho việc chia sẻ

– Công cụ kiếm tiền hiệu quả

Các trang, các diễn đàn ngày càng nổi danh nhờ việc có một lượng tương tác lớn từ những câu chuyện muôn màu, muôn vẻ mà mình nhận được mỗi ngày. Từ đó các doanh nghiệp ùn ùn kéo đến để kết hợp quảng cáo, sản phẩm dịch vụ của họ và bạn sẽ thu lợi từ những thương vụ này.

Ảnh minh họa cho lượt tương tác trên trang

4. Những hạn chế, góc khuất của Confession

Với sự phát triển của trào lưu Confession thì các trường Đại học cũng lần lượt tạo ra những trang Confession để sinh viên có cơ hội trao đổi, chia sẻ với nhau những khó khăn khi học tập tại trường. Tuy nhiên, một số bộ phận sinh viên lại lợi dụng sự bí mật của Confession để biến nơi đây thành chỗ để nói xấu, công kích, xoi mói lẫn nhau, khiến người khác bị tổn thương.

Ảnh minh họa cho sự tổn thương

Điều này đã tạo nên những cái nhìn tiêu cực của xã hội đối với giới trẻ, đối với trào lưu Confession. Một vấn đề luôn tồn tại với hai mặt. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà Confession mang lại nhưng đi kèm với đó là những tiêu cực mà chúng ta cần phải đấu tranh để bài trừ.

5. Cách tạo Confession trên Facebook

Với sự hiện đại của công nghệ, bạn chỉ cần có trong tay một chiếc laptop hay điện thoại thông minh đã có thể dễ dàng chia sẻ câu chuyện của mình. Vậy làm thế nào để tạo một Confession trên Facebook?

Cách đơn giản nhất để tạo Confession trên Facebook đó chính là sử dụng Google Form.

Cách tạo Confession trên Facebook

Đầu tiên bạn hãy tạo một mẫu Google Form > Sau khi hoàn tất bạn hãy chép link Google Form mà mình vừa tạo > Gửi link đến mọi người để họ chia sẻ câu chuyện của mình > Vào kiểm tra danh sách câu trả lời trên link Confession của mình. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách làm mời bạn xem bài viết Hướng dẫn cách tạo Confession trên Facebook đơn giản, nhanh chóng.

6. Lời khuyên

Confession là con dao hai lưỡi, vì vậy khi sử dụng bạn nên cẩn thận nếu không sẽ phản tác dụng.

– Nếu bạn là người viết Confession

Hãy sử dụng Confession là nơi tâm sự đúng nghĩa, tự do bày tỏ nhưng hãy biết kiềm chế ngôn từ tránh gây hiểu lầm dẫn đến tổn thương người khác.

Hãy cẩn thận ngôn từ

– Nếu bạn là nạn nhân của những Confession tiêu cực

Hãy biết tự bảo vệ mình, điều chỉnh tâm lý. Nếu sai thì sửa, còn bản thân không sai thì hãy bơ đi mà sống.

Phải tự biết bảo vệ mình

– Nếu bạn chỉ là người theo dõi câu chuyện

Thay vì vội vàng chỉ trích bằng những ngôn từ thô tục, nặng lời thì hãy bình tĩnh lắng nghe, nhẹ nhàng đưa ra lời khuyên.

Hãy tập lắng nghe

Ai cũng xứng đáng được lắng nghe và được nhận sự giúp đỡ. Vì vậy hãy để Confession là nơi lan tỏa cảm xúc một cách đúng nghĩa.

Một số mẫu điện thoại giúp bạn lướt Web mượt mà hơn

Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về Confession và sử dụng nó một cách có ý nghĩa. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Nếu bạn là tín đồ của “confession trường” thì sẽ dễ dàng nhận ra 7 dạng “không thể lẫn vào đâu” của sinh viên.

1. Tìm đồ – Trả đồ

Đây là dạng confession phổ biến nhất ở mọi trường đại học. Dạng này thường gồm 2 kiểu cơ bản như:

– “Hôm nay anh/chị/em/mình làm rơi/quên 1 món đồ nào đó, ai cầm được hoặc nhặt được thì cho anh/chị/em mình xin lại ạ!”

– “Hôm nay mình nhặt được 1 cái ví hoặc 1 cái ABC của bạn nào làm rơi. Liên hệ với mình nhé”.

Trường nào càng có nhiều confession kiểu này càng chứng tỏ sinh viên trường đó rất “tình thương mến thương”, giúp đỡ nhau trong cuộc sống .

Ảnh minh họa

2. Tiếng sét ái tình

Confession này thường có mô tuýp sau:

Tình cờ nhìn thấy 1 bạn trai hoặc gái với đặc điểm nhận dạng cao, to, béo lùn. Sau đó là vài dòng sướt mướt tỉ tê để xin số điện thoại hoặc thông tin lớp học người đó. Confession kiểu này đọc cũng thấy vui, càng vui hơn nữa nếu nó dành cho mình.

Với tình trạng xuất hiện với tần suất lớn của những confession này thì confession trường có nguy cơ trở thành “chợ tình”.

3. Thanh niên học lại

Dạng này dành riêng cho những thanh niên chuyên học lại mà không nắm rõ lịch. Những bạn trẻ này thường hay viết confession xin số điện thoại lớp trưởng hoặc bí thư để biết lịch học. Nói chung là những đứa viết confession này toàn đứa vừa kém, vừa lười.

4. Chí Phèo

Nhóm này thường xuyên lên confession để “kêu ca”. Trường không có hoạt động gì cũng “kêu”, có nhiều hoạt động cũng “kêu”, hoạt động chưa tốt cũng “kêu” mà kể cả có thành công thì nhóm này cũng vẫn “kêu”. Nói chung là cái gì các bạn ấy cũng “kêu” được. Một số vấn đề về việc kêu ca tiêu biểu:

Bị bác bảo vệ nhắc vì mặc váy ngắn. Viết confession luôn.

Bị ai lấy mất mũ bảo hiểm. Viết confession kêu tiếp.

Bị người khác comment nhắc đến mình, viết thêm cái confession kêu lần nữa!

5. Đạo đức học

Confession của các nhà đạo đức học thường có mô tuýp sau:

– “Ngày hôm nay mình lên thư viện, mình thấy các bạn tập văn nghệ ồn quá! Sao học đại học rồi mà ý thức các bạn kém vậy?”

– “Hôm nay ở căng tin mình thấy 2 bạn cười nói rất vô duyên, không hiểu các bạn có biết xấu hổ không?”

Đặc điểm chung của những confession này thường tỏ rõ sự bức xúc của những con người mẫu mực trước hành vi xấu trong cuộc sống. Chỉ có điều là khi gặp những vấn đề bức xúc đó, họ không dám đứng ra góp ý trực tiếp mà họ đem ấm ức trong lòng và về nhà xả lên confession…

6. Confession oan ức

Để tìm hiểu về dạng này, đây là một số mẫu tiêu biểu.

–  “Mình không thể hiểu nổi tại sao ban cán sự lớp mình lại vô trách nhiệm như thế, thà đừng làm còn hơn”.

– “Mình cảm thấy bất công khi bạn A được học bổng trong khi đầy người xứng đáng hơn.”

– “Học kém như bạn B mà cũng được học cảm tình Đảng sao? Thật bất công!”

Đúng như tên gọi, những confession dạng này thường thể hiện 1 thái độ vô cùng oan ức với hàng loạt băn khoăn về các vấn đề của học đường”.

7. “Antifan” với trường

– “Biết thế hồi xưa không thèm thi vào cái trường này…”

– “Chưa bao giờ thấy cái trường nào làm ăn vớ vẩn như cái trường này, lịch học thì mỗi lúc một kiểu.”

– “Học đến năm thứ 3 rồi mà thấy hối hận quá, giá như …”

Một loạt sự ấm ức được đăng tải lên, bất chấp nguy hiểm đang rình rập phía trước…

Theo Tiin

Xem bài gốc tại đây

Video liên quan

Chủ đề