Phước thái sông bình phước trung lộc ninh 1

2022-05-04T22:42:05-04:00 2022-05-04T22:42:05-04:00 https://phunubinhphuoc.org.vn/about/binh-phuoc-lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien.html /themes/pn2023/images/no_image.gif

Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước https://phunubinhphuoc.org.vn/uploads/banner-2023-ok.jpg

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hoà, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho,Vĩnh Long, Bắt Xắc đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Một, tồn tại cho đến sau Hiệp định Geneve 1954 mà không có sự thay đổi nào đáng kể. Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó, có hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay. Ngày 30-01-1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối 1972, Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, để đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội, ngày 02-07-1976 tại Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá VI, Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 03 xã thuộc Thủ Đức (Tp.HCM), chia thành 07 huyện, thị và 01 thị xã. Tháng 02/1978, huyện Bình Long được chia thành 02 huyện: Bình Long và Lộc Ninh. Năm 1988, huyện Phước Long chia thành 02 huyện: Phước Long và Bù Đăng. Ngày 01-01-1997, tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 05 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng.

Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. Bình Phước nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 260,4 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia. Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người X’tiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày... vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người X’tiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người X’tiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Kh’mer. Dân số: Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt gần 905.300 người, mật độ dân số đạt 132 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 152.100 người, dân số sống tại nông thôn đạt 753.200 người. Dân số nam đạt 456.900 người, trong khi đó nữ đạt 448.400 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,7 ‰

(Thanh tra) - Gia đình bà Đào Thị Bích Lệ (sinh năm 1968, ngụ ấp 1, xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) là chủ sở hữu 404m2 đất, nhà và được UBND huyện Lộc Ninh chấp thuận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Suốt 27 năm ròng, gia đình bà Lệ sinh sống ổn định, không xảy ra tranh chấp nhưng khi giá đất tăng cao thì bị khởi kiện ra TAND huyện Lộc Ninh tranh chấp diện tích đất nói trên.

Phước thái sông bình phước trung lộc ninh 1

Gia đình bà Tuyên ở trên thửa đất này từ những năm 1995-1996, giữ gìn, cải tạo, 3 lần xây, sửa nhà và được Nhà nước cấp sổ đỏ, hỗ trợ tiền xây nhà. Ảnh: Chí Cường

Bỗng dưng bị kiện ra toà

Bà Đặng Thị Tuyên (sinh năm 1985, con gái bà Lệ, người giám hộ do bà Lệ bị bệnh tâm thần) cho biết: Trước đây, mảnh đất nói trên do bà Khuyến, bị cụt chân, có hoàn cảnh neo đơn ở ở một mình nên ông Đặng Hồng Tuấn (bố của bà Tuyên) thường sang phụ giúp gánh nước và chăm sóc bà Khuyến. Khoảng năm 1995-1996, bà Khuyến được cơ quan chức năng đưa lên trại dưỡng lão nên bán lại cho gia đình ông Tuấn (kiểu vừa bán, vừa cho).

Từ đó, ông Tuấn cùng gia đình sinh sống ổn định, không xảy ra tranh chấp và đến ngày 2/8/1999 được UBND huyện Lộc Ninh cấp sổ đỏ 41/QSDĐ/15/QĐUB.

Năm 2017, ông Tuấn chết, gia đình bà Tuyên tiếp tục sử dụng mảnh đất để sinh sống mưu sinh. Do gia đình thuộc diện khó khăn, năm 2020, Nhà nước hỗ trợ khoản tiền 30.000.000 đồng để sửa chữa lại căn nhà.

Đang sống yên ổn thì năm 2022, gia đình bà Tuyên bị vợ chồng ông Trần Văn Hải (sinh năm 1948) và bà Nguyễn Thị Ngó (sinh năm 1952, ngụ tại ấp 1, xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh) khởi kiện ra TAND huyện Lộc Ninh yêu cầu bà Lệ trả lại quyền sử dụng đất và thu hồi sổ đỏ của gia đình ông Tuấn.

Vợ chồng ông Hải và bà Ngó trình bày: Khoảng 1967-1968, ông Nguyễn Văn Đước (cha bà Ngó, mất năm 1984) mua lại 200m2 của một người khác, sau đó cho bà Ngó để ở. Phần còn lại (khoảng 200m2), bà Ngó mua lại của láng giềng với giá 2 chỉ vàng. Sau đó, vợ chồng bà Ngó chuyển đến xã Lộc Thái để làm vườn. Do bà Khuyến có quan hệ tình cảm với ông Đước, nên vợ chồng ông Hải, bà Ngó cho bà Khuyến ở nhờ trên đất để nấu rượu bán. Khoảng năm 1996, bà Khuyến vào trại dưỡng lão thì mảnh đất rào lại và không ai ở.

TAND huyện Lộc Ninh xử ép bị đơn?

Tại Bản án số 37/2023/DS-ST ngày 31/8/2023 về việc tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu thu hồi sổ đỏ, các nhân chứng là bà Nguyễn Thị Thuỷ, bà Phạm Thị Thành, bà Phạm Thị Ninh, Nguyễn Tri Hoàng, cùng nhiều người khác khẳng định: Sau khi bà Khuyến đi trại dưỡng lão thì gia đình ông Tuấn đến ở, có nghĩa mảnh đất không bị rào lại như bà Ngó, ông Hải trình bày tại toà.

Ông Nguyễn Tri Hoàng trình bày: Trước giải phóng, ông ở gần phần đất tranh chấp, sau đó bị bom đạn bắn nên bỏ đi. Sau giải phóng (Lộc Ninh giải phóng năm 1972- PV), người dân về thấy nhà nào còn dùng được thì sửa chữa lại để ở, còn gia đình ông Đước có ở trên đất không thì không rõ. Sau này, ông Hoàng thấy lần lượt bà Khuyến đến ở rồi ông Tuấn đến ở.

Theo bà Tuyên, gia đình ở trên thửa đất này từ những năm 1995-1996, giữ gìn, cải tạo, 3 lần xây, sửa nhà và được Nhà nước cấp sổ đỏ, hỗ trợ tiền xây nhà. Điều này có nghĩa gia đình bà Tuyên sinh sống ổn định và chính quyền địa phương cũng công nhận quyền sở hữu diện tích đất nên UBND huyện Lộc Ninh qua quá trình xác minh, thẩm định hồ sơ, nên đã cấp sổ đỏ cho gia đình bà Tuyên, phù hợp với quy định pháp luật. Ông Hải, bà Ngó nói đất của mình thì vào năm 1999, Nhà nước đo đạc làm sổ đỏ cho toàn dân lại không thấy kê khai thửa đất. Đến năm 2019, Nhà nước cấp lại sổ đỏ cho toàn dân, ông Hải và bà Ngó cũng không ý kiến gì?

Bà Tuyên bức xúc: “Suốt 27 năm ròng không ai khởi kiện đòi đất vì đã lỡ vừa bán, vừa cho lại gia đình tôi. Chỉ khi con đường Xuyên Á mở ra, giá đất tăng vọt thì gia đình ông Hải, bà Ngó mới tiếc của làm đơn khởi kiện, đòi đất của gia đình tôi”.

Dù lời khai của bị đơn và nguyên đơn bất nhất và còn nhiều mâu thuẫn, nhưng bất ngờ, TAND huyện Lộc Ninh chấp nhận yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Hải, bà Ngó, tuyên bà Lệ trả lại quyền sử dụng đất và thu hồi sổ đỏ của gia đình bà. Đáng chú ý, TAND huyện Lộc Ninh áp dụng Án lệ số 02/2016/AL và Án lệ số 05/2016/AL ngày 6/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (về công sức giữ gìn và bảo quản tài sản), buộc vợ chồng ông Hải, bà Ngó trả cho bà Lệ 221.525.900 đồng giá trị tài sản trên đất và công sức giữ gìn, bảo quản đất.

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, luật sư Nguyễn Văn Huân (Đoàn Luật sư TP HCM) nêu quan điểm, nghiên cứu Bản án số 37/2023/DS- ST ngày 31/8/2023, tôi nhận thấy TAND kiến nghị UBND huyện Lộc Ninh thu hồi sổ đỏ của ông Đặng Hồng Tuấn mà không nêu được lỗi của ông Tuấn; buộc bà Lệ trả lại cho ông Hải, bà Ngó quyền sử dụng đất 404m2 có dấu hiệu xử ép bị đơn. Bởi, theo Điều 103 Luật Đất đai năm 2013, TAND huyện Lộc Ninh chưa làm rõ thời điểm vào 1980, ông Hải, bà Ngó có chủ quyền hoặc có kê khai trong sổ địa chính 404m2 đất hay không? cá nhân nào khai báo và đăng ký các loại ruộng đất mình đang sử dụng vào sổ địa chính của Nhà nước (bản khai và sổ địa chính hiện UBND xã hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Ninh đang lưu trữ).

Đồng thời, vào năm 1980, mặc dù nhà, đất có chủ quyền, có bằng khoán mà chủ nhà, chủ đất không làm bản kê khai coi như chủ nhà, chủ đất bỏ đất. Do đó, bà Tuyên cần kháng cáo lên TAND tỉnh Bình Phước (cấp phúc thẩm) yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để đòi quyền lợi chính đáng cho gia đình mình.