Phục tráng hạt giống là gì

Bài giảng Công nghệ 7, bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng.

Bùi Thị Trang

2017-12-20T17:20:05+07:00 2017-12-20T17:20:05+07:00 Bài giảng Công nghệ 7, bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng. /themes/cafe/images/no_image.gif

Bài Kiểm Tra //baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

Thứ tư - 20/12/2017 17:20

  • In ra

Bài giảng Công nghệ 7, bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng.

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Hiểu được quy trình sản xuất giống cây trồng.
_ Biết cách bảo quản hạt giống.
2. Kỹ năng:
_ Biết cách giâm cành, chiết cành, ghép cành.
_ Biết cách bảo quản hạt giống.
_ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ giống cây trồng nhất là giống quý, đặc sản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Sơ đồ 3, hình 15, 16, 17 SGK phóng to.
_ Chuẩn bị phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 11.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
_ Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?
_ Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? Thế nào là phương pháp tạo giống bằng phương pháp chọn lọc? Thế nào là phương pháp tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: ( 2 phút)
Để có giống tốt dùng trong sản xuất thì ta phải biết cách sản xuất và bảo quản. Vậy làm sao để sản xuất giống tốt và bảo quản nó? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Sản xuất giống cây trồng.
Yêu cầu: Hiểu được quy trình sản xuất giống cây trồng.

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

18 phút

_ Giáo viên hỏi:
+ Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?

_ Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 3 và cho biết:
+ Tại sao phải phục tráng giống?





+ Quy trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? Nội dung công việc của từng năm là gì?




Giáo viên giảng giải cho học sinh thế nào là giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng.
+ Giống nguyên chủng là giống có chất lượng cao được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng.
+ Giống siêu nguyên chủng có số lượng ít nhưng chất lượng cao.
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát hình 15,16,17 và thảo luận câu hỏi:





+ Hãy cho biết đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt.
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung và hỏi:







+ Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lại?
+ Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilông bó kín bầu đất lại?
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.

- Giáo viên giới thiệu phương pháp nuôi cấy mô:
=> Tách lấy mô (hoặc tế bào) sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian, từ mô ( hoặc tế bào) sống đó sẽ hình thành cây mới, đem trồng và chọn lọc ra được giống mới.

_ Học sinh trả lời:
=> Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống, cây con phục vụ gieo trồng.
_ Học sinh quan sát và trả lời:

=> Trong quá trình gieo trồng do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều đặc tính tốt của giống dần mất đi. Do đó cần phải phục tráng những đặc tính tốt của giống.
=> Có 4 năm:
+ Năm thứ 1: gieo hạt đã phục tráng và chọn cây có
đặc tính tốt.
+ Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
+ Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng
+ Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
_ Học sinh lắng nghe.










_ Học sinh ghi bài.

_ Học sinh thảo luận nhóm.
_ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
_ Yêu cầu phải nêu được:
+ Giâm cành: từ cây mẹ cắt một đoạn đem giâm sau một thời gian cây ra rể.
+ Chiết cành; bốc 1 khoanh vỏ trên cành, bó đất lại. Sau một thời gian ra rể thì cắt rời khỏi cây mẹ và đem trồng.
+ Ghép mắt: là lấy mắt cuả cây này ghép vào cây khác.
_ Học sinh trả lời:
=> Để giảm bớt cường độ thoát hơi nước giữ cho hom giống không bị héo.
=> Để giữ ẩm cho đất bó bầu và hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh.
_ Học sinh ghi bài.



_ Học sinh lắng nghe.



I. Sản xuất giống cây trồng:
1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt:
Hạt giống đã phục tráng đem gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng rồi nhân lên thành giống nguyên chủng. Sau đó đem giống nguyên chủng ra sản xuất đại trà.


















2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:
_ Giâm cành là từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào đất cát, sau một thời gian cành giâm ra rể.
_ Chiết cành là bóc khoanh vỏ của cành sau đó bó đất. Khi cành đã ra rể thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.
_ Ghép mắt: lấy mắt ghép ghép vào một cây khác (gốc ghép).



























- Phương pháp nuôi cấy mô:
Tách lấy mô
( hoặc tế bào) sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian, từ mô
( hoặc tế bào) sống đó sẽ hình thành cây mới, đem trồng và chọn lọc ra được giống mới.


* Hoạt động 2: bảo quản hạt giống cây trồng.
Yêu cầu: Biết cách bảo quản hạt giống.
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
10 phút _ Yêu cầu học sinh đọc mục II và hỏi:
+ Tại sao phải bảo quản hạt giống cây trồng?

+ Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô?
+ Hạt giống thường có thể bảo quản ở đâu?
_ Học sinh đọc và trả lời:

=> Nếu như không bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nẩy mầm.
=> Để hạn chế sự hô hấp của hạt.

=> Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh.
II. Bảo quản hạt giống cây trồng:
Có hạt giống tốt phải biết cách bảo quản tốt thì mới duy trì được chất lượng của hạt. Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh.

Học sinh đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố: ( 3 phút)
_ Cho biết quy trình sản xuất giống bằng hạt.
_ Có những phương pháp nhân giống vô tính nào?
_ Nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống.
5 Nhận xét – dặn dò: (2 phút)
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 12.

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Khái quát về quy trình sản xuất giống cây trồng

Mục đích của việc sản xuất giống cây trồng

Mục đích chính của việc sản xuất giống cây trồng là duy trì, củng cố độ thuần chủng và đảm bảo sức sống cùng những tính trạng điển hình của giống. Từ đó chúng ta có thể tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà và đưa những giống tốt phổ biến nhanh vào quy trình sản xuất.

Các giai đoạn sản xuất giống cây trồng

Nhìn chung sản xuất giống gồm có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đầu tiên chúng ta cần sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng (SNC). Ở giai đoạn này hạt giống SNC sẽ được nhân giống và thực hiện tại các xí nghiệp, các trung tâm sản xuất giống chuyên trách, đảm bảo sản xuất được giống siêu nguyên chủng đạt độ thuần chủng cao nhất và chất lượng tốt nhất.

Giai đoạn 2: Tiếp theo chúng ta sẽ sản xuất hạt giống nguyên chủng (NC) từ những hạt giống siêu nguyên chủng (SNC) đã tạo ra trước đó. Đây là những hạt giống có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và cũng được thực hiện tại các công ty hoặc các trung tâm giống cây trồng chuyên trách.

Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối cùng chúng ta cần sản xuất ra hạt giống xác nhận (XN) hay còn gọi là những hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà tại những vùng đất nông nghiệp của mình. Giai đoạn này được thực hiện tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ty hay các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp.

Video liên quan

Chủ đề