Phân tích một số biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa để làm rõ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Thơ tình người lính biển hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Thơ tình người lính biển đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

“....Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên .....

Biển ồn ào em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên ...

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên...

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên...”

(TríchThơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa, 1982)

Câu 1:Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)

Câu 2:Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên (0.5 điểm)

Câu 3:Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau? (1.0 điểm)

“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên ....”

Câu 4:Nêu nội dung chính của văn bản (1.0 điểm)

Bài làm

Câu 1:

* Phương pháp: Đọc, xác định phương thức biểu đạt

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

* Phương pháp:Đọc, xác định phong cách ngôn ngữ

* Cách giải:

-Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3:

* Phương pháp: Xác định, phân tích

* Cách giải:

-Biện pháp nghệ thuật:so sánh, ẩn dụ, điệp từ

- Câu thơ “Biển một bên và em một bên”, “biển một bên” là hình ảnh ẩn dủ cho tình yêu quê hương đất nước, nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện.

Câu 4:

* Phương pháp:Phân tích

* Cách giải:

- Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương.

- Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục.(0,5đ)

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 2

I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên.

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên.

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên.

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên.

Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên.

(Thơ tình người lính biển- Trần Đăng Khoa)

Câu 1.Câu thơ“Biển ồn ào, em lại dịu êm”sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 2.Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

Câu 3.Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4.Hình ảnh của người lính biển trong khổ thơ thứ 4.

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

Từ những điều đã rút ra được trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của mình vềlí tưởng sốngcủa thế hệ trẻ ngày nay?

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Bằng hiểu biết về tác phẩmChí Phèocủa Nam Cao, anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại.

Trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Theo anh/chị làm thế nào để hạn chế hiện tượng này.

Lời giải

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Câu thơ“Biển ồn ào, em lại dịu êm”sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập

0.5

2

Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”có ý nghĩa:

  • Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố.
  • Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.

1.0

3

Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.

0.5

4

Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.

1.0

II

LÀM VĂN

1

Từ những điều đã rút ra được trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay?

2,0

a.Đảm bảo hình thức: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ.

0,25

b.Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giải thích:

- Lí tưởng sống : Mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người muốn hướng đến, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.

- Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động đề hoàn thiện mình, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước.

* Phân tích, bàn luận:

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.

+ Mỗi người luôn muốn sống hạnh phúc, đủ đầy; tự kiếm tìm hạnh phúc, lẽ sống (lí tưởng).

+ Có mục đích sống, có lí tưởng để theo đuổi, cuộc sống sẽ có ý nghĩa.

+ Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì con người đều cần có lý tưởng sống cao đẹp: Từ thời Bà Trưng, Trần Quốc Toản,...Đến hôm nay khi đất nước hòa bình và đang phát triển thì lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ càng rộng hơn.

- Phê phán những người hờ hững với mọi thứ, sống theo quan niệm được đến đâu hay đến đấy, lo kiếm tiền, từ đó bị xã hội lên án, trở nên cô độc, ích kỉ.

- Bài học nhận thức và hành động

+ Tự nhìn nhận lại cách sống

+ Sẵn sàng khi đất nướccần

1,0

c.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bào quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

d.Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

0,5

2

Bằng hiểu biết về tác phẩmChí Phèocủa Nam Cao, anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại.

Trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Theo anh/chị làm thế nào để hạn chế hiện tượng này.

5,0

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài , thân bài, kết bài.Mở bàinêu được vấn đề,thân bàitriển khai được vấn đề,kết bàikết luận được vấn đề.

0,25

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:Cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Qua đó nhận ratrong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Từ đó chỉ ra biện pháp để hạn chế hiện tượng này.

0,5

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện suy nghĩ của bản thân và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

3,5

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

0,5

* Đánh giá:

- Nội dung:

+Chí Phèo người nông dân hiền lành, lương thiện: Ấu thơ bất hạnh - lớn lên - năm 20 tuổi.

→Chí Phèo là một hiện tượng cá biệt về hoàn cảnh xuất thân nhưng mang những phẩm chất chung của người nông dân lương thiện.

+ Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại: Nguyên nhân - sự thay đổi về nhân hình, nhân tính.

→Chí Phèo hoàn toàn thay đổi khiến cả làng Vũ Đại ai cũng phải tránh xa.

- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật điển hình, tình tiết hấp dẫn, kết cấu truyện mới mẻ,…

2,0

- Liên hệ:

+ Xã hội ngày nay ít nhiều vẫn còn hiện tượng Chí Phèo nhưng đã có sự biến tướng: đó là những người suốt ngày chỉ rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, trộm cắp,… không chăm lo cho bản thân, gia đình, trở thành gánh nặng cho xã hội.

+ Giải pháp: Bản thân mỗi người phải tự ý thức trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tạo điều kiện cho những người lầm đường lỡ bước được tái hòa nhập cộng đồng. Tạo công ăn việc làm phù hợp cho những người lạc lối muốn hoàn lương. Giảm bớt chênh lệch giàu nghèo và tình trạng bóc lột trong xã hội, …

+ Khẳng định luận đề, rút ra bài học cho bản thân.

1,0

d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bào quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

e.Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,0 điểm.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 3

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bênVòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

(Trích “Thơ tình người lính biển” – Trần Đăng Khoa)

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên như thế nào?

– Nêu nội dung chính của đoạn thơ: người lính biển vượt mọi gian lao, quyết tâm bảo vệ từng vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc, là tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.

– Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên: Nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ nhưng vẫn hiên ngang và tư thế hào hùng.

2. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ được viết với biện pháp nghệ thuật nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật ấy.

Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được viết với biện pháp nghệ thuật: Lặp câu và ẩn dụ “biển một bên”- tình yêu đất nước, quê hương.
Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện

3. Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào? Suy nghĩ gì về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương? (Viết khoản 5-7 dòng).

Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân:

– vì chiến tranh, vì kẻ thù luôn gây chiến; Vì thiên tai bão lụt khắc nghiệt; Vì những khó khăn thử thách.

Suy nghĩ về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương:

– Họ đang ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ Quốc.

– Họ hi sinh thầm lặng để canh giữ biển trời Tổ Quốc.

– Họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để giữ vững chủ quyền.

– Họ là những người lính kiên cường đối mặt với quân thù và bão tố. Họ có tình yêu lý tưởng và tình yêu đất nước, yêu Tổ Quốc thiết tha.

– Chúng ta cảm thông, chia sẻ, cảm phục, trân trọng, biết ơn những người lính biển

* Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 4 đến 7:

(1) “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

(2)”Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, thiết tha, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”.

(Trích Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi)

4. Xác định nội dung của từng đoạn văn bản?

– Giáo dục con cháu bài học đấu tranh cách mạng: Dùng vũ trang chống lại bạo tàn.

– Điệu hò của chú Năm như một mệnh lệnh, như nhắn nhủ, như lời thề giục giã con cháu quyết tâm đấu tranh “đền nợ nước trả thù nhà”

5. Nhận xét gì về cách sử dụng câu trong đoạn (1) và ý nghĩa biện pháp tu từ trong đoạn (2)?

Nhận xét gì về:

– Cách sử dụng câu trong đoạn (1): Câu ngắn, câu dài, ngắt nhịp rõ ràng mang đặc trưng tính cách của già làng, là lời hiệu triệu, lời răn dạy đầy uy nghiêm và thuyết phục của cụ Mết

– Biện pháp tu từ trong đoạn (2): so sánh “như hiệu lệnh… như nhắn nhủ… như lời thề..” tâm trạng, tính cách, lời động viên, nhắc nhở thấu lý, đạt tình của chú Năm cho con cháu

6. Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Lí giải?

Cả 2 viết theo phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật VB1 còn viết theo PCNN sinh hoạt.

Vì: là lời của hình tượng nhân vật, có tình răn dạy, tính truyền cảm

7. Qua hai đoạn văn bản trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về những bậc cao niên ở Việt Nam thời chiến tranh? (viết khoảng 5-7 dòng)

Cảm nghĩ về những bậc cao niên ở Việt Nam thời chiến tranh (viết khoảng 5-7 dòng)

– Họ là thế hệ đi trước với nhiều trải nghiệm, giáo dục, nhắc nhở con cháu nhiều bài học quý trong cuộc sống và đấu tranh.

– Họ là chỗ dựa và là tấm gương cho con cháu khâm phục, noi theo.

– Họ luôn tự hào về truyền thống và dân tộc.

– Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống cha anh.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên ...

(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)

5) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.25 điểm)

6) Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (0.25 điểm)

7) Hiệu quả biểu đạt của câu thơ: Biển một bên và em một bên. (0.5 điểm)

8)Đoạn thơ cho em cảm nhận gì về hình tượng người lính biển? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng) (0.5 điểm)

ĐÁP ÁN

1) Phong cách ngôn ngữ báo chí 0.25

2) Phương thức biểu đạt chính là tự sự 0.25

3) - Hình ảnh súng là biểu tượng của tội ác, chiến tranh, xung đột, lòng hận thù ... (0.25 điểm)

- Hình ảnh hoa là biểu tượng của tình yêu, hòa bình, lòng yêu thương giữa con người với con người ... (0.25 điểm) 0.50

40 - Người bố nhắn nhủ người con không nên lùi bước, sợ hãi trước cái xấu, cái ác (0.25 điểm)

- Hãy sống yêu thương, đoàn kết lại để đẩy lùi bóng tối của tội ác, lòng hận thù ... (0.25 điểm) 0.50

5) Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do 0.25

6) Các biện pháp tu từ được sử dụng: điệp cấu trúc: Biển một bên và em một bên, so sánh: Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, nhân hóa: Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng, biển ồn ào 0.25

7) Câu thơ gợi nhắc về hành trang của người lính đảo. Họ lên đường làm nhiệm vụ với điểm tựa tinh thần là tình yêu dành cho biển đảo quê hương và tình cảm tha thiết hướng về người mà mình yêu thương 0.50

8) - Đó là những con người dũng cảm, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ biển đảo quê hương (0.25 điểm)

- Cần trân trọng, biết ơn những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ vững chắc cho chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc (0.25 điểm) 0.50

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 5

I. Đọc- Hiểu

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới

THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên….

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chỉ mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên…

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chum sâu sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên…

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên…

Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

Trần Đăng Khoa

Câu 1. Theo em, bài thơ thể hiện tình yêu của người lính hải quan dành cho những đối tượng nào?

Câu 2. Vì sao nhà thơ lại viết “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”

Câu 3. Câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” mang đến cho em cảm nhận như thế nào về hình tượng nhân vật trữ tình?

Câu 4. Trong toàn bài thơ mỗi đoạn đều có câu “Biển một bên và em một bên…” Hãy xác định nghệ thuật và lí giải dụng ý của tác giả?

Bài làm

1Câu thơ“Biển ồn ào, em lại dịu êm”sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập
2

Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”có ý nghĩa:

Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố. Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.

3Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.
4Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.