Nhà báo vũ chung là ai

Giới thiệu về cuốn sách này

TP - Còn nhớ cách đây 6 năm, khi lần đầu tiếp xúc với đoàn nhà báo người Việt tại Mỹ được mời về Việt Nam tham dự hội nghị, hầu hết mọi người đều có chút e ngại báo chí trong nước. Riêng nhà báo Vũ Hoàng Lân, ông chủ của Phố Bolsa TV cởi mở kể mọi chuyện cho tôi nghe. Ðó cũng là một phần tư liệu cho bài viết "Làm báo Việt trên đất Mỹ" đăng trên trang nhất Tiền phong Chủ nhật hồi tháng 9/2011.

Tôi vẫn nhớ mãi câu nói hóm hỉnh, sâu sắc của nhà báo Vũ Hoàng Lân khi chia sẻ về nghề báo: "Làm báo ở Mỹ có thuận lợi là họ chấp nhận nhiều xu hướng khác nhau, coi trọng xu hướng phát triển riêng. Tuy nhiên, nghề báo ở Mỹ cũng không phải là nghề dễ kiếm tiền. Vì thế nó không thu hút lực lượng trẻ. Cánh báo chí ở Little Saigon thường nói vui rằng, ghét đứa nào thì rủ nó đi làm báo".

Ðiều đó cho thấy sự khắc nghiệt của nghề báo, nhưng càng dấn thân vào thì càng khó "thoát ra". Trường hợp đó cũng đúng với nhà báo Vũ Hoàng Lân và kênh truyền hình trên mạng Phố Bolsa TV, với duy nhất một người thực hiện. Một mình anh kiêm  người dẫn chương trình, người biên tập, ghi hình, xuất bản. Anh vẫn luôn tự trào kênh truyền hình của mình là "one man band" (ban nhạc một thành viên, ngụ ý là tòa soạn một người).

Tòa soạn một người

Vũ Hoàng Lân sinh ra tại Vũng Tàu. Trước khi sang Mỹ năm 1991, anh đã từng theo học Ðại học Mỹ thuật TPHCM, đã từng tham gia nhóm họa sỹ biếm của báo Tuổi Trẻ Cười. Sang Mỹ, đi học lại và tốt nghiệp ngành Mỹ thuật, anh cũng làm đủ nghề để kiếm sống như thiết kế đồ họa, quảng cáo cho một số công ty Mỹ. Cuối cùng, đam mê làm báo vẫn cuộn chảy trong anh, dù anh trở lại với nghề báo hơi muộn, khi đã ngoài 40 tuổi.

Năm 2010, chỉ với 10.000 USD ban đầu, anh đã  mua máy quay, máy dựng, microphone chuyên dụng và thuê đường truyền Internet để gây dựng Phố BolsaTV.

Thời gian đầu, cứ có được đồng nào, anh lại đầu tư nâng cấp trang thiết bị. Anh Lân cho biết, nếu không có đam mê thì dù có bạc triệu cũng chưa chắc làm được.

Sở dĩ anh lấy tên Phố Bolsa TV vì  Bolsa Avenue là con đường huyết mạch tập trung rất đông người Việt và các cơ sở thương mại của người Việt ở Little Saigon, thuộc quận Cam, bang California. Vũ Hoàng Lân hy vọng kênh truyền hình của mình phản ánh đời sống của người Việt ở đây một cách chân thực nhất cũng như đưa những tin tức chính xác, đa chiều ở trong nước tới cộng đồng người Việt.

Với nỗ lực cá nhân, anh Lân cho biết, số lượng lượt xem và người đăng ký vào kênh Phố Bolsa TV rất đáng khích lệ so với những kênh tương tự. Hiện nay tổng số lượng lượt xem đã vượt quá 213 triệu, và số lượng đăng ký đã trên 237 ngàn người. Trong số đó, khoảng 55% là khán giả từ Việt Nam, 30% từ Mỹ, và số còn lại từ nhiều nơi khác như châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Thái, kể cả từ các nước ở vùng Trung Ðông hoặc châu Phi.

Hồi đó, những nhà báo trong cộng đồng người Việt được mời về nước đưa tin là một sự kiện chấn động. Một số người cho rằng các nhà báo này bị Nhà nước Việt Nam "mua chuộc". Những nhà báo trở về Việt Nam bị tẩy chay. Nhưng rồi thời gian trôi qua, những chuyến đi về thường xuyên, liên tục, với những thông tin "mục sở thị", trung thực, công bằng, khiến nhiều người thay đổi dần cách nhìn nhận. Thậm chí, giờ đây có nhiều người Việt còn hóng đợi thông tin từ Việt Nam qua những chuyến trở về tác nghiệp của các nhà báo Việt tại Mỹ như anh Vũ Hoàng Lân. Ðó là những tin tức nóng hổi, cập nhật từng giờ từ ngay trong Ðại hội Ðảng CSVN, là cuộc phỏng vấn ngay tại tư gia nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là phóng sự chân thực từ những chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa, là cuộc trò chuyện giữa hai nhiếp ảnh gia ở hai đầu chiến tuyến Nick Út và Chu Chí Thành, đó là cuộc phỏng vấn cô bé dân ca Phương Mỹ Chi khi cuộc thi Giọng hát Việt nhí vào giai đoạn căng thẳng nhất...

Mang kỷ vật Trường Sa, Hoàng Sa về Bolsa

Là một trong số ít những nhà báo Việt kiều có ba lần may mắn được tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa. Anh nhớ nhất là chuyến đi Trường Sa năm 2014, với trưởng đoàn là ông Nguyễn Thanh Sơn, lúc đó  là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người nước ngoài. Ðây là chuyến đi thú vị khi trong số khách mời trên tàu có mặt. Một số người từng ở phía Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Anh đã trò chuyện với bà quả phụ của trung tá VNCH Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo đã bị Trung Quốc bắn chìm năm 1973 khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Anh cũng  đã  phỏng vấn những cựu sĩ quan VNCH, những Việt kiều từ Ðông Âu, Tây Âu, Nhật Bản...

Ở mỗi đảo, anh không quên tìm nhặt vài viên đá mang về làm kỷ niệm, và làm quà tặng cho một số bạn bè, đồng nghiệp ở quận Cam. Có lần, ngồi ngắm nghía, sắp xếp các viên đá, anh sắp những viên đá thành hình bản đồ Việt Nam, chụp lại rồi chia sẻ trên trang mạng và được nhiều người tâm đắc.

Nhà báo vũ chung là ai
Tại vùng biển Hoàng Sa nơi xuất hiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, 6/2014.

Chuyến đi Hoàng Sa trong đợt Trung Quốc kéo giàn khoan 981 xâm phạm lãnh thổ Việt Nam cũng là những kỷ niệm không bao giờ quên với nhà báo Vũ Hoàng Lân. Anh kể: "Thời tiết lúc ấy rất nóng, và mỗi người chỉ được một không gian rất nhỏ để ngủ. Chỉ đủ để xoay người chứ không đủ để duỗi thẳng tay chân. Sóng nhồi tàu liên tục nên dễ bị chóng mặt và buồn nôn. Tôi và những người trong đoàn, đa số là nhân viên và lãnh đạo của lực lượng Kiểm ngư VN, đã thay đổi từ tàu này qua tàu khác đến 5-6 lần. May mắn là chưa phải đụng độ trực tiếp với các tàu của Trung Quốc bao quanh giàn khoan 981 lúc ấy. Nhiều lần ở khoảng cách khá gần, các tàu Trung Quốc đã phát loa yêu cầu lùi ra xa để tránh đụng độ. Một số chiếc tàu tôi đi, trước đó đã có đụng độ trực tiếp với tàu Trung Quốc, bị họ phun nước vỡ toang nhiều chỗ. Tôi nhặt một số mảnh kiếng, bóng đèn vỡ, mang về Mỹ. Nhờ vậy nhiều người đã có dịp xem tận mắt những chứng tích này, và phần nào hình dung được độ căng thẳng ở hiện trường trong thời gian đó".

Nhiều kế hoạch phát triển Phố BolsaTV sẽ được nhà báo Vũ Hoàng Lân triển khai trong thời gian tới. Nhiều mảng đề tài anh ấp ủ từ lâu nay sẽ có dịp thực hiện như việc làm cầu nối giới thiệu hàng Việt chất lượng cao ra các nước Bắc Mỹ và châu Âu. "Còn nhiều lắm những đề tài cần được truyền thông, để người Việt sống ở những nơi chốn khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, có thể hiểu nhau hơn, gần nhau hơn", Vũ Hoàng Lân nói.

Nhưng rồi thời gian trôi qua, những chuyến đi về thường xuyên, liên tục, với những thông tin "mục sở thị", trung thực, công bằng, khiến nhiều người thay đổi dần cách nhìn nhận. Thậm chí, giờ đây có nhiều người Việt còn hóng đợi thông tin từ Việt Nam qua những chuyến trở về tác nghiệp của các nhà báo Việt tại Mỹ như anh Vũ Hoàng Lân.

Dù xu hướng, hình thức truyền thông có thể khác nhau, nhưng từ ngày được tạo điều kiện về nước tác nghiệp, một số báo, trang tin của người Mỹ gốc Việt như kbchn, vietweekly, phobolsatv,... đã cố gắng trực tiếp đưa tin, bình luận khách quan về một số sự kiện, vấn đề tại Việt Nam, hoặc liên quan tới Việt Nam, qua đó không chỉ làm công việc thuần túy truyền thông, mà còn giúp người Việt sinh sống ở nước ngoài hiểu thêm về đất nước, góp phần vào quá trình hòa hợp dân tộc. Hơn nữa, dù phải đối phó với hoạt động vu cáo, chống phá, đe dọa,... của một số người "chống cộng", nhưng trong khả năng, điều kiện riêng của mỗi báo hoặc trang tin, một số nhà báo đã lên tiếng vạch rõ bản chất, trực diện đấu tranh với những luận điệu, hành vi chống phá đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước Việt Nam; hoặc lợi dụng chiêu bài "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở trong nước" để hù dọa, trục lợi từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Có thể coi đây là bước đi rất quan trọng trong nhận thức và hành động của một số nhà báo người Mỹ gốc Việt. Tiếp xúc với sự thật, họ từng bước nhận rõ sự thật, rồi lên tiếng bảo vệ sự thật, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc sự thật. Bằng khả năng tác nghiệp ít nhiều chuyên nghiệp, lại tận dụng được ưu thế của truyền thông đa phương tiện, các báo và trang tin này đã thu hút nhiều bạn đọc là người Việt ở nước ngoài, và ở trong nước cũng đã ra đời nhóm bạn đọc ủng hộ.

Kết quả đáng khích lệ đó là bằng chứng cụ thể chứng minh quan điểm, chính sách đúng đắn của Ðảng và Nhà nước Việt Nam về tự do báo chí, đồng thời cho thấy sự hiện thực hóa một cách nghiêm túc quan điểm và chính sách đó qua vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng các ban, ngành, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà báo người Việt ở nước ngoài về nước tác nghiệp. Vì thế, các nhà báo ở kbchn, vietweekly, phobolsatv đã có mặt tại nhiều địa phương, từ thành phố tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi, trực tiếp tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, các sự kiện - hiện tượng muốn tìm hiểu.

Sự có mặt của các nhà báo ở Trường Sa, Hoàng Sa cùng nhiều vùng sâu, vùng xa đã đưa tới các bài báo, ảnh, video clip sống động về con người cụ thể ở các địa phương cụ thể, qua đó góp phần cho thấy thành tựu, hình ảnh nước Việt Nam đang trên đường phát triển. Gần đây nhất, các video clip do phóng viên vietweekly thực hiện khi cùng đồng nghiệp trong nước tới Mù Cang Chải (Yên Bái), Bắc Hà (Lào Cai) đã giới thiệu với công chúng nhiều hình ảnh cụ thể về con người, cuộc sống, nét văn hóa sinh động, đa dạng, độc đáo của đồng bào vùng cao; đồng thời cho thấy một sự thật không thể phủ nhận là chính sách đúng đắn cùng sự quan tâm, đầu tư rất lớn của Nhà nước đối với sự phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa; nhất là những nỗ lực, tấm gương quên mình của các thầy giáo, cô giáo miền xuôi hết lòng dạy dỗ, chăm sóc những học sinh là người dân tộc thiểu số tại các bản làng xa xôi, hẻo lánh...

Tuy nhiên cũng gần đây, việc phobolsatv của nhà báo Vũ Hoàng Lân đăng video clip với sự có mặt của Ngô Kỷ - một người thô lậu và nổi tiếng "chống cộng", để người này công khai xúc phạm lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, vu cáo Nhà nước Việt Nam, là việc cần phải lên án. Người đọc trong nước biết rằng, tồn tại trong bối cảnh báo chí được James Du - nhà báo người Mỹ gốc Việt, trong bài Một nền báo chí hèn nhát, dung túng một cộng đồng cực đoan hèn nhát (đăng trên mục Diễn đàn của phobolsatv) đã vạch rõ là lề lối làm báo "mị dân để thỏa mãn tự ái những kẻ chiến bại đầy tự ti mặc cảm và làm báo vì kinh tế, cho nên mục tiêu chính của báo chí là tai là mắt của quần chúng, là cơ quan giám sát đầy quyền lực đã trở thành công cụ tuyên truyền và bị khuất phục bởi nhóm nhỏ chống cộng quá khích, cực đoan, rất nhanh chân quỳ lạy những ông cuồng tín chuyên ăn bám xã hội như Ngô Kỷ...

Những tờ báo như Người Việt, Sàigòn Nhỏ, Viễn Ðông, Việt Tide, Việt Báo không khác gì những loa tuyên truyền cho các tổ chức đấu tranh, chống cộng cực đoan. Những tờ báo này chỉ tuyên truyền bịp bợm một chiều, thiếu tính khách quan của những tờ báo lương thiện trong xã hội dân chủ tự do" nên phobolsatv cũng như kbchn, vietweekly sẽ gặp khó khăn và cũng vì thế mà rất chia sẻ. Song, dù mục đích của phobolsatv là "truyền thông thuần túy, độc lập, khách quan, đa chiều" và "cố gắng đem lại cho khán, thính giả người Việt ở khắp nơi những thông tin chính xác, sống động, khách quan, đa chiều, không thiên về bất cứ xu hướng chính trị, xã hội nào... mong muốn cung cấp thêm cho khán, thính giả một nguồn thông tin độc lập, đáng tin cậy, và đặc biệt là không né tránh những đề tài mang tính nhạy cảm" thì cũng không được đánh đồng văn hóa với "phản văn hóa", không thể vì đề cao tính "đa chiều" của thông tin mà đánh đồng ngôn ngữ, thái độ có tính văn hóa với ngôn ngữ, thái độ vô văn hóa.

Nhất là không được sử dụng báo chí để xúc phạm, mạ lị cá nhân mà luật pháp ở mọi quốc gia đều khẳng định và xử lý nghiêm khắc. Bởi, từ việc khẳng định và xử lý này mà dư luận vẫn được biết đến các tin tức như: năm 2011, Tòa án hình sự Thái-lan phán quyết rằng công dân Mỹ Joe Gordon (Giô Goóc-đôn) phạm tội phỉ báng nhà vua Thái-lan - một tội có thể bị phạt tới 15 năm tù; cơ quan lập pháp tiểu bang Mê-xi-cô yêu cầu Chính phủ Liên bang phải phạt nữ ca sĩ Miley Cyrus (Mi-ly Xi-rút) vì đã "xúc phạm" quốc kỳ của Mê-xi-cô trong màn biểu diễn thô tục trên sân khấu; gần đây hơn là tin: "tòa án thành phố Cay-en, thủ phủ vùng lãnh thổ hải ngoại Ghuy-a-na thuộc Pháp vừa ra phán quyết, tuyên phạt một thành viên của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) chín tháng tù, vì đã xúc phạm đương kim Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira (Cri-xti-an Tô-bi). Ðây là mức án tù giam đầu tiên ở Cộng hòa Pháp về hành vi phát ngôn mang tính chất phân biệt chủng tộc... Ngoài ra, đảng FN cũng bị phạt bổ sung 30.000 ơ-rô vì phải có trách nhiệm liên đới, do không kiểm soát chặt chẽ các hành vi, cử chỉ của ứng viên trong quá trình vận động tranh cử". Chính vì để bảo vệ uy tín, danh dự cá nhân, tạo tiền đề giúp các quốc gia xây dựng thành điều luật nằm trong hệ thống pháp luật, nên đề cập tới tự do ngôn luận, khoản 3 Ðiều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc đã khẳng định một số hạn chế phải được pháp luật quy định, trong đó có việc: "Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác".

Không rõ vì quá chuyên chú với mục đích và tôn chỉ, hay vì thiếu cẩn trọng mà phobolsatv lại xâm phạm chính quy định của mình? Vì diễn đàn này ghi rõ danh sách từ ngữ nên tránh: "Những từ ngữ có tính cách mạ lị, miệt thị như: mày, tao, thằng, đám, bọn, chó, thằng ngu, con điên, lũ chó, đám cộng sản, lũ cộng hòa, bọn dốt nát, lũ mất gốc, bọn công an, lũ việt cộng, đám phản động, bầy bán nước, lũ ngu dốt..."? Phải chăng với phobolsatv, trên diễn đàn của trang mạng này có quy định từ ngữ nên tránh, còn trong video clip phỏng vấn thì không? Nên sau khi công bố video clip có mặt Ngô Kỷ và để kẻ này ngang nhiên phát ngôn bậy bạ, xúc phạm lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, phobolsatv đã gây nên sự bức xúc rất lớn trong người đọc, người xem. Nhiều người phản ứng rất gay gắt, bày tỏ sự phản đối, coi "những clip như thế này không giúp cho việc hòa hợp dân tộc Việt Nam trong và ngoài cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước"; và thậm chí có người còn nghi ngờ sự kiện nêu trên là kết quả từ "mục đích chính trị" (?).

Trước phản ứng của dư luận, ngày 2-10, phobolsatv đã có thông báo thừa nhận "nhiều phản ánh từ khán, thính giả trong và ngoài nước, cho rằng một số ngôn từ được sử dụng trong các video clip nói trên không thích hợp đối với một kênh truyền thông mang tính đại chúng, vốn có khối khán, thính giả đông đảo bao gồm cả trong và ngoài nước, rất đa dạng về quan điểm chính trị, xã hội, văn hóa và niềm tin. Một cách cụ thể, nhiều người xem đã phản ánh cho biết cảm thấy bị xúc phạm vì một số ngôn từ đã được sử dụng", cho rằng, "những quan tâm và phản ánh này là hoàn toàn chính đáng, và để tránh những buồn phiền, hiểu lầm không đáng có từ khán, thính giả, phobolsatv quyết định chính thức tháo gỡ các video clip nói trên, kể từ khi ra thông báo này. Sự phát tán và sử dụng các ấn bản sao chép từ những video clip này trong tương lai nằm ngoài sự kiểm soát của phobolsatv. Tuy nhiên, phobolsatv sẽ làm mọi cách trong khả năng có thể để ngăn chặn việc phát tán và sử dụng nếu có", đồng thời "trân trọng gửi lời xin lỗi đến từng khán, thính giả đã cảm thấy ưu phiền hoặc bị xúc phạm vì sự cố này".

Thái độ cầu thị của phobolsatv nên được ghi nhận, và cũng nên ghi nhận cả ý kiến thảo luận của người có nick The Pham: "Qua đây Vũ Hoàng Lân rút ra một bài học sơ đẳng nhất về văn hóa truyền thông, thực ra Vũ Hoàng Lân hiểu về hai chữ tự do một cách quá thuần túy mà đây không phải riêng Vũ Hoàng Lân mà phần đa số người Việt ở Mỹ mắc phải. Hy vọng qua đây Vũ Hoàng Lân sẽ không vấp phải một lần nữa. Làm truyền thông không đơn thuần là truyền bá thông tin mà kèm theo nó là sự truyền bá một sản phẩm văn hóa đến bạn đọc, nhất là về mặt ngôn ngữ... Lỗi lầm ai cũng có, nhưng biết đối diện với cái sai và sửa sai mới là điều quý". Sau sự cố cần phải phê phán, người đọc và người xem vẫn hy vọng phobolsatv sẽ rút ra các bài học bổ ích trong hoạt động báo chí sau này.

VŨ HỢP LÂN