Phân tích de thi đánh giá năng lực

(Chinhphu.vn) – Kết quả phân tích điểm thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (ĐHQGHN) cho thấy phổ điểm có phân bố chuẩn. Điều này giúp phân loại tốt thí sinh, đánh giá đúng năng lực và là cơ sở tin cậy để trường lựa chọn được thí sinh chất lượng tốt một cách công bằng, khách quan, hạn chế tình trạng “học tài, thi phận”.

Bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN là kiểu bài thi giúp phân loại trình độ, năng lực giữa các thí sinh với nhau. Phổ điểm lý tưởng của bài thi theo hình thức thi này là hình “quả chuông” hay theo phân phối chuẩn, thể hiện sự phân loại rõ ràng các nhóm trình độ (rất kém – kém – trung bình – khá – giỏi – rất giỏi).

Các phổ điểm nếu có dạng chuẩn sẽ phản ánh tính phân hóa cao của đề thi. Những người ra đề có kinh nghiệm sẽ kiểm soát và dự tính được độ dốc của quả chuông trước khi kỳ thi bắt đầu. Đồ thị phổ điểm có thể thoai thoải hoặc rất dốc. Nếu đồ thị càng dốc thì tỷ lệ chọn giữa các thí sinh sẽ càng cao vì số lượng chỉ tiêu trúng tuyển sẽ ít hơn nhiều so với lượng thí sinh tham dự.

Quay lại kết quả phân tích điểm thi của ĐHQGHN, với bài thi ngoại ngữ, thống kê cho thấy: Tổng số thí sinh đạt từ 40 điểm trở lên là 75,3% (trên tổng điểm 80). Điểm trung bình là 48,8 điểm trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là 51 điểm. Chỉ có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm và 1 thí sinh đạt 79/80 điểm.

Tỷ lệ thí sinh dưới 40 điểm là 24,55%; từ 40 điểm đến dưới 50 điểm (26,3%); từ 50 đến dưới 60 điểm (27%); từ 60 điểm đến dưới 70 điểm (18,2%); từ 70 điểm trở (3,61%).

Phân tích de thi đánh giá năng lực

Phổ điểm bài thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2016 không có sự khác biệt với năm trước, đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.

Với bài thi đánh giá năng lực, thống kê cho thấy: Điểm trung bình của toàn bộ thí sinh là 75,2 (trên tổng là 140). Tổng số thí sinh đạt từ 70 điểm trở lên là 64,82%, trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là từ 64-87 điểm. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 124/140 điểm.

Dưới 70 điểm có 34,91% thí sinh; từ 70 điểm đến dưới 80 điểm (26,9%); từ 80 đến dưới 90 điểm (21,93%); từ 90 điểm đến dưới 100 điểm (11,49%); từ 100 điểm đến dưới 110 điểm (3,7%); có 300 thí sinh đạt từ 110 điểm trở lên.

Kết quả phân tích điểm cho thấy phổ điểm bài thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016 hầu như không có sự khác biệt, phổ điểm của cả hai năm đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.

Trong đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực năm 2016, số câu hỏi được bổ sung vào ngân hàng đề thi của ĐHQGHN đã tăng gấp đôi so với năm 2015, lên đến 8.000 câu. Tuy nhiên, phổ điểm bài thi đánh giá năng lực không có sự khác biệt đáng kể nào giữa năm 2015 và 2016 cho thấy bài thi có mức độ phân hóa tốt, khẳng định sự chuẩn hóa, chính xác của bộ đề thi.

TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học đánh giá: “Phổ điểm đẹp của kỳ thi đánh giá năng lực là kết quả của thực tế kiểm định khả năng của các em qua các kỳ thi thạc sĩ, lớp chất lượng cao mà ĐHQGHN đã tiến hành áp dụng thí điểm nhiều lần trước đó. Khi đó, mức độ khó dễ của đề thi sẽ khách quan chứ không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người ra đề nữa”.

Việc phân loại tốt thí sinh, đánh giá đúng năng lực sẽ là cơ sở đáng tin cậy để ĐHQGHN tuyển chọn được những thí sinh chất lượng một cách công bằng và khách quan nhất mà không lo bỏ lọt thí sinh “học tài thi phận”.

Kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh đại học chính quy đợt 1 năm 2016 của ĐHQGHN diễn ra từ ngày 5-15/5 với 21 điểm thi, 14 ca thi và 180 phòng thi.

Với bài thi ngoại ngữ, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 15.842, số thí sinh dự thi là 15.443, đạt 97,4%.

Với bài thi đánh giá năng lực, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 52.850, số thí sinh dự thi là 51.131, đạt 97,1%.


Nguyệt Hà (Chinhphu.vn) – VNU CET

Phân tích de thi đánh giá năng lực

🌟 Nhằm chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2021 sắp tới - một kì thi giúp cho các bạn học sinh có thêm cơ hội xét tuyển Đại học, trường Đại học Quốc tế xin gửi tặng cho các bạn thí sinh bộ đề thi mẫu và tài liệu tham khảo.
🎯 Cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: phần sử dụng ngôn ngữ (40 câu), phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu) và phần giải quyết vấn đề KHTN-KHXH (50 câu)
✍️ Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể tải đề thi mẫu và tài liệu tham khảo tại đây:
  🔹 Đề thi mẫu 2021: http://bit.ly/ĐGNL-2021 
  🔹 Đề thi mẫu 2020: http://bit.ly/ĐGNL-2020 
  🔹 Đề thi mẫu 2019: http://bit.ly/ĐGNL-2019 
  🔹 Đề thi mẫu 2018: http://bit.ly/DGNL-2018 
  🔹 Đáp án tham khảo đề 2018: http://bit.ly/Đap-an-ĐGNL-2018 
(Nguồn: Đại học Quốc Gia TP.HCM)

Phân tích de thi đánh giá năng lực

[ Điểm đánh giá5/5 ]2 người đã bình chọn

Xem: 3371 | Cật nhập: 10/30/2020 9:35:46 PM

Năm 2019, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức Kỳ thi Đánh giá Năng lực (Kỳ thi ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh với hai đợt thi vào ngày 31/3/2019 và ngày 7/ 7/2019. Kết quả kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM và một số trường ngoài hệ thống.

Năm 2019, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức Kỳ thi Đánh giá Năng lực (Kỳ thi ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh với hai đợt thi vào ngày 31/3/2019 và ngày 7/ 7/2019. Kết quả kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM và một số trường ngoài hệ thống.

Phân tích de thi đánh giá năng lực

Thí sinh làm bài thi. Ảnh: Minh Châu

Năm 2019, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức Kỳ thi Đánh giá Năng lực (Kỳ thi ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh với hai đợt thi vào ngày 31/3/2019 và ngày 7/ 7/2019. Kết quả kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM và một số trường ngoài hệ thống.

TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, cho biết bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Cụ thể, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Phân tích de thi đánh giá năng lực

ĐĂNG KÝ THI TẠI https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/dgnl/home.action

Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:

Mục tiêu đánh giá

Số câu

Nội dung

Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ

1.1. Tiếng Việt

20

Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh

1.2. Tiếng Anh

20

Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

2.1. Toán học

10

Các vấn đề về toán phổ thông.

Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.

Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.

2.2. Tư duy logic

10

2.3. Phân tích số liệu

10

Phần 3. Giải quyết vấn đề

3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học

10

Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên

3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý

10

3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học

10

3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý

10

3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội

10

Tổng cộng

120

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.