Paraphin là gì

Parafin là một thành phần có thể nói là mới trong mỹ phẩm. Nó có công dụng cải thiện làn da một cách đơn giản và nhanh chóng. Vậy Parafin trong mỹ phẩm là chất gì mà thần kỳ đến vậy? Tác dụng của Parafin là gì? Chất này là chất độc hại hay có lợi cho con người? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu chi tiết hơn ở ngay bài viết bên dưới.

Parafin trong mỹ phẩm là chất gì? Có tác dụng gì? Độc hại hay lợi?

Parafin là gì?

Parafin là tên gọi chung của nhóm các hydrocacbon dạng ankan. Công thức tổng quát của nó là CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20. Loại chất này có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tên biệt dược của nó là Diprobase®, E45®, Oilatum® hay Oilatum Junior®,… Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, Parafin được sử dụng có dạng sáp màu trắng, không mùi và không vị. Nhiệt độ nóng chảy của chất này ở khoảng năm mươi độ C.

Parafin là chất rất dễ cháy. Nó không tan trong nước nhưng lại có thể hòa tan khi dùng benzen hay ete. Chất này thuộc nhóm sản phẩm làm mềm, làm sạch và bảo vệ da. Đặc biệt, những người bị khô da khi sử dụng mỹ phẩm có chứa Parafin sẽ có được làn da mềm mại, mọng nước. Parafin được ứng dụng nhiều nhất để điều chế son môi, kem chống nắng, các dòng mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm,…

Tác dụng của Parafin trong chăm sóc da

Parafin trong chăm sóc da thường được dùng dưới dạng lỏng. Nó là thành phần quan trọng của các sản phẩm kem dưỡng da hoặc lotion dưỡng da phổ biến hiện nay. Công dụng chính của Parafin là làm giãn nở các lỗ chân lông. Từ đó, các dưỡng chất khác trong mỹ phẩm sẽ có cơ hội thấm sâu vào da mang hiệu quả dưỡng cao hơn. Không chỉ vậy, Parafin còn được cho là có thể hút độ ẩm từ bên ngoài vào các tế bào da.

Bởi công dụng hút ẩm từ bên ngoài để bổ sung cho da, Parafin giữ cho da bạn được dưỡng ẩm tối ưu, không còn bị khô rát. Từ đó, làn da trở nên bớt thô ráp và mềm mại hơn. Bên cạnh đó, Parafin còn góp phần cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn. Khi hệ tuần hoàn hoạt động tốt, làn da của bạn sẽ hồng hào và được trẻ hóa từ ngay bên trong. Chính vì vậy, Parafin là một thành phần vô cùng quan trọng trong đa số các loại kem dưỡng hiện nay.

Ứng dụng của Parafin trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Bởi những công dụng nêu trên, Parafin được ứng dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm hiện nay. Ngoài là thành phần chế tạo các loại kem dưỡng, kem chống nắng, Parafin còn được dùng trong son môi, phấn trang điểm, serum hay nước hoa hồng,… Thành phần này sẽ được nghiên cứu theo một tỷ lệ khác nhau tùy với từng loại sản phẩm. Bạn sẽ thấy được chi tiết số liệu trên bao bì của các dòng mỹ phẩm này.

Thực hư công dụng giữ ẩm của Parafin?

Qua phân tích bên trên ta đã thấy được các điểm lợi của chất này trong ngành mỹ phẩm hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi, Parafin cũng có mặt trái nhất định. Theo một số chuyên gia, công dụng thực sự của Parafin không phải là hút ẩm cho da. Mà nó củng cố hàng rào độ ẩm tự nhiên của làn da. Do vậy, khi sử dụng bạn sẽ có cảm giác da ẩm hơn. Tuy nhiên, nó chỉ cải thiện ở phần bề mặt chứ không phải kết cấu thực của da.

Cũng theo các chuyên gia, Parafin có khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là nguyên nhân chính khiến bụi bẩn, bã nhờn thừa không thể đào thải ra ngoài. Do đó, khi đạt đến sự tích tụ nhất định, điều này tạo ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, lập luận này vẫn chưa có những bằng chứng chính xác nên vẫn chưa thể khẳng định. Dù vậy, những người có làn da mụn nghiêm trọng vẫn được khuyên tránh xa sản phẩm chứa chất này.

Parafin là chất độc hại hay có lợi?

Bên cạnh những điểm có lợi, Parafin cũng có những điểm hại. Chất này gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, nổi ban, mẩn đỏ, nóng da, đau hay viêm da và có thể ảnh hưởng tới thị giác người dùng. Ngoài ra, nó cũng có thể gây thêm nhiều tác dụng phụ khác nữa ở từng người khi bị làm dụng. Do vậy, việc sử dụng Parafin cần được điều tiết hợp lý hoặc có sự chỉ định, tư vấn của các bác sĩ.

Không chỉ vậy, theo những nghiên cứu gần đây, Parafin khi đến một liều lượng nhất định có thể làm giảm khả năng hấp thu oxy của các tế bào. Nó có thể gây ra kích ứng và lão hóa sớm ở nhiều người. Ngoài ra, khi bị hấp thụ vào cơ thể, chất này có thể gây ung thư, làm suy yếu các chức năng gan và gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của người dùng.

Một số ứng dụng khác của Parafin

Parafin không chỉ được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm mà nó còn được sử dụng với nhiều mục đích khác. Trong ngành thực phẩm, người ta sử dụng chất này để điều chế các chất phụ gia tạo bóng. Điều này khiến cho thực phẩm như kẹo nhìn ngon mắt hơn. Ngoài ra, Parafin còn được dùng để làm giấy, vải sáp, gắn xi cho chai lọ, ván trượt. Nó cũng được ứng dụng trong ngành pháp y để phát hiện thuốc súng.

Parafin là một chất được sử dụng nhiều trong làm đẹp. Nó tạo độ ẩm cho da một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, chất này không tốt cho cơ thể con người nếu dùng thường xuyên hoặc bị lạm dụng. Do vậy, bạn không nên sử dụng những sản phẩm có chứa chất này. Đặc biệt là với trẻ em, người đang mang thai hoặc cho con bú. Hãy thay thế nó bằng những sản phẩm tự nhiên có công dụng tương tự.

Parafin là một hỗn hợp có nhiều hydrocarbon từ dầu hỏa, parafin dùng trong điều trị là loại tinh khiết, trung tính, màu trắng, không độc. Parafin có nhiệt dung cao, độ nóng chảy 55-60 độ C, nhiệt độ của khối paraffin nóng giảm rất chậm nên có thể truyền nhiệt cho cơ thể một lượng nhiệt lớn trong thời gian tương đối dài.


Nhiệt do parafin cung cấp là nhiệt ẩm, tức là khi ép miếng parafin nóng tiếp xúc với da sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, nhưng mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho da luôn ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây bốc hơi mồ hôi làm cho da khô và giòn).

Parafin được chỉ định trong điều trị giảm đau, giãn cơ, viêm mạn tính, giãn mạch ngoại vi, tăng tuần hoàn cục bộ…


Sáp Parafin


Sáp Parafin được sử dụng rất nhiều trong trị liệu cho người bệnh


Trên thực tế, Parafin được chỉ định điều trị cho người bệnh khi cần giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính như: đau cột sống thắt lưng, đau vai gáy do thoái hoá, thoát vị đĩa đệm cột sống (thắt lưng, cổ), hội chứng vai tay, đau thần kinh toạ, đau thần kinh liên sườn, viêm quanh khớp vai, đau khớp (viêm khớp, thoái hoá khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp), đau cơ do co thắt cơ mạn tính; cứng khớp do thoái hoá hoặc do bất động lâu ngày…



Trị liệu bằng Parafin cho người bệnh


Tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã triển khai kĩ thuật điều trị bằng Parafin từ năm 2010 đến nay với khoảng 11.590 lượt điều trị/ năm. Với chi phí thấp, điều trị giảm đau rất hiệu quả, an toàn, ít tai biến, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh ngay trong lần điều trị đầu tiên, phương pháp đã và đang phát huy hiệu quả và được sử dụng nhiều trong trị liệu mang lại sự hài lòng cho người bệnh.


paraffin

Có một số bằng chứng cho thấy, Parafin lỏng có thể giúp giảm bớt chứng táo bón. Sáp Parafin được ứng dụng trong điều trị vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau, giãn cơ xương khớp, viêm mạn tính,…

Vậy chất Parafin là gì? Parafin được sử dụng trong những lĩnh vực nào?  Liều lượng và cách dùng ? Khi sử dụng Parafin cần lưu ý những gì ?

Bài phân tích về thành phần Parafin của gia công thực phẩm chức năng Life Gift dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần này.

KHÁI NIỆM VỀ PARAFIN LÀ GÌ ?

Parafin (còn được gọi là paraffin oil hay paraffin), được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1828, chiết xuất từ dầu hỏa, thuộc nhóm các hydrocacbon dạng ankan. Nguyên liệu tìm thấy ở dạng rắn, lỏng. Có trong sáp màu trắng, không mùi, không vị. Nhiệt độ nóng chảy khoảng 47 – 65 °C. Thành phần không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong ête, benzen và một số este.

Về tính chất vật lý, Parafin không bị thay đổi dưới tác động của nhiều thuốc thử hóa học phổ biến, tuy nhiên rất dễ cháy.

Parafin là gì?

PARAFIN ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC NÀO HIỆN NAY?

Đối với sức khỏe – y tế

Sáp Parafin ứng dụng trong điều trị vật lý trị liệu

Sử dụng Parafin trong điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng trong điều trị thoái hóa khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa là phương pháp hiệu quả nhằm giảm các cơn đau, duy trì chức năng khớp, hạn chế hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Trên thực tế, sáp Parafin được ứng dụng trong các trường hợp giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mãn tính như: đau cột sống thắt lưng, đau vai gáy do thoái hoá, thoát vị đĩa đệm cột sống (thắt lưng, cổ), hội chứng vai tay, đau thần kinh toạ, đau thần kinh liên sườn, viêm quanh khớp vai, đau khớp (viêm khớp, thoái hoá khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp); cứng khớp do thoái hoá hoặc cơ khớp không còn linh hoạt…

Cụ thể, sáp Parafin được đun chảy, sau đó đổ ra khay một lớp có độ dày vừa phải. Khi lớp paraffin này bắt đầu đông mềm đều với nhiệt độ từ 43 – 500 độ C, lấy một lượng vừa đủ đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Ủ khăn để giữ ấm cho quá trình truyền nhiệt trong khoảng 15 – 20 phút.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thao tác bạn cần chú ý, nếu nhiệt độ paraffin còn cao, khi đắp paraffin chảy lỏng có thể gây bỏng cho bệnh nhân hoặc trên bề mặt miếng paraffin có nước sẽ gây bỏng ở vị trí giọt nước. Đặc biệt chú ý khi điều trị vào vùng da bị giảm hoặc mất cảm giác hoặc vùng sẹo còn non dễ bị bỏng.

Ứng dụng của Sáp Parafin hiện nay

Parafin lỏng được làm thuốc dùng trong chữa táo bón

Táo bón là vấn đề thường gặp. Mặc dù táo bón không phải là một bệnh lý gây tử vong nhưng nhiều phiền phức, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Để giảm triệu chứng táo bón bạn cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ (rau xanh, hoa quả tươi, cùng các loại hạt nguyên xơ, ngũ cốc, khoai lang Duy trì thói quen uống đủ nước 2 – 2.5 lít sẽ giúp làm mềm phân, giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân, khiến phân đẩy ra dễ dàng hơn.

Ngoài ra, để quá trình điều trị táo bón diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Người ta còn tìm thấy, Parafin lỏng (hay còn gọi Parafin) có thể được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc dùng để thụt tháo phân.

Parafin lỏng (hay còn gọi Parafin) có tác dụng làm trơn, nhuận tràng, mềm phân chống táo bón.

Đối với ngành làm đẹp

Người ta còn tìm thấy, protein và các loại vitamin có trong paraffin (dạng lỏng) cung cấp độ ẩm cho làn da gúp làn da săn chắc, trẻ hóa, mượt mà. Đồng thời, hợp chất được dùng làm tá dược cho thuốc mỡ điều trị các trường hợp da khô, bệnh vảy cá hoặc tăng sừng hóa.

Trong thời gian gần đây, những sản phẩm gia công như son môi, các dòng mỹ phẩm dưỡng da, kem chống nắng trang điểm,… từ thành phần Parafin cũng được khách hàng ưu ái và chọn lựa.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp paraffin wax. Với liệu pháp này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của các tế bào. Một số chất khoáng được tìm thấy trong paraffin, chúng tăng cường hỗ trợ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, làm giảm sưng cứng bắp chân (dân gian hay gọi đau cơ bắp đùi) đem lại bắp chân thon gọn.

Parafin trong ứng dụng làm đẹp

Đối với ngành thực phẩm

Trong ngành thực phẩm, người ta sử dụng hợp chất parafin để điều chế các chất phụ gia tạo bóng. Ngoài ra, Parafin còn được dùng để làm giấy, vải sáp, gắn xi cho chai lọ, ván trượt. Nó cũng được ứng dụng trong ngành pháp y để phát hiện thuốc súng.

Parafin là chất có lợi, liệu có nguy hiểm không?

Parafin hay sáp parafin là chất được sử dụng trong vật lý trị liệu và có nhiều vai trò được ứng dụng trong làm đẹp. Tuy nhiên, parafin có nguy hiểm không ?

Parafin có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng (tác dụng phụ) bao gồm này gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, nổi ban, mẩn đỏ, nóng da, đau hay viêm da và có thể ảnh hưởng tới thị giác người dùng.

Bên cạnh đó, dùng liên tục Parafin lỏng với lượng quá liều có thể gây chán ăn, và làm giảm sự hấp thu các vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) và một vài chất khác.

Theo những nghiên cứu gần đây, Parafin khi đến một liều lượng nhất định có thể làm giảm khả năng hấp thu oxy của các tế bào. Nó có thể gây ra kích ứng và lão hóa sớm ở nhiều người. Ngoài ra, khi bị hấp thụ vào cơ thể, chất này có thể gây ung thư, làm suy yếu các chức năng gan và gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của người dùng.

Sáp Parafin có nguy hiểm không

Lưu ý, Parafin KHÔNG DÙNG cho các trường hợp sau đây:

  • Da bị nhiễm trùng, vết thương hở
  • Các bệnh tuần hoàn ngoại biên
  • Bệnh ngoài da, mất cảm giác
  • Bệnh nhân già yếu, suy nhược, không chịu được nhiệt nóng.

Do vậy, việc sử dụng Parafin cần được điều tiết hợp lý hoặc có sự chỉ định, tư vấn của các bác sĩ.

Lời Kết

Hi vọng rằng, bài viết này phần nào đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần Parafin là gì. Hợp chất được ứng dụng trong một số lĩnh vực ngày nay.

Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các loại thuốc, hoặc nhu cầu gia công thực phẩm chức năng , bạn đọc đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn!

Video liên quan

Chủ đề