Ông phàn phù lìn là ai

Trên dọc dài biên giới hôm nay, dẫu vẫn còn đó những khó khăn, lạc hậu song vẫn có những con người trung lương, đôn hậu, lặng lẽ cống hiến, hi sinh một đời, làm ngọn đuốc sáng cho làng bản noi theo. Từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái tôi đã qua, có biết bao nhiêu những già làng hồn hậu, thiện lành đã trở thành "lũy thành" vững chắc hơn tất thảy dây thép gai, tường bê tông hay hàng rào sắt trên dọc dài biên cương hôm nay.

"Ngu Công" xã Trịnh Tường

"Các em hãy mở sách Tiếng Việt lớp 5, trang 164. Hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bài "Ngu Công xã Trịnh Tường" để biết về một người dân tộc Dao sống tại vùng biên giới tài giỏi…", lời giảng của cô giáo Trường tiểu học Gia Thượng, Hà Nội về tấm gương ông Phàn Phù Lìn - người được mệnh danh là Ngu Công của vùng biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã thôi thúc tôi vượt đèo đổ dốc để lên Phìn Ngan, một trong những bản cao nhất Trịnh Tường. Ngang lưng núi Khe Mềnh, nhà của "Ngu Công" Phàn Phù Lìn ẩn dưới tán những cây ngõa xanh sẫm tỏa bóng mát cả một vùng núi. Hút tít phía chân núi, dòng Lũng Pô như sợi chỉ hồng là đường biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc hối hả đưa nước về xuôi.

Ông Phàn Phù Lìn trao đổi tình hình an ninh trật tự thôn bản với cán bộ Đồn Biên phòng Trịnh Tường.

Người đàn ông 50 tuổi đầy khát vọng chinh phục năm xưa giờ đây đã là một cụ già 85 tuổi có nụ cười rất hiền. Hỏi cụ về những tháng ngày xẻ núi dẫn nước, cụ chỉ cười bảo hồi ấy nghèo khó quá thì phải quyết tâm thoát nghèo. Mặc dù được Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, song việc ổn định sản xuất lâu dài còn nhiều trắc trở do thiếu nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Phàn Phù Lìn thấy những cánh rừng bị bà con đốt cháy nham nhở do tập quán phá rừng làm nương của bà con mà xót lòng quá. Lại thấy người Hà Nhì ở Y Tý được bày cách trồng cây lúa nước trên ruộng bậc thang mà no đủ, ông quyết dẫn nước từ Khe Mềnh về làm ruộng.

Khe Mềnh cách bản Ngan nửa ngày đường, cây cối rậm rịt, đá cứng như sắt. Chỉ với một chiếc xà beng phá đá, cuốc bàn và chiếc xẻng xúc đơn sơ, suốt 6 tháng trời ông Lìn thi gan với đá, mũi chân húc vào đá tóe máu, đôi tay đánh gốc cây rừng nhợt cả da tay; ngày hai bữa cơm độn ngô với rau rừng, muối rang… Cảm phục trước ý chí của ông, nhiều bà con trong bản đã đến giúp. Cuối cùng thì núi cũng phải bạt trước sức người, con mương dài gần 4 km dần thành hình dẫn nước về bản.

Với hơn 20 ha ruộng lúa nước xanh tốt, người dân Phìn Ngan đã không còn lo thiếu đói.

Đi thăm Khe Mềnh, sau làn mây ửng hồng, chúng tôi thấy một mương nước tựa con trăn gió đang rẽ đá sầm sập đưa nước từ lòng khe sâu đổ xuống cả triền ruộng bậc thang rộng hơn 20 ha đang vào kì làm đòng. Trong nắng trưa, dòng nước len lỏi qua các bờ lạch sáng lấp lánh. Người Dao, người Mông ở Phìn Ngan không gọi là mương Khe Mềnh mà hay gọi là mương ông Lìn, tên người khai phá ra dòng nước vàng, nước bạc này từ năm 1987, cũng là người đã trị thủy, "se duyên" nguồn nước bạc và cây lúa nước để làm ra hạt thóc vàng. Năm ấy cũng vừa đúng lúc Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, Nhà nước giao đất, giao rừng cho người dân làm chủ.

Từ đó, người Phìn Ngan không phát rừng nữa, các hộ dân giúp nhau cải tạo nương cũ bạc màu thành ruộng bậc thang. Người Phìn Ngan chấm dứt cảnh di canh di cư, đề ra hương ước cùng nhau bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ nước sản xuất. Phìn Ngan bây giờ nổi tiếng với cây thảo quả được trồng dưới tán rừng già, hình thành nên vùng thảo quả hàng hoá rộng hơn 80 ha. Có nghĩa là cũng chừng ấy diện tích rừng đầu nguồn được khoanh nuôi, bảo vệ, mỗi năm đem về cho người dân nơi đây gần chục tỉ đồng.

Tuổi cao, gương sáng… ông Phàn Phù Lìn giờ đây đã trở thành một lão nông có uy tín nhất trên đỉnh rừng này. Không chỉ làm kinh tế giỏi, nhiều năm liền tham gia công tác mặt trận của xã, ông còn là tấm gương sáng về nuôi dạy con cái, gìn giữ gia phong, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.

Cụ già trên đỉnh trời biên giới Việt - Trung ấy xứng đáng với tấm Huân chương Lao động hạng Ba và lời thư khen của Chủ tịch Nước Trần Đức Lương: "Tôi rất vui mừng được biết, ông là người đầu tiên ở thôn Phìn Ngan mạnh dạn, không nản chí phá bỏ tập tục phá rừng làm nương rẫy lâu đời của người Dao; vận động gia đình và bà con trong thôn bản san đất làm ruộng, tìm cách dẫn nước để biến những đám nương hoang hoá thành ruộng bậc thang trồng lúa nước, đạt năng suất cao...".

Cụ già "cột mốc" trên đỉnh Pù Đứa

Nếu đỉnh Phìn Ngan tự hào với lão nông người Dao Phàn Phù Lìn, thì những người Mông ở Mường Lát, Thanh Hóa cũng có một vị thần "cột mốc" mà họ trân trọng. Già làng Lâu Văn Hự, người đảm nhận trông coi hai cột mốc biên giới trên đỉnh núi cao nhất xứ Thanh đón chúng tôi giữa lưng chừng trời. Chợt lòng lan tỏa một cảm giác ấm áp khi tôi được nắm chặt tay một cụ già người bé nhỏ, rắn chắc và ánh mắt tinh anh lạ lùng.

Già làng Lâu Văn Hự bên cột mốc 304 (hay còn gọi là G8).

Con cón trên vai già vẫn là chiếc túi vải có chứa nắm cơm, lưng giắt con dao quắm… ngày đông tháng giá hay ngày hạ nắng hanh cũng chỉ có những thứ ấy làm bạn đường cùng già. Còn chúng tôi thì đoán chắc với nhau rằng, thứ vô giá trong hành trang mà lão niên người Mông ấy khiêm nhường không nói tới chính là tình yêu mãnh liệt đối với mảnh đất biên cương…

Già Hự từng là Bí thư chi bộ bản Pù Đứa, đã đồng hành cùng cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Quang Chiểu vận động bà con định canh, định cư ổn định cuộc sống lâu dài. Nói về việc bao năm tình nguyện đảm nhiệm trông coi cột mốc G8 nằm cách nhà nửa ngày đường, cách mặt nước biển trên một ngàn mét để kiểm tra mà không đòi hỏi được trả công, dù chỉ một đồng, già Hự bảo đó là để trả cái nghĩa mà BĐBP đã giúp dân tộc ông, bản làng ông được định cư tại đất này và có được sự bình yên, no ấm hôm nay.

Suốt nửa đời người, cái chân đã quen dốc mến đèo, đã thuộc rừng, bén suối để mỗi tháng vượt hơn chục cây số lên với "điểm tựa tinh thần" của mình, nay đã bước sang tuổi 93, già Lâu Văn Hự không còn đủ dẻo dai để lên với G8 (sau khi tôn tạo, tăng dày cột mốc có phiên hiệu là cột mốc 304) - cột mốc cao nhất, xa nhất và khó đi nhất phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu với bản Phiềng Khạy thuộc cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Vậy nên già Hự mong mỏi trước khi về với tổ tiên là được đặt chân lên nơi thân thuộc ấy một lần nữa. "Đối với tôi, cột mốc G8 cũng giống như cha mẹ mình, giống như Bác Hồ đang đứng cạnh tôi. Tuy Bác đã đi xa nhưng tấm gương của Bác còn soi sáng trong tôi".

Đường lên cột mốc dài gần 14km với nhiều quãng quanh co, hiểm trở.

Chúng tôi theo hành trình "dối già" của già Hự đến với G8 như sau: Điểm  đến là đỉnh núi Đá Đỏ có độ cao 1.889m so với mặt nước biển. Quãng đường dài khoảng 13km luồn rừng, vượt dốc mà đặc biệt nguy hiểm là ngọn Đá Đen "kỳ đà cản đường" dài ngót 5km với vách đá tai mèo dựng đứng. Và tất nhiên cách di chuyển hữu hiệu nhất là đi bộ với tốc độ ổn định cũng phải mất hơn nửa ngày mới tới nơi trong điều kiện thời tiết tốt, không mưa lũ… Đường đi khó, dẫu rằng theo miêu tả của già Lự thì đã tốt hơn cách đây 30 năm gấp trăm lần. Bởi ngày ấy, năm 1984 làm gì có đường mà phải tự phát quang dọn cỏ mà đi, tự tìm hướng mà đến.

"Lên trên đó xa lắm, bố phải đi từ sáng tinh mơ. Cả đi cả về mất gần trọn 1 ngày. Vượt qua 15 khe suối, trong đó có 2 con suối lớn là suối Dục và suối Tiền Xen, vượt qua được 4 đỉnh núi cao là núi Tơ Lưng, Đá Đen, Pù Lậu và đỉnh núi thác Đá Đỏ, nơi có cột mốc biên giới G8. Gặp hôm trời trở mưa, bố phải ở lại rừng cả tuần trời mới về được tới nhà" - vừa đi, già Hự vừa nhẩn nha nói với chúng tôi như vậy. Sau chuyến đi này, các ông Lâu Văn Lự, Lâu Văn Lâu, Lâu Văn Lênh... ba người con trai cũng đang sắp "ra lão" của già Hự đã được giao trọng trách thay cha bảo vệ đường biên mốc giới.

Theo suy nghĩ của già, đây là vùng biên giới giáp với nước bạn Lào nên nếu cột mốc bị hư hại sẽ dẫn đến nhiều việc đáng tiếc, dễ gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến tình đoàn kết của hai nước. Sau mỗi "chuyến đi thực tế", già ghi chép cẩn thận những thông tin thu thập được vào một cuốn sổ nhỏ và báo ngay với Đồn Biên phòng Quang Chiểu về hiện trạng cột mốc. Công việc nghe thì đơn giản, nhưng có băng rừng, vượt núi để lên tận cột mốc, mới thấy để duy trì được việc đó trong dăm ba năm đã là sự cố gắng lớn, chứ chưa nói đến quãng thời gian dài đằng đẵng gần bằng cả đời người như già Lâu Văn Hự.

Phạm Vân Anh

( acf.com.vn ) Tại Chương trình “Vinh quang Việt Nam 2009” (Ngày 26-4-2009)

1- Bà Ksor HLâm, sinh 1945, dân tộc Ba Na,  quê ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai). Bà đi bộ đội kháng chiến và 1987 về hưu. Bà không xây dựng gia đình riêng mà dồn cả tâm sức xây dựng cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc thiểu số ở quê hương. Bà có công lớn trong việc làm thay đổi tập quán làm ăn, cải thiện đời sống người dân; đấu tranh xoá hủ tục ngàn đời của làng để cứu sống nhiều trẻ sơ sinh suýt bị chôn theo khi mẹ chết; bỏ tục người chết chôn chung trong một “hố ma”… Bà là niềm tự hào của dân làng và được tôn vinh là “già làng”

( Nhân vật từ tác phẩm:  TÂY NGUYÊN CÓ MỘT NỮ GIÀ LÀNG…:

Tác giả: Lê Quang Hồi, PVTT báo Quân đội nhân dân tại Gia Lai

Điện thoại: 0983149592)

2-Ông Mai Sơn (tên thật Trịnh Văn Y), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đã nghỉ hưu từ 2001. Sau khi nghỉ hưu, ông đã đi khắp nơi vận động kinh phí của những “mạnh thường quân” trong và ngoài nước để xoá “cầu khỉ”, muốn trả nghĩa đồng bào đã cưu mang cán bộ cách mạng trong kháng chiến. Ông cùng Hội KHKT cầu đường tỉnh (do ông đề xuất thành lập, kinh phí hoạt động tự lo, không phụ thuộc ngân sách), đến nay đã xây được 763 cây cầu bê tông ở vùng nông thôn Bến Tre, và hơn 700 km đường nông thôn bằng bê tông và trải nhựa, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Ông vẫn đang cần mẫn làm tiếp những cây cầu mới

(Nhân vật từ tác phẩm: NHỮNG CÂY CẦU VÀ MỘT TẤM LÒNG

Tác giả: Lư Thế Nhã, Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre, 20 Lê Quý Đôn, thị xã Bến Tre. Điện thoại: 0918.137.539) 

3- Bộ Đội Biên Phòng đồn Cù Bai cử hai chiến sĩ là Nguyễn Xuân Thuyết và Nguyễn Hữu Cường vượt sông Sê Păng Hiêng đến bản Cuôi dạy chữ cho trẻ nhỏ và xoá mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bản Cuôi nghèo khó nằm giữa đại ngàn Trường Sơn, thuộc xã Hướng Lập, Hướng Hoá (Quảng Trị), được mệnh danh là bản “6 không”: Không chợ, không đường giao thông, không điện, không trường học, không trạm y tế, không thông tin liên lạc. Cuộc sống rất khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, “Mùa đông, nước sông lạnh giá nhưng đi vào – đi ra giữa đơn vị và bản Cuôi, các anh vẫn phải ngâm mình trong nước 7-9 tiếng đồng hồ, chưa kể nhỡ khi lũ đột ngột đổ về…”. Nhưng hai “thầy giáo quân hàm xanh” vẫn bám trụ nơi đây, như những người con của bản làng.

(Hai nhân vật từ tác phẩm: BẦM TRẦY CÁI CHỮ Ở BẢN CUÔI

Tác giả: Hải Luận – CTV báo Lao Động tại Quảng Trị, Điện thoại: 0963747770)

4. Ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường, huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai). Tập quán lâu đời của đồng bào là phá rừng làm nương. Cả bản đã phát trụi hơn 10 ha rừng mà đến kỳ giáp hạt vẫn đói. Ông nảy ý nghĩ phải làm lúa nước. Một mình lên núi, với chiếc xà beng và cái cuốc bàn, cây xẻng đơn sơ, ròng rã sáu tháng trời ông kiên trì bạt núi, đào mương dẫn nước về để dân bản bắt tay vào làm ruộng bậc thang cấy lúa. Dân bản ủng hộ, cùng ông đào mương. 3,7 km mương đưa nước từ Khe Mềnh về đã hoàn thành. Ông Lìn làm vụ lúa đầu tiên thất bại, có người bảo do ông làm trái ý trời nên bị phạt. Không nao núng, ông làm vụ thứ hai thắng lợi, thuyết phục được bà con. Ông cùng con trai lớn đến từng nhà vận động dân trồng lúa nước, cấy giống mới. Rồi ông đi lấy giống thảo quả về cho dân trồng. Cái đói lùi xa. Dân bản gọi ông là Thần nông. Ông được Nhà nước tặng Huân chương Lao Động hạng ba và được Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi thư khen

(Nhân vật từ tác phẩm: THẦN NÔNG” TRÊN ĐỈNH PHÌN NGAN

Tác giả: Quốc Hồng, PVTT báo Nhân Dân tại Lào Cai. Điện thoại: 0912677263)

5. Ông Mai Bảo là giáo dân giáo xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), suốt 36 năm qua, không tiền lương, không phụ cấp, ông liên tục chèo thuyền chở gạo, chở bộ đội ra – vào đảo Sơn Dương. Kể cả những ngày sóng to gió cả nhiều ngư dân dày dạn chẳng dám ra khơi. Những chuyến đi mạo hiểm không làm ông nhụt chí, và cũng nhờ mạo hiểm mà ông đã đưa cấp cứu kịp thời từ đảo xa về đất liền nhiều ca bệnh hiểm nghèo. Bộ đội đảo Sơn Dương gọi ông bằng cái tên thân thiết “Bố Bảo”

(Nhân vật từ tác phẩm: MỘT GIÁO DÂN 36 NĂM CHỞ BỘ ĐỘI RA ĐẢO. Tác giả:Thành Châu, PVTT báo Nhân Dân tại Hà Tĩnh. Điện thoại: 0913047975)

6-Sư cô Thích Nữ Huệ Hướng trụ trì chùa Bửu Thắng (xã Thống Nhất, huyện Krông Buk, Đác Lắc), cách TP Buôn Ma Thuột 35 km. Chỉ có mấy ni sư và người giúp việc, mà ngôi chùa nhỏ lại là mái ấm của 151 cảnh đời bất hạnh, có trẻ, có già. Để nuôi dưỡng chừng ấy con người, mỗi ngày tốn 60 kg gạo, 15 kg đậu nành, cùng rau, muối, chưa kể kinh phí để mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà ở… Sư cô Huệ Hướng phải liên miên đi vận động những người hảo tâm. Nhiều bà, chị ở chợ Buôn Ma Thuột, chợ Buôn Hồ, tận TP Hồ Chí Minh hằng tuần, hằng tháng lại cử người mang gạo, rau, xì dầu đến tặng. Có người hai năm qua giúp chùa tới 400 triệu đồng. Bản thân sư cô vốn mồ côi từ nhỏ (quê Tam Kỳ, Quảng Nam), rất thấm thía nỗi buồn và sự thiệt thòi của những người bơ vơ, không nơi nương tựa, nên đã dành hết tâm huyết chia sẻ nỗi bất hạnh với họ.

(Nhân vật từ tác phẩm: VÒNG TAY NHÂN ÁI CỦA NHÀ SƯ

Tác giả: Đặng Bá Tiến, PVTT báo Lao Động tại Đác Lắc, điện thoại: 0913436024)

7- Đồng chí Thân Đức Nam, sinh năm 1958, Tổng Giám đốc Tổng Cty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5). Quê quán: Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam.Chiến sĩ thi đua toàn quốc 2007, doanh nhân tiêu biểu toàn quốc 2006. Cử nhân Quản trị kinh doanh, thạc sĩ ĐHQG. Sau 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự, năm 1980, đồng chí Thân Đức Nam làm Giám đốc một công ty xây dựng tư nhân. Từ năm 2000, đ/c Nam là Tổng GĐ Cienco 5. Đ/c có nhiều thành tích đưa đơn vị thành một Tổng công ty xây dựng công trình giao thông có uy tín. đặc biệt trong 2 năm gần đây- thời kỳ kinh tế suy thoái, Tổng công ty của Đ/c Nam vẫn duy trì sản suất tốt, có tăng trưởng, đảm bảo mọi công nhân đều có việc làm, ổn định việc thu nhập lương thưởng, trợ cấp cho hơn 10.000 lao động và nộp ngân sách cho nhà nước, ngoài ra còn Tổng cty còn tích cực tham gia làm từ thiện xã hội….( số điện thoại của đ/c Nam: 0913401094).

8-  Ông Phạm Văn Mật, Giám đốc Công ty CP Than Vàng Danh, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản VN. ( số điện thoại Đ/c Phạm Văn Mật: 0913269052).

9- GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội đồng Hội tim mạch VN, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phía Bắc Ban Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương. Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, bộ Y tế.

Video liên quan

Chủ đề