Ôn tập phần tập làm văn lớp 7 học kì 2

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 năm 2019 giúp các em ôn tập học kì phần tập làm văn, để nắm được những kiến thức cơ bản nhất của dạng văn nghị luận cũng như cách để làm tốt nhất một bài văn lập luận

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 phần Tập làm văn

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

– Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 phần Tập làm văn

Tham khảo: Soạn bài tìm hiểu chung về văn nghị luận

– Đặc điểm của văn bản nghị luận

Xem thêm: Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận

1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh

Văn bản tham khảo: Soạn bài tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Một số đề văn tham khảo về lập luận chứng minh

Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Văn mẫu 7 – Chưng minh câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim

Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: ”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Uống nước nhớ nguồn”

Gợi ý: Bàn luận: ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn

Đề 3:

Dân gian có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó

Bàn luận về tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng – Văn mẫu 7

Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

Tập làm văn 7 – Chứng minh đời sống sẽ bị tổn hại nếu không ý thức bảo vệ môi trường

2. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích

– Tìm hiểu chung:

Văn bản tham khảo: Soạn bài tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

– Cách làm:

Tham khảo: Soạn bài cách làm bài văn lập luận giải thích

Đề mẫu ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 7

Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

Văn bản tham khảo: Giải thích tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Đề 2:

Một nhà văn có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó.

Văn mẫu 7 – Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

Đề 3:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

Gợi ý: Giải thích câu ca da Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

———

Trên đây là đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 2019/2020 phần Tập làm văn cùng một số những bài văn mẫu mà Kiến Thức Vô Tận muốn các em tham khảo. Chắc chắn với đề cương ôn tập này các em hoàn toàn có thể đạt được điểm số cao trong kì thi học kì của mình.

Chi tiết đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 giúp các em ghi nhớ lại những kiến thức cơ bản về văn nghị luận, đặc điểm, phương pháp lập luận, tập làm văn 7 tại đây

Đăng bởi: Kiến Thức Vô Tận

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Đề 3: Có người sau khi đọc Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren mà chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua, "kín đáo, vô hình" trên gương mặt. Người đó cũng không hiểu vì sao "cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu lại có thể "làm cho Va - ren sửng sốt cả người".

Em đã học kĩ tác phẩm này, vậy hãy giải thích cho người đó rõ.

Trả lời: 

+ Đây là cách ứng xử của Phan Bội Châu

+ Phan đã dùng cách im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt...

+ Phan bộc lộ thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù.

- Truyện kết thúc ở “... Va-ren không hiểu Phan Bội Châu" cũng có thể được rồi. Tác giả tiếp tục thêm một đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù.

- Chính Va-ren đã “nghe được” sự trả lời của Phan Bội Châu vì thế cái im lặng của Phan làm cho y “sửng sốt cả người"

Đề 4: Hãy chứng minh rằng: Trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.

Trả lời: 

Có hai luận điểm:

1. Trong Nỗi oan hại chồng nhân vật Thị Kính chịu khổ bị nghi oan (luận điểm phụ)

2. Nồi oan hại chồng Thị Kính mang; nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ.

Đề 5: Chép lại đoạn văn sau:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

a) Tìm các trạng ngữ của đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.

b) Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của cụm C-V ấy có gì đặc biệt.

c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn.

d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.

e) Trong câu cuối đoạn văn trên có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ ấy và giá trị của từng trường hợp.

Trả lời: 

a) Trạng ngữ:

- "Từ xưa đến nay" trạng ngữ chỉ thời gian để nói khái niệm truyền thống có quá khứ và hiện tại.

- "Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng" trạng ngữ chỉ thời gian, nói về các thời điểm khác nhau của “Tổ quốc bị xăm lăng” và thực tế là “tinh thần ấy lại sôi nổi”.

b) Trường hợp cụm C - V làm thành phần cụm từ mỗi khi Tổ quốc (chủ ngữ) bị xâm lăng (vị ngữ)

c) Câu đầu có biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ.

Đó “nồng nàn yêu nước”. Đáng lẽ: “yêu nước nồng nàn”

Sự đảo trật tự này nhằm nhấn mạnh mức độ yêu nước “nồng nàn”.

d) Trong câu cuối, tác giả dùng hình ảnh làn sóng vừa mạnh mẽ, to lớn vừa lướt qua mọi nguy hiểm. Khả năng, sức mạnh của làn sóng ấy có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

Hình ảnh này cụ thể đầy ấn tượng, biểu đạt đúng khái niệm trừu tượng “lòng yêu nước”.

e) Những động từ ở câu cuối đoạn văn được đặt trong thế tăng cấp, phát triển.

sôi nổi ⟶ kết thành ⟶ mạnh mẽ, to lớn ⟶ lướt nhấn ⟶ nhấn chìm.

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Ôn tập phần tập làm văn. Câu 1. Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

Quảng cáo

Xem thêm:

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1, 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

- Cổng trường mở ra

- Mẹ tôi

- Một thứ quà của lúa non: Cốm

- Mùa xuân của tôi

- Sài Gòn tôi yêu.

Trả lời câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chọn bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.

- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.

- Về cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người…thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình.

- Về bố cục: theo mạch tình cảm, suy nghĩ.

Câu 3 -> 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Yếu tố miêu tả có vai trò trong văn biểu cảm: gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ , trong miêu tả thể hiện cảm xúc, tâm trạng.

Trả lời câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Yếu tố tự sự có vai trò trong văn biểu cảm: Tương tự như yếu tố miêu tả.

Trả lời câu 5 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Khi muốn bày tỏ tình thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con vật, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được: vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật…

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 6 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Các phương tiện tu từ trong “Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi”:

Phương tiện tu từ.

“Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi”:

1. So sánh

- Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà…

- Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.

- Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai…

2. Đối lập – tương phản.

- Sài Gòn vẫn trẻ - Tôi thì đương già.

- Tĩnh lặng mát dịu thanh sạch – náo động.

- Mẹ - con, gái – trai…

3. Câu cảm, hô ngữ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng.

- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi.

- Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu phố phường, yêu cả cái tĩnh lặng…

- Tôi yêu sông xanh núi tím…

4. Câu hỏi tu từ.

Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa...

5. Điệp từ, ngữ, câu…

- Sài Gòn vẫn trẻ, Sài Gòn cứ trẻ.

- Tôi yêu, ai cấm được…

6. Câu văn nhịp nhàng, dạt dào.

- Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, …thơ mộng.

- Bấy giờ, khi chào người lớn…hóm hỉnh.  

Câu 7

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 7 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

1. Nội dung văn biểu cảm.

- Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết.

2. Mục đích biểu cảm.

- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết.

3. Phương tiện biểu cảm.

- Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ…

Câu 8

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 8 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát.

Thân bài

Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm.

Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể.

Kết bài

Ấn tượng sâu đậm còn đọng lại trong lòng người viết.

Câu 1, 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Văn bản nghị luận học kì 2, lớp 7:

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Ý nghĩa văn chương.

Trả lời câu 2 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Nghị luận nói:

- Ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong cuộc hội họp, hội thảo…

- Ý kiến trong các buổi bảo vệ luận văn, luận án.

b. Nghị luận viết:

- Các bài xã luận, bình luận…

- Các luận văn, luận án

- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng…

Câu 3, 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận: luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận…

- Yếu tố quan trọng nhất là lập luận.

Trả lời câu 4 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận điểm là những bộ phận, khía cạnh, bình diện của luận đề.

- Câu a và d là luận điểm.

- Câu b chỉ là câu cảm thán

- Câu c chưa rõ ý.

Câu 5, 6

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng nhưng còn cần lí lẽ, biết cách lập luận.

- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh cần tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm đồng thời cần làm rõ, phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đưa, thống kê hàng loạt.

Trả lời câu 6 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Hai đề tập làm văn trên giống nhau:

- Chung một luận đề.

- Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.

   Khác nhau:

Giải thích

Chứng minh

Vấn đề (giả thuyết) chưa rõ.

Vấn đề (giả thuyết) đã rõ.

Lí lẽ là chủ yếu

Dẫn chứng là chủ yếu.

Làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào?

Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào?

 Loigiaihay.com

Ôn tập phần tập làm văn lớp 7 học kì 2
Chia sẻ

Ôn tập phần tập làm văn lớp 7 học kì 2
Bình luận

Bài tiếp theo

Ôn tập phần tập làm văn lớp 7 học kì 2

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý