Nuôi não tại bệnh viện là gì

Chấn thương sọ não thường là do tai nạn lao động, tai nạn giao thông và nếu là trẻ em thì do nghịch ngợm nên bị té ngã chấn động phần đầu. Nguyên nhân gây chấn thương sọ não cũng có thể chỉ là những va đập nhẹ ở đầu do bất cẩn. Đôi khi nhìn bên ngoài không có dấu hiệu bất thường nhưng có thể đầu đã gặp phải một chấn thương mạnh nên người bệnh chớ nên lơ là, chủ quan.

Nuôi não tại bệnh viện là gì
Trẻ em hay nghịch ngợm nên dễ bị té gã chấn thương sọ não

Triệu chứng chấn thương sọ não:

  • Chóng mặt, buồn nôn kèm theo đau đầu.
  • Khó ngủ hoặc hay buồn ngủ, mất dần ý thức.
  • Trí nhớ suy giảm, lẫn lộn, mau quên.
  • Đau nhức đầu và các cơn đau có dấu hiệu tăng lên.
  • Một bên chân, cơ thể bị yếu.
  • Huyết áp tăng lên.
  • Đồng tử có kích thước không bằng nhau.

Khi khối máu tụ càng lớn thì các dấu hiệu càng rõ rệt hơn bao gồm các biểu hiện như động kinh, rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh.

Do giai đoạn đầu lúc mới bị va đập các triệu chứng thường không rõ ràng khiến người bệnh không đề phòng, chú ý theo dõi nên thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Tụ máu não là một  tình trạng vô cùng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người mắc. Vì vậy nếu vừa bị chấn thương đầu thì bệnh nhân cần cẩn thận đi khám tại bệnh viện để có những biện pháp điều trị sớm.

Phương pháp phẫu thuật chấn thương sọ não có tụ máu não

Tùy vào kích thước khối máu tụ cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân bị chấn thương sọ não mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu trường hợp tụ máu não nhỏ và không có triệu chứng gì thì bệnh nhân chỉ cần uống thuốc lợi tiểu để giúp não kiểm soát phù nề sau khi gặp chấn thương. Nếu khối tụ máu lớn thì bắt buộc phải phẫu thuật. Tùy thuộc vào đặc tính của khối máu tụ mà bác sĩ sẽ chọn loại phẫu thuật:

  • Phẫu thuật dẫn: Nếu máu khu trú và không đông quá nhiều, bác sĩ sẽ tạo lỗ khoan qua hộp sọ và sau đó hút các chất dịch ra ngoài.
  • Mở sọ (craniotomy): Nếu trong trường hợp khối máu tụ lớn, bác sĩ có thể loại bỏ máu bằng cách mở một phần của hộp sọ.

Nuôi não tại bệnh viện là gì
Nếu chấn thương sọ não có tụ máu lớn thì bắt buộc phải phẫu thuật

Chi phí phẫu thuật chấn thương sọ não

Chi phí phẫu thuật chấn thương sọ não đang là vấn đề khiến bệnh nhân và người nhà lo lắng, băn khoăn. Do trường hợp mỗi người bệnh khác nhau nên chi phí phẫu thuật chấn thương sọ não đến nay chưa có một con số chính xác. Thêm vào đó, mỗi bệnh viện cũng có chi phí ca mổ khác nhau. Thông thường, tùy vào độ khó ca mổ, chi phí phẫu thuật chấn thương sọ não rơi vào khoảng 20-30 triệu đồng.

Để biết được chính xác tình trạng bệnh của mình thì các bạn nên đến các địa điểm uy tín để khám và nghe tư vấn cụ thể. Một số bệnh viện tại Việt Nam nổi tiếng về mổ tụ máu não như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy…

Nuôi não tại bệnh viện là gì
Chi phí phẫu thuật chấn thương sọ não khá cao nhưng người bệnh cũng cần lạc quan để điều trị tốt

Và có một điều chắc chắn là khi được phát hiện và điều trị càng sớm thì tỉ lệ phẫu thuật thành công càng cao. Do đó khi thấy mình gặp phải chấn thương đầu thì tốt nhất các bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện và theo dõi các dấu hiệu để sớm có biện pháp xử lí. Bệnh nhân chấn thương sọ não cũng đừng quá lo lắng về chi phí phẫu thuật chấn thương sọ não hết bao nhiêu, tỷ lệ phẫu thuật chấn thương sọ não thành công là bao nhiêu,… Bạn chỉ cần kiên trì điều trị, giữ tâm lý thật thoải mái, vững vàng thì bệnh sẽ được điều trị tốt.

Nhân Tâm

Các nguyên tắc điều trị cho bệnh nhân tăng ICP bao gồm

  • Đặt nội khí quản nhanh chóng

  • Thông khí cơ học Tổng quan về thông khí cơ học

  • Duy trì thể tích máu và độ thẩm thấu huyết thanh từ 295 đến 320 mOsm/kg (295 đến 320 mmol/kg)

  • Đối với trường hợp tăng áp lực nội sọ không thể điều trị được, có thể cần dẫn lưu dịch não tủy, tăng thông khí tạm thời, giải chèn ép não hoặc gây mê bằng pentobarbital

Phản ứng nhanh đặt nội khí quản Đặt nội khí quản (sử dụng giãn cơ) được sử dụng thay vì đặt ống nội khí quản sống nếu BN cần hỗ trợ đường thở hoặc thở máy Tổng quan về thông khí cơ học . Đặt nội khí quản qua đường mũi có thể gây ho và nôn và do đó làm tăng ALNS. Thuốc được sử dụng để làm giảm tối thiểu tình trạng tăng ALNS khi kiểm soát đường thở - ví dụ, lidocaine 1,5 mg/kg IV 1-2 phút trước khi cho giãn cơ. Etomidate là một tác nhân tuyệt vời vì nó có tác dụng tối thiểu lên huyết áp; liều truyền TM ở người lớn là 0,3 mg/kg (hoặc 20 mg đối với người lớn thể chất trung bình) và ở trẻ em là 0,2 đến 0,3 mg/kg. Một lựa chọn khác, nếu không có hoặc nguy cơ thấp bị hạ huyết áp là propofol 0,2 đến 1,5 mg/kg truyền TM. Succinylcholine 1,5 mg/kg đường tĩnh mạch thường được sử dụng như một chất gây liệt cơ.

Mức độ oxy và thông khí nên được đánh giá bằng bằng cách sử dụng máy đo oxy máu động mạch và khí máu (nếu có thể, đánh giá CO2 cuối thì thở ra). Mục tiêu là mức PaCO2 bình thường (38 đến 42 mm Hg). Tăng thông khí dự phòng (PaCO2 25 đến 35 mmHg) không còn được khuyến cáo nữa. PaCO2 thấp hơn làm giảm ALNS bằng cách gây co mạch não, nhưng sự co mạch này cũng làm giảm tưới máu não, do đó làm tăng thiếu máu não. Vì vậy, tăng thông khí (PaCO2 mục tiêu 30 đến 35 mmHg) chỉ được sử dụng trong vài giờ đầu tiên và đối với tăng ALNS không đáp ứng với phương pháp điều trị khác.

An thần có thể được sử dụng để hạn chế sự kích động, hoạt động cơ bắp quá mức (ví dụ như do mê sảng), và giúp giảm nhẹ đáp ứng đau và do đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng ALNS. Để an thần, propofol thường được sử dụng ở người lớn (chống chỉ định ở trẻ em) vì thuốc khởi phát tác dụng nhanh và thời gian tác dụng rất ngắn; liều 0,3 mg/kg/h truyền tĩnh mạch liên tục, tăng dần khi cần thiết (lên đến 3 mg/kg/h). Không dùng bolus ban đầu. Tác dụng phụ thường gặp nhất là hạ huyết áp. Sử dụng liều cao kéo dài có thể gây viêm tụy. Các thuốc nhóm benzodiazepine (ví dụ midazolam, lorazepam) cũng có thể được sử dụng để an thần, nhưng chúng không có tác dụng nhanh như propofol và khó xác định được đáp ứng liều của từng người. Thuốc chống rối loạn tâm thần có thể làm chậm quá trình phục hồi và tránh sử dụng nếu có thể. Thuốc giãn cơ hiếm khi cần sử dụng; nếu cần dùng, phải cho BN an thần đầy đủ.

Để kiểm soát đau tốt thường phải sử dụng opioid.

Duy trì trạng thái đẳng tích và độ thẩm thấu huyết thanh bình thường (độ thẩm thấu bình thường hoặc hơi tăng, mục tiêu thẩm thấu huyết tương từ 295 đến 320 mOsm/kg [295 to 320 mmol/kg]) là điều quan trọng. Để kiểm soát ALNS, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng dung dịch muối ưu trương (thường là 2% đến 3%) là một chất tăng độ thẩm thấu hiệu quả hơn mannitol. Sử dụng liều bolus 2-3 mL/kg truyền TM nếu cần thiết hoặc truyền liên tục 1 mL/kg/h. Theo dõi và duy trì nồng độ natri huyết tương ≤ 155 mEq/L.

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu (ví dụ mannitol) truyền TM là biện pháp thay thế để làm giảm ALNS và duy trì độ thẩm thấu huyết tương. Tuy nhiên, chúng nên được dành cho những bệnh nhân có tình trạng xấu đi hoặc được sử dụng trước phẫu thuật cho những bệnh nhân có máu tụ. Mannitol dạng dung dịch 20% với liều 0,5 đến 1 g/kg truyền TM (2,5 đến 5 mL/kg) trong vòng 15 đến 30 phút và lặp lại với liều từ 0,25 đến 0,5 g/kg (1,25 đến 2,5 mL/kg) khi cần thiết (thường sau mỗi 6 đến 8 giờ); nó làm giảm ALNS trong vài giờ. Mannitol phải được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành nặng, suy tim, suy thận hoặc xung huyết mạch phổi vì mannitol làm tăng nhanh thể tích trong lòng mạch. Do thuốc lợi tiểu thẩm thấu làm tăng bài tiết nước tiểu nhiều hơn natri, sử dụng mannitol kéo dài cũng có thể dẫn đến mất nước và tăng natri huyết. Furosemide 1 mg/kg truyền TM cũng giúp làm giảm lượng dịch trong cơ thể, đặc biệt là giúp tránh được tình trạng tăng thể tích dịch thoáng qua do sử dụng mannitol. Cân bằng nước và điện giải phải được theo dõi chặt chẽ trong khi sử dụng thuốc lợi tiểu thẩm thấu.

Phẫu thuật mở sọ giảm áp có thể được xem xét khi tăng ICP không thể chống lại các can thiệp khác và đôi khi là biện pháp chính (ví dụ, tại thời điểm phẫu thuật để dẫn lưu một khối máu tụ đáng kể). Đối với phẫu thuật mở sọ, một mảnh xương được lấy bỏ (và thay thế sau), và kĩ thuật vá màng cứng được thực hiện để tránh phù não. Số lượng và vị trí của việc loại bỏ xương phụ thuộc vào vết thương, nhưng lỗ mở phải đủ để giữ cho vùng phù nề không bị chèn ép vào mô não. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh phương pháp lấy bỏ mảnh xương sọ và điều trị nội khoa, tỷ lệ tử vong toàn bộ sau 6 tháng giảm đi sau PT lấy bỏ mảnh xương sọ, nhưng tỉ lệ tàn tật mức độ nặng và sống thực vật cao hơn, tỉ lệ phục hồi về mặt chức năng tương đương nhau (5 Tài liệu tham khảo Chấn thương sọ não (CTSN) gây tổn thương giải phẫu nhu mô não, gây ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn chức năng của bộ não. Chẩn đoán lâm sàng thường... đọc thêm

Nuôi não tại bệnh viện là gì
).

Gây mê bằng pentobarbital là một lựa chọn can thiệp sâu hơn và hiện nay ít được sử dụng hơn nếu không kiểm soát được tăng ALNS. Gây mê bằng pentobarbital 10 mg/kg truyền TM trong 30 phút, 5 mg/kg/h trong 3 giờ, sau đó dùng liều duy trì 1 mg/kg/h. Liều này có thể được điều chỉnh để ngăn chặn sự tăng đột ngột sóng điện não đồ, một chỉ số được theo dõi liên tục. Hạ huyết áp là phổ biến và được quản lý bằng cách truyền dịch, và nếu cần thiết, sử dụng thuốc vận mạch.

Hạ thân nhiệt toàn bộ điều trị vẫn chưa được chứng minh lợi ích.

Một loạt các chất bảo vệ thần kinh đã và đang được nghiên cứu, nhưng cho đến nay, chưa có thuốc nào chứng minh được hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng.