Nước Việt Nam tiếng Anh là gì

Để hiểu hơn về cách đọc tên quốc gia này cũng như thông tin cơ bản nhất, hãy theo dõi thông tin chi tiết dưới đây

1. VietNam /ˌvjɛtˈnɑːm / – Việt Nam

Việt Nam có tên chính xách là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á.

Show

Việt Nam sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt (Vietnamese).

2. England /ˈɪŋglənd/ – Anh

Nước Anh là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm phía Tây Bắc của châu Âu.

Nước Anh sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh (English).

3. ThaiLand /ˈtaɪlænd/ – Thái Lan

Thái Lancó tên chính thức là Vương quốc Thái Lan. Đây là quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á.

Thái Lan sử dụng ngôn ngữ tiếng Thái.

4. India /ˈɪndɪə/ – Ấn Độ

Ấn Độ có tên gọi chính thức là Cộng hoà Ấn Độ, là quốc gianằm ở vùng Nam Á.

Ngôn ngữ chính thức thứ nhất tại Cộng hòa Ấn Độ là tiếng Hindi tiêu chuẩn trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai.

5. Singapore /sɪŋəˈpɔːr/ – Singapore

Singapore có tên chính thức là Cộng hòa Singapore. Đây là 1 bang và đảo quốc tại Đông Nam Á.

Bốn ngôn ngữ chính thức trong Hiến pháp của Singapore bao gồm tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil.

6. China /ˈʧaɪnə/ – Trung Quốc

Trung Quốctên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là quốc gia có chủ quyền tại Đông Á.

Tiếng Trung Quốc hay còn gọi là tiếng Hán hoặc tiếng Hoa là ngôn ngữ chính được sử dụng tại đất nước này.

7. Japan /ʤəˈpæn/ – Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á. Nhật Bản sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Nhật với hơn 130 triệu người sử dụng và cộng đồng dân di cư khắp thế giới đang dùng.

8. Cambodia /kæmˈbəʊdiə/ – Campuchia

Campuchia có tên chính thức là Vương quốc Campuchia, là đất nước nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á.

90% dân số Campuchia sử dụng tiếng Khmer, ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh.

9. Cuba /ˈkjuːbə/ – Cu Ba

Cu Ba có tên gọi chính thức là Cộng Hòa CuBa, là quốc gia bao gồm đảo CuBa, đảo Thanh Niên và các đảo nhỏ xung quanh. CuBa thuộc vùng Caribe, đảo nằm giữa biển Caribe và Bắc Đại Tây Dương, cách Key West, Florida 150 km về phía tây.

Ngôn ngữ chính thức mà CuBa sử dụng là tiếng Tây Ban Nha.

10. France /fræns/ – Pháp

Pháptên chính thức là Cộng hòa Pháp, là quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ rải rác trên nhiều lục địa khác.

Ngôn ngữ chính thức của quốc gia này là tiếng Pháp.

11. America /əˈmerɪkə/ – Mỹ

Mỹ, hay còn gọi là Hoa Kỳ có tên đầy đủ là Hợp quốc chúng Hoa Kỳ (United States of America viết tắt là U.S hoặc USA). Mỹ là 1 cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu.

Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân số nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng Anh Mỹ; Anh Canada. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ.

12. Canada /ˈkænədə/ – Canada

Canada là quốc gia lớn thứ 2 thế giới nằm ở cực Bắc của Bắc Mỹ.

Canada là xã hội đa ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Anh và tiếng Pháp được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính thức của Canada.

13. Russia /ˈrʌʃə/ – Nga

Nga hiện tại có quốc danh là Liên bang Nga. Đây là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á – Âu (châu Âu và châu Á).

Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.

14. Australia /ɔːˈstreɪliə / – Úc

Úc hay còn gọi là Australia có tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ.

Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức của Úc.

15. Greece /griːs/ – Hy Lạp

Hy Lạp có tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp, là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính thức của đất nước này.

16. Denmark /ˈdenmɑːrk/ – Đan Mạch

Đan Mạch là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch.

Ngôn ngữ chính của Đan Mạch là tiếng Đan Mạch, ở vùng Sonderjylland (giáp với Đức) tiếng Đức là ngôn ngữ chính thứ hai.

17. Spain /speɪn/ – Tây Ban Nha

Tây Ban Nha hay còn gọi là Vương quốc Tây Ban Nha là một nước trên bán đảo Iberia phía tây nam châu Âu.

Tiếng Tây Ban Nha đã trở thành ngôn ngữ chính thức của đất nước này.

18. Sweden /ˈswiːdn/ – Thụy Điển

Thụy Điển tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu.

Ngôn ngữ phổ thông gần khắp mọi nơi là tiếng Thụy Điển. Tiếng Na Uy cũng được hiểu gần như khắp mọi nơi vì rất tương tự như tiếng Thụy Điển. Một số vùng nói tiếng Phần Lan và tiếng Sami.

19. Switzerland /ˈswɪtsərlənd/ – Thụy Sỹ

Thụy Sĩ, tên chính thức Liên bang Thụy Sĩ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang.

Thụy Sĩ có bốn ngôn ngữ chính thức: Tiếng Đức chiếm đa số (63,3% dân số nói vào năm 2014); Tiếng Pháp (22,7%) tại miền tây; và Tiếng Ý (8,1%) tại miền nam, ngôn ngữ thứ tư là Tiếng Romansh (0,5%).

20. Turkey /ˈtɜːrki/ – Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Là một quốc gia cộng hòa nghị viện xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân.

21. Germany /ˈdʒɜːrməni/ – Đức

Đức tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức. Là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và chiếm ưu thế tại Đức.

22. Mexico /ˈmeksɪkəʊ/ – Mexico

Mexico tên chính thức là Hợp chúng quốc Mê-hi-cô (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos Mexicanos), là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ.

Mặc dù tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số México sử dụng song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Theo Hiến pháp của México, tất cả các ngôn ngữ bản địa đều được quyền bình đẳng ngang với tiếng Tây Ban Nha.

23. Brazil /brəˈzɪl/ – Braxin

Braxin tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil, là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.

TiếngBồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brazil. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính.

24. Italy /ˈɪtəli/ – Italy

Italy hay còn gọi là Ý, có quốc danh hiện tại là Cộng hoà Ý, là một quốc gia nằm ở Bán đảo Ý phía Nam châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicilia và Sardegna.

Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh.

25. Korea /kəˈriːə/ – Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc.

26. Portugal /ˈpɔːrtʃʊɡl/ – Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha tên chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha, là một quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha là nước cực Tây của lục địa châu Âu.

Tiếng Bồ Đào Nha được coi như ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha.

27. Poland /ˈpəʊlənd / – Ba Lan

Ba Lan tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan, là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic.

Tiếng Ba Lan, một thành viên của nhánh Tây Slavic của các ngôn ngữ Slavic, là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan.

1. Tên các quốc gia bằng tiếng Anh khu vực Bắc Âu

Nước Tính từ Quốc tịch Người dân
Denmark
nước Đan Mạch
Danish
thuộc Đan Mạch
Danish
người Đan Mạch
Dane
người Đan Mạch
England
nước Anh
English
thuộc nước Anh
British/English
người Anh
Englishman/Englishwoman
đàn ông Anh / phụ nữ Anh
Estonia
nước Estonia
Estonian
thuộc Estonia
Estonian
người Estonia
Estonian
người Estonia
Finland
nước Phần Lan
Finnish
thuộc Phần Lan
Finnish
người Phần Lan
Finn
người Phần Lan
Iceland
nước Iceland
Icelandic
thuộc Iceland
Icelandic
người Iceland
Icelander
người Iceland
Ireland
nước Ireland
Irish
thuộc Ireland
Irish
người Ireland
Irishman/Irishwoman
đàn ông Ireland / phụ nữ Ireland
Latvia
nước Latvia
Latvian
thuộc Latvia
Latvian
người Latvia
Latvian
người Latvia
Lithuania
nước Lithuania
Lithuanian
thuộc Lithuania
Lithuanian
người Lithuania
Lithuanian
người Lithuania
Northern Ireland
nước Bắc Ireland
Northern Irish
thuộc Bắc Ireland
British/Northern Irish
người Bắc Ireland
Northern Irishman/Northern Irishwoman
đàn ông Bắc Ireland / phụ nữ Bắc Ireland
Norway
nước Na Uy
Norwegian
thuộc Na Uy
Norwegian
người Na Uy
Norwegian
người Na Uy
Scotland
nước Scotland
Scottish
thuộc Scotland
British/Scottish
người Scotland
Scot/Scotsman/Scotswoman
người Scotland / đàn ông Scotland / phụ nữ Scotland
Sweden
nước Thụy Điển
Swedish
thuộc Thụy Điển
Swedish
người Thụy Điển
Swede
người Thụy Điển
United Kingdom
Vương Quốc Anh và Bắc Ireland
British
thuộc Vương quốc Anh
British
người Anh
Briton
người Anh
Wales
nước Wales
Welsh
thuộc Wales
British/Welsh
người Wales
Welshman/Welshwoman
đàn ông Wales / phụ nữ Wales

PHIÊNÂM TIẾNG ANH 27 NƯỚC TRÊN THẾ GIỚITHƯỜNG GẶP NHẤT

1. VietNam /ˌvjɛtˈnɑːm / – Việt Nam

Việt Nam có tên chính xách là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt (Vietnamese).

2. England /ˈɪŋglənd/ – Anh

Nước Anh là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm phía Tây Bắc của châu Âu.

Nước Anh sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh (English).

3. ThaiLand /ˈtaɪlænd/ – Thái Lan

Thái Lan có tên chính thức là Vương quốc Thái Lan. Đây là quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á.

Thái Lan sử dụng ngôn ngữ tiếng Thái.

4. India /ˈɪndɪə/ – Ấn Độ

Ấn Độ có tên gọi chính thức là Cộng hoà Ấn Độ, là quốc gia nằm ở vùng Nam Á.

Ngôn ngữ chính thức thứ nhất tại Cộng hòa Ấn Độ là tiếng Hindi tiêu chuẩn trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai.

5. Singapore /sɪŋgəˈpɔː/ – Singapore

Singapore có tên chính thức là Cộng hòa Singapore. Đây là 1 bang và đảo quốc tại Đông Nam Á.

Bốn ngôn ngữ chính thức trong Hiến pháp của Singapore bao gồm tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil.

6. China /ˈʧaɪnə/ – Trung Quốc

Trung Quốc tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là quốc gia có chủ quyền tại Đông Á.

Tiếng Trung Quốc hay còn gọi là tiếng Hán hoặc tiếng Hoa là ngôn ngữ chính được sử dụng tại đất nước này.

7. Japan /ʤəˈpæn/ – Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á. Nhật Bản sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Nhật với hơn 130 triệu người sử dụng và cộng đồng dân di cư khắp thế giới đang dùng.

8. Combodia /Combodia / – Campuchia

Campuchia có tên chính thức là Vương quốc Campuchia, là đất nước nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á.

90% dân số Campuchia sử dụng tiếng Khmer, ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh.

9. Cuba /ˈkjuːbə/ – Cu Ba

Cu Ba có tên gọi chính thức là Cộng Hòa CuBa, là quốc gia bao gồm đảo CuBa, đảo Thanh Niên và các đảo nhỏ xung quanh. CuBa thuộc vùng Caribe, đảo nằm giữa biển Caribe và Bắc Đại Tây Dương, cách Key West, Florida 150 km về phía tây.

Ngôn ngữ chính thức mà CuBa sử dụng là tiếng Tây Ban Nha.

10. France /ˈfrɑːns/ – Pháp

Pháp tên chính thức là Cộng hòa Pháp, là quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ rải rác trên nhiều lục địa khác.

Ngôn ngữ chính thức của quốc gia này là tiếng Pháp.

11. America /əˈmɛrɪkə/ – Mỹ

Mỹ, hay còn gọi là Hoa Kỳ có tên đầy đủ là Hợp quốc chúng Hoa Kỳ (United States of America viết tắt là U.S hoặc USA). Mỹ là 1 cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu.

Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân số nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng Anh Mỹ; Anh Canada. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ.

Xem thêm: Học tiếng Anh giao tiếp miễn phícho người mất gốchiệu quả

nhấttại linkdưới

Nước Việt Nam tiếng Anh là gì
Nước Việt Nam tiếng Anh là gì

HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP ONLINE MIỄN PHÍ

12. Canada /ˈkænədə/ – Canada

Canada là quốc gia lớn thứ 2 thế giới nằm ở cực Bắc của Bắc Mỹ.

Canada là xã hội đa ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Anh và tiếng Pháp được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính thức của Canada.

13. Russia /ˈrʌʃə/ – Nga

Nga hiện tại có quốc danh là Liên bang Nga. Đây là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á – Âu (châu Âu và châu Á).

Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.

14. Australia /ɒˈstreɪliːə / Úc

Úc hay còn gọi là Australia có tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ.

Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức của Úc.

15. Greece /griːs/ – Hy Lạp

Hy Lạp có tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp, là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính thức của đất nước này.

16. Denmark /ˈdɛnmɑːk/ – Đan Mạch

Đan Mạch là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch.

Ngôn ngữ chính của Đan Mạch là tiếng Đan Mạch, ở vùng Sonderjylland (giáp với Đức) tiếng Đức là ngôn ngữ chính thứ hai.

17. Spain /speɪn/ – Tây Ban Nha

Tây Ban Nha hay còn gọi là Vương quốc Tây Ban Nha là một nước trên bán đảo Iberia phía tây nam châu Âu.

Tiếng Tây Ban Nha đã trở thành ngôn ngữ chính thức của đất nước này.

18. Sweden /ˈswɪdən/ – Thụy Điển

Thụy Điển tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu.

Ngôn ngữ phổ thông gần khắp mọi nơi là tiếng Thụy Điển. Tiếng Na Uy cũng được hiểu gần như khắp mọi nơi vì rất tương tự như tiếng Thụy Điển. Một số vùng nói tiếng Phần Lan và tiếng Sami.

19. Switzerland /ˈswɪtsələnd / – Thụy Sỹ

Thụy Sĩ, tên chính thức Liên bang Thụy Sĩ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang.

Thụy Sĩ có bốn ngôn ngữ chính thức: Tiếng Đức chiếm đa số (63,3% dân số nói vào năm 2014); Tiếng Pháp (22,7%) tại miền tây; và Tiếng Ý (8,1%) tại miền nam, ngôn ngữ thứ tư là Tiếng Romansh (0,5%).

20. Turkey /ˈtɜːki/ – Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Là một quốc gia cộng hòa nghị viện xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân.

21. Germany /ˈʤɜːməni / – Đức

Đức tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức. Là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và chiếm ưu thế tại Đức.

22. Mexico /ˈmɛksɪkəʊ/ – Mexico

Mexico tên chính thức là Hợp chúng quốc Mê-hi-cô (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos Mexicanos), là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ.

Mặc dù tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số México sử dụng song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Theo Hiến pháp của México, tất cả các ngôn ngữ bản địa đều được quyền bình đẳng ngang với tiếng Tây Ban Nha.

23. Brazil /brəˈzɪl/ – Braxin

Braxin tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil, là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.

Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính.

24. Italy /ˈɪtəli/ – Italy

Italy hay còn gọi là Ý, có quốc danh hiện tại là Cộng hoà Ý, là một quốc gia nằm ở Bán đảo Ý phía Nam châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicilia và Sardegna.

Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh.

25. Korea /kəˈrɪə/ – Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc.

26. Portugal /ˈpɔːʧəgəl/ – Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha tên chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha, là một quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha là nước cực Tây của lục địa châu Âu.

Tiếng Bồ Đào Nha được coi như ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha.

27. Poland /ˈpəʊlənd / – Ba Lan

Ba Lan tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan, là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic.

Tiếng Ba Lan, một thành viên của nhánh Tây Slavic của các ngôn ngữ Slavic, là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan.

Trên đây tổng hợp phiên âm tiếng Anh tên các nước trên thế giớiquen thuộcnhất. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.


Tôi chúc bạn học tiếng Anh thành công!

Mục lục

  • 1 Tên gọi
    • 1.1 Nguồn gốc
    • 1.2 Trong tiếng Anh
  • 2 Địa lý
    • 2.1 Sinh thái
    • 2.2 Hành chính
  • 3 Lịch sử
  • 4 Chính trị
    • 4.1 Quân sự
    • 4.2 Ngoại giao
  • 5 Kinh tế
    • 5.1 Giao thông
    • 5.2 Truyền thông
    • 5.3 Du lịch
    • 5.4 Khoa học
  • 6 Nhân khẩu
    • 6.1 Dân số
    • 6.2 Ngôn ngữ
    • 6.3 Tôn giáo
    • 6.4 Tội phạm
    • 6.5 Giáo dục
    • 6.6 Y tế
  • 7 Văn hóa
    • 7.1 Âm nhạc
    • 7.2 Trang phục
    • 7.3 Ẩm thực
    • 7.4 Thể thao
    • 7.5 Ngày lễ
  • 8 Ghi chú
  • 9 Chú thích
    • 9.1 Tham khảo
  • 10 Đọc thêm
  • 11 Liên kết ngoài

Tên gọi

Nguồn gốc

Các nhà nước trong lịch sử Việt Nam có những quốc hiệu khác nhau như Xích Quỷ, Văn Lang, Đại Việt, Đại Nam hay Việt Nam, chữ Việt Nam được cho là việc đổi ngược lại của quốc hiệu Nam Việt từ trước Công nguyên. Chữ "Việt" 越 đặt ở đầu biểu thị đất Việt Thường, cương vực cũ của nước này, từng được dùng trong các quốc hiệu Đại Cồ Việt và Đại Việt (là các quốc hiệu từ thế kỷ 10 tới đầu thế kỷ 19). Chữ "Nam" 南 đặt ở cuối thể hiện đây là vùng đất phía nam, là vị trí cương vực, từng được dùng cho quốc hiệu Đại Nam, và trước đó là một cách gọi phân biệt Đại Việt là Nam Quốc (như "Nam Quốc Sơn Hà") với Bắc Quốc là Trung Hoa.

Nhà Thanh công nhận "Việt Nam" (chữ Hán: 越南) là quốc hiệu Nhà Nguyễn.[24] Đặt quốc hiệu là "Việt Nam" 越南 không nhầm với nước Nam Việt và thể hiện vị trí địa lý nằm ở phía nam Bách Việt. Trùng hợp là trước đó mấy trăm năm, trong Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng tên "Việt Nam" làm tên chính thức, mặc dù khi đó vẫn còn sử dụng quốc hiệu "Đại Việt". Năm 1804, vua Thanh cho án sát sứ Quảng Tây Tề Bố Sâm sang tuyên phong Gia Long làm "Việt Nam quốc vương" 越南國王 mặc dù các vua Nhà Nguyễn vẫn theo lệ cũ tự phong "Hoàng đế" 皇帝 cho ngang hàng với vua Trung Quốc.[24][25]

Vua Gia Long nhà Nguyễn chính thức sử dụng quốc hiệu "Việt Nam" từ năm 1804.[26] Tên gọi này cũng xuất hiện trong tác phẩm Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu năm 1905 và trong tên gọi Việt Nam Quốc dân Đảng.[27] Tên gọi "An Nam" cũng có trong thời Pháp thuộc. Năm 1945, Đế quốc Việt Nam ra đời và tiếp tục đặt quốc hiệu "Việt Nam".[28] Sau đó tất cả những nhà nước ở Việt Nam sau năm 1945 đều sử dụng quốc hiệu này.

Trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, sách báo, internet) của quốc gia khác trên thế giới (đặc biệt là các quốc gia có tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức như Anh, Mỹ, Úc) đều viết thông dụng là Vietnam cho danh từ (viết liền không dấu cách, là cách viết nối phổ biến cho một từ ghép) và Vietnamese cho tính từ, thì tại Việt Nam vẫn còn tồn tại hai cách viết là Viet Nam (bỏ dấu) và Việt Nam (để nguyên), do ảnh hưởng từ viết tiếng Việt dùng chữ Quốc ngữ. Điều này có thể nhận thấy trên website của Chính phủ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Việt Nam cho phiên bản tiếng Anh dùng cả 3 cách: Vietnam, Viet Nam hoặc Việt Nam.[29][30] Danh sách liệt kê thành viên trên website Liên Hợp Quốc viết tên quốc gia này là Viet Nam trong khi các bài viết tiểu mục thì vẫn viết Vietnam. Trang web Oxford Learner's Dictionaries của Nhà xuất bản Đại học Oxford (cũng là đơn vị biên soạn Từ điển tiếng Anh Oxford) chỉ ghi nhận cách viết Vietnam.[31][32] Và tương tự như vậy thì hầu hết các ngôn ngữ khác trên thế giới dù đang dùng chữ viết chính là chữ Latin hay dùng các chữ viết khác có họ hàng với chữ Latin (như chữ Cyrill, chữ Hi Lạp), tuy có thể khác chữ cái (do cấu trúc mỗi bảng chữ cái hay do âm đọc của ngôn ngữ đó) nhưng đều viết tên gọi Việt Nam ở dạng viết liền không dấu cách giống như cách viết Vietnam trong tiếng Anh.[33][34][b]

Địa lý

Việt Nam có diện tích 331.212km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639km, đường bờ biển trải dài 3.260km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (nhưng không kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần).

Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam của Việt Nam theo đường chim bay là 1.650km. Nơi có chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình với chưa đầy 50km. Đường biên giới đất liền dài hơn 4.600km, trong đó, biên giới với Lào dài nhất (gần 2.100km), tiếp đến là Trung Quốc và Campuchia. Tổng diện tích là 331.212km²gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo[35] cùng hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm và cả hai quần đảo trên Biển Đông là Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) mà nhà nước tuyên bố chủ quyền.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Đất chủ yếu là đất ferralit vùng đồi núi (ở Tây Nguyên hình thành trên đá bazan) và đất phù sa đồng bằng. Ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long tập trung đất phèn. Rừng ở Việt Nam chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới khu vực đồi núi còn vùng đất thấp ven biển có rừng ngập mặn. Đất liền có các mỏ khoáng sản như phosphat, vàng. Than đá có nhiều nhất ở Quảng Ninh. Sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh. Ở biển có các mỏ dầu và khí tự nhiên.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có sự biến động. Phía bắc dãy Bạch Mã có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc lạnh và khô vào mùa đông tạo nên mùa đông lạnh; gió Tây Nam nóng khô và Đông Nam ẩm ướt vào mùa hè. Phía nam có gió Đông Bắc vào mùa khô và gió Tây Nam vào mùa mưa. Các dòng biển phần nào đó điều hòa khí hậu. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Việt Nam trải qua các đợt lụt và bão, có lượng mưa từ 1.200 đến 3.000mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 độ Celsius trong vòng 50 năm (1964–2014).[36]

Sinh thái

Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã bị phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.

Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.

Hành chính

Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (ngày nay vẫn thường được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn).[37]

Tổng cộng có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương (*) với thủ đô là Hà Nội.

Dưới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Tính đến tháng 1 năm 2021, Việt Nam có 705 đơn vị cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Dưới cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh là các đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

Dưới cấp phường/xã/thị trấn là các khu vực không chính thức với tên gọi khác nhau như khu phố, tổ dân phố, làng, thôn, ấp, khóm, buôn, bản, xóm...

Lịch sử

Trống đồng Đông Sơn

Các nhà khảo cổ học tìm thấy những dấu vết của người đứng thẳng thời đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam cách đây khoảng 500.000 năm; các công cụ thô sơ bằng đá và các dấu răng của người tiền sử bị phát hiện tại các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Ninh Bình và Quảng Bình.[38] Ngoài ra, tại các vùng phía Bắc, con người sinh sống trong các hang động đá vôi và sống bằng các hoạt động săn thú, hái lượm. Trong khi đó, tại các vùng duyên hải miền Trung như Nghệ An, con người chủ yếu sống bằng đánh cá.[38]

Đến thời đại đồ đá mới cách đây 5000 đến 6000 năm, người Việt cổ bắt đầu biết canh tác lúa nước; loạt dấu vết trồng lúa có từ cao nguyên tới đồng bằng.[38] Ngoài ra, con người bắt đầu biết chế tác công cụ theo kiểu khác và làm đồ gốm với kỹ thuật khác.[38] Đến khoảng thiên niên kỷ I TCN vào cuối thời kỳ đồ đồng, khu vực lúa nước ở sông Hồng và sông Cả phát triển thành nền văn hóa Đông Sơn[39] rồi cùng thời gian đó, những nhà nước đầu tiên lần lượt xuất hiện đó là Văn Lang và Âu Lạc.[40]

Thay đổi lãnh thổ từ triều Lý năm 1009 đến hết triều Nguyễn năm 1945 cùng cuộc Nam tiến (1069–1757).

Từ thế kỷ II TCN, các triều đại phong kiến từ phương Bắc cai trị một phần Việt Nam hơn 1000 năm.[41] Sự cai trị này bị ngắt quãng bởi những cuộc khởi nghĩa của những tướng lĩnh như Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Hai Bà Trưng hay Lý Bí. Năm 905, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, không phải là độc lập vì Dụ tự nhận mình là quan triều đình phương Bắc.[42] Đến năm 938, sau khi chỉ huy trận sông Bạch Đằng đánh bại quân Nam Hán,[43] Ngô Quyền lập triều xưng vương, đánh dấu một nhà nước độc lập khỏi các triều đình phương Bắc vào năm 939.

Sau nhà Ngô, lần lượt các triều Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần tổ chức chính quyền tương tự các triều đại Trung Hoa, lấy Phật giáo làm tôn giáo chính của quốc gia và cho truyền bá cả Nho giáo và Đạo giáo. Nhà Tiền Lê, Lý và Trần đã chống trả các cuộc tấn công của nhà Tống và nhà Mông – Nguyên, đều thắng lợi và bảo vệ được Đại Việt. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu, tiến hành cải cách. Năm 1407, Đại Ngu bị Nhà Minh thôn tính. một số thành viên hoàng tộc nhà Trần khởi nghĩa, lập nhà Hậu Trần và bị quân Minh đánh bại sau 7 năm. Năm 1427, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nhà Hậu Lê, giành lại độc lập (năm 1428). Có quan điểm cho rằng đây là triều đại mà phong kiến Việt Nam đạt "đỉnh cao" đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông (1460–1497).[44]

Vào đầu thế kỷ XVI, Nhà Lê sơ bị Nhà Mạc cướp ngôi nên một bộ phận quan lại trung thành đã lập người khác trong dòng dõi vua Lê lên làm vua, tái lập Nhà Lê. Nhà Lê trung hưng sau 60 năm giao tranh đã chiến thắng, diệt Nhà Mạc. Vua Lê khi đó là bù nhìn, hai tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tranh chấp nhau, gây chiến tranh kéo dài hơn 100 năm, chia cắt Đại Việt thành đàng Ngoài và đàng Trong trong 200 năm. Cuối thế kỷ XVIII, tướng khởi nghĩa Nguyễn Huệ trong 15 năm đã đánh bại cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn cùng các cuộc xâm chiếm của Xiêm và Thanh để lập Nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ mất, với người kế vị Cảnh Thịnh, nhà Tây Sơn bị Nguyễn Ánh – một thành viên dòng họ Chúa Nguyễn cùng với viện trợ từ Pháp và Xiêm lật đổ, lập Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng ở Việt Nam.[45] Thời phong kiến, các triều Lý, Trần, Hậu Lê và chúa Nguyễn thu phục Chiêm Thành, Chân Lạp và Tây Nguyên ở phía Nam.[46]

Lễ tuyên bố thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình năm 1945.

Nhà Đấu xảo Hà Nội năm 1902.

Phương Tây tiếp cận Việt Nam từ thế kỷ XVI. Vào thế kỷ XVII, Đàng Trong và Đàng Ngoài trao đổi thương mại trước hết với Bồ Đào Nha và Hà Lan,[47] sau thêm Anh và Pháp. Các tu sĩ Dòng Tên do Bồ Đào Nha bảo trợ[48] đến truyền bá Công giáo từ năm 1615 rồi Hội Thừa sai Paris và Dòng Đa Minh tiếp nối. Công giáo tại Việt Nam phát triển trong 2 thế kỷ tiên khởi XVII và XVIII.[49] Từ thời Gia Long, Nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng, cấm ngoại thương, không tiếp xúc công nghệ tiên tiến. Nửa sau thế kỷ 19, Pháp xâm lược bán đảo Đông Dương, thâu tóm nhà Nguyễn và thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887. Thời Pháp thuộc, văn hóa, khoa học, kỹ thuật phương Tây được tăng cường truyền bá.[50]

Thế chiến thứ 2, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, dựng nên Đế quốc Việt Nam, chính thể không thực quyền phải nộp thuế và cung ứng Nhật tài nguyên có lúa gạo, góp phần gây nạn đói Ất Dậu. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh giành chính quyền, đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.[51] Pháp tính lấy lại Đông Dương, nhưng vấp phải sự phản kháng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên đã buộc phải hậu thuẫn lập Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại, cựu hoàng đế Nhà Nguyễn làm Quốc trưởng.[52]

Năm 1954, Chiến tranh Đông Dương kết thúc, Pháp phải công nhận sự độc lập của Việt Nam và rút quân, xuất hiện 2 vùng tập kết quân sự chờ cuộc bầu cử thống nhất đất nước[53] nhưng không thành do Hoa Kỳ hậu thuẫn cho Việt Nam Cộng hòa (chính phủ kế thừa Quốc gia Việt Nam) từ chối tổ chức bầu cử.[54] Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn các lực lượng miền Nam nổi dậy chống Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, gây ra xung đột quân sự mà tiếp theo đó là sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh.[55] Chiến tranh kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng.[56]

Năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức tuyển cử hợp nhất. Do hậu quả chiến tranh, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam, chính sách bao cấp và bị Hoa Kỳ cấm vận, nước Việt Nam thời hậu chiến phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội.[57] Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI chấp thuận Đổi mới, cải tổ nhà nước và chuyển nền kinh tế theo hướng mới.[58] Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995 và gia nhập ASEAN vào cùng năm. Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO.