Nsnd kim cương là ai

Trong buổi tiệc nhỏ tại gia, Kim Cương cho biết hạnh phúc khi tuổi tác và suy giảm sức khỏe không khiến bà bỏ cuộc trước các hoạt động xã hội. Tết Nhâm Dần, bà tiếp tục tổ chức Nghệ sĩ tri âm - chương trình trao quà cho công nhân hậu đài sân khấu, diễn viên nghèo. Một nhà hảo tâm tài trợ cho bà một tỷ đồng để trao quà cho các gương măt kỳ cựu như Tô Kim Hồng, Thanh Tú, Trang Bích Liễu..., mỗi người nhận được sáu triệu đồng, phát hôm 26/1.

Nghệ sĩ Kim Cương đón tuổi 85 tại nhà riêng, tối 25/1. Ảnh: Mai Nhật

Duy trì Nghệ sĩ tri âm tám năm qua, Kim Cương thường gõ cửa nhiều doanh nghiệp, nhờ hỗ trợ các anh em diễn viên, công nhân hậu đài có cái Tết ấm êm. Nghệ sĩ nói: "Niềm vui ấy không phải chỉ cho tôi mà còn cho các anh em. Nhiều đồng nghiệp một thời, tuổi đã ngoài 70, 80, hàng năm vẫn chờ tôi tổ chức chương trình. Họ trông ngóng gặp nhau hàn huyên". Hai năm dịch, có lúc, bà tưởng phải ngừng chương trình vì gặp khó khăn, thách thức, nhưng rốt cuộc, hoạt động thiện nguyện vẫn được duy trì vì sự quyết tâm của những ngưởi chung tay.

Hôm 20/1, Kim Cương được vinh danh là Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng tại lễ trao giải Mai Vàng, với hơn 50 năm làm thiện nguyện, giúp trẻ em mổ tim, bệnh nhân nghèo... Nhận kỷ niệm chương, nghệ sĩ xúc động, nói danh hiệu này không chỉ trao cho bản thân bà mà còn vì hàng nghìn người chung tay trên hành trình làm từ thiện. Bà cho biết: "Một chị buôn bán đường ở gần cầu Sài Gòn, năm nào cũng quyên góp cho chúng tôi vài trăm kg đường tặng nghệ sĩ nghèo. Những em nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học cũng bớt chút tiền quà, san sẻ cùng hoàn cảnh khó khăn. Với tôi, làm từ thiện là một đường bay không điểm dừng vì càng làm càng thấy thiếu".

Bà cho biết gần đây được một nhà hảo tâm tặng 1,5 tỷ đồng cho 150 trẻ em mồ côi vì Covid-19 tại TP HCM. Cuối năm ngoái, bà đồng hành cùng Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM, kêu gọi doanh nghiệp giúp đỡ các em nhỏ có cha, mẹ hoặc cha và mẹ qua đời vì đại dịch. Bà liên lạc các diễn viên trẻ trong lớp đào tạo của nghệ sĩ Hữu Châu và đạo diễn Thanh Hiệp, mời họ đỡ đầu các bé. Vài tuần trước, bà tổ chức loạt buổi đi chơi xiếc, ảo thuật, xem ca nhạc để các bé khuây khỏa vì "Năm đầu tiên tụi nhỏ đón Tết mà không có cha, mẹ bên cạnh".

Nghệ sĩ Nhân dân nói gia đình là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên cho bà những khi mệt mỏi, hay chùn bước. Ở tiệc sinh nhật, ba người cháu nội của nghệ sĩ quây quần bên bà, hát chúc mừng sinh nhật. Con trai, con dâu tặng Kim Cương món quà là một chiếc máy tính bảng vì máy hiện tại của bà đã cũ. Cô cháu gái út líu lo: "Mẹ con thấy bà dùng hoài không chịu đổi nên bí mật đi mua tặng bà đó".

Kim Cương sinh năm 1937, mệnh danh là "kỳ nữ" trong giới sân khấu Việt Nam, được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam vinh danh là: "Nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam". Bà nổi tiếng qua những vở Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Trà hoa nữ... Ngoài thành tựu diễn xuất, Kim Cương còn nổi tiếng với công tác thiện nguyện. Nhiều năm, bà tổ chức sự kiện Nghệ sĩ tri âm để quyên góp giúp các diễn viên, nhạc công, soạn giả nghèo khổ. Bà sáng lập quỹ học bổng Bảy Nam hỗ trợ các con em nghệ sĩ đang túng thiếu. Bà hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM.

Mai Nhật

Hồi tháng 11/2020, NSND Kim Cương từng tin rằng không thể tiếp tục chương trình Nghệ sĩ tri âm. Con trai thuyết phục bà không nên đi vận động các nhà hảo tâm nữa vì dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế chung, chưa kể việc tổ chức chương trình tụ tập đông người không đảm bảo quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.

NSƯT Hồng Vân đến hát mừng đàn chị Kim Cương tròn 84 tuổi.

Tuy nhiên, cách đây ít lâu, NSND Kim Cương bất ngờ được Ủy ban MTTQ TP.HCM gửi 500 triệu đồng cùng nhiều đóng góp khác của những nhà hảo tâm yêu nghệ sĩ. Bà hiện chưa tổng kết số tiền quyên góp nhưng khẳng định sẽ chuẩn bị được nhiều suất quà hơn năm ngoái.

"Năm trước, tôi trao 20 suất học bổng của má Bảy Nam, mỗi suất 2 triệu đồng. Năm nay, tôi sẽ trao 30 suất, mỗi suất 4 triệu đồng! Số quà trao nghệ sĩ nghèo hiện là 120 suất. Mỗi suất gồm vật dụng thiết thân và một phong bao tiền mặt. Riêng tiền mặt từ 5 triệu đồng/người sẽ tăng lên 6 triệu đồng/người", bà hào hứng.

Cháu gái nhảy điệu cha-cha-cha tặng bà nội Kim Cương.

NSND nói thêm, bà bất ngờ khi nhiều người không khá giả vẫn đến góp từng chiếc mền, chiếu, thùng mì... Bà còn được được một người bạn tặng 200 cái áo sơ mi cao cấp, nhiều bộ quần áo trẻ em và giày dép da.

Vì vậy, Kim Cương quyết định tiếp tục Nghệ sĩ tri âm năm thứ 7 trong niềm hân hoan. Để tránh tụ tập đông người, bà chia nhỏ hình thức tổ chức thành 3 đợt gồm: Ngày 26/1 trao ở Khu dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM); Ngày 4/2 trao tại Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM và ngày 7/2 trao 30 suất học bổng cho các học sinh tại nhà riêng (Phú Nhuận, TP.HCM). Nghệ sĩ tri âm năm nay cũng hủy tiết mục văn nghệ, trao quà xong quà là kết thúc chương trình để đảm bảo an toàn.

Trước mắt, Kim Cương dự kiến trao 120 suất quà, nếu có thêm quyên góp sẽ tiếp tục tìm nghệ sĩ nghèo trao thêm. "Con số không quá lớn nhưng trong dịch Covid-19, chúng càng đáng quý biết bao! Nghệ sĩ nghèo đang cần tiền hơn ai hết. Năm nay, tôi ưu tiên các nghệ sĩ hát Bội, múa và xiếc. Cải lương, kịch nói còn xoay xở được chứ hát Bội thì chào thua!", NSND cho biết.

Buổi trao quà nghệ sĩ nghèo tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM) sẽ có sự góp mặt của bà Võ Thị Dung - nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM. Kim Cương nói: "Chị Dung là ân nhân của nhiều nghệ sĩ, trong đó có tôi. 7 năm qua, nếu không có chị, tôi không thể làm Nghệ sĩ tri âm".

NSND Kim Cương làm thiện nguyện không mệt mỏi nhiều năm qua. 

Theo Kim Cương, bên cạnh việc vận động quyên góp, khâu gửi thư cho các nghệ sĩ nghèo nhận quà gặp khó khăn nhất. Những năm trước, bà và tình nguyện viên gửi thư mời nhận quà đến một số địa chỉ nhưng không đến đúng người cần nhận hoặc thư bị trả về do không có ai nhận.

"Bởi lẽ mỗi năm, những nghệ sĩ nghèo thường thay chỗ ở thuê biết bao lần khiến chúng tôi khó khăn tìm đúng người. Chưa kể, một số kẻ lợi dụng việc này để lấy thư đến nhận quà. Vì vậy, chúng tôi ghi rõ trong thư rằng không chấp nhận việc nhận quà thay. Nghệ sĩ nào đau bệnh không đi nổi, chúng tôi cho người đến trao tận nhà", nghệ sĩ 84 tuổi cho hay. 

Bài và ảnh Cẩm Loan

"Tôi thực sự rất buồn khi một số nghệ sĩ bây giờ tấu hài tục tĩu những câu tôi không dám nghe. Chúng tôi già rồi, biết tốt biết xấu nhưng thế hệ trẻ nghe theo thì thế nào?", NSND Kim Cương bức xúc.

Làm "Nghệ sĩ tri âm" để nghệ sĩ qua thời biết khán giả không quên mình

- Chúc mừng NSND Kim Cương thêm một năm ''Nghệ sĩ tri âm'' trọn vẹn. Chương trình năm nay, có kỷ niệm nào làm chị xúc động?

Hôm rồi, tôi lên nhà Kim Giác thắp hương tiễn em. Gia đình nói họ không chấp điếu. Tôi nói: Cô đâu có phúng điếu. Tiền nầy là phần tiền má con lãnh của Nghệ sĩ tri âm năm nay.

Sau đó, tôi để tiền lên bàn thờ, nói với Kim Giác rằng: Bảy năm trời đều có mặt em. Năm nay, em chưa kịp lãnh đã đi mất, thôi chị để đây. Em xuống dưới có gặp chị Út Bạch Lan, Ngọc Hương,.. nhớ nói dùm khán giả không quên tụi mình, cuộc đời không quên tụi mình. Tôi vừa nói vừa khóc quá chừng. Tôi cầm lòng không đặng.

Thằng con Kim Giác nói má nó cứ trông tới Nghệ sĩ tri âm, không phải để lãnh tiền mà để gặp chị Hai Kim Cương, gặp bạn bè nghệ sĩ.

"Kỳ nữ" trao quà Tết cuối cùng cho đàn em Kim Giác. Ảnh: Thanh Hiệp

- Ở tuổi của bà cần nghỉ ngơi nhiều hơn là ôm đồm lắm việc?

Vậy bạn thấy tôi vui không? Nhìn mấy đứa nhỏ lãnh bao thơ, nghệ sĩ lãnh quà mà khóc, tôi sướng lắm. Nghệ sĩ mà, còn sống là còn nặng nợ dâu. Người ta thường ví nghệ sĩ tụi tôi như con tằm, trả xong nợ dâu sẽ yên tâm chết trong cái kén của mình. Nhưng nghệ sĩ dành cả một đời cống hiến cho nghệ thuật, khán giả rồi đã xong đâu? Tụi tôi vẫn phải sống lay lắt với lo lắng và nỗi buồn cô đơn.

Nghệ sĩ tụi tôi ai cũng có 2 gia đình: một với cha mẹ, vợ chồng, con cái; một với đoàn hát. Tụi tôi sống với đoàn hát nhiều hơn với gia đình. Cho nên, khi nghỉ hát ở một mình, tụi tôi hẫng ghê gớm lắm bạn à! Tôi đây con cháu đầy đàn mà nhiều đêm phải chạy qua phòng má khóc, kêu: Con nhớ khán giả, nhớ anh em, sân khấu quá má ơi. Tôi nhớ từng gương mặt, kỷ niệm, nhớ cả giờ gây gổ, đủ thứ chuyện kỳ cục trong đoàn hát. Nếu không làm từ thiện mấy chục năm nay, chắc tôi cũng chết rồi.

Khi mất, tôi sẽ nằm cạnh má

- Nghề này bạc quá, phải không bà?

Nghệ sĩ tụi tôi mới bước vào nghề trẻ, đẹp, ca hay, lãnh lương thiệt cao, rồi cứ thế lần lần đi xuống, từ đào chánh xuống hàng vai chị, vai mẹ rồi vai bà, là tới lúc kết thúc sự nghiệp. Bạn hỏi có nghiệt ngã?...

Người thợ mộc hành nghề bằng cái đục, thơ ký hành nghề bằng đánh máy còn nghệ sĩ hành nghề bằng chính bản thân mình. Thân xác của người nghệ sĩ vừa là công cụ vừa là tác phẩm. Với nghệ sĩ, sân khấu là cuộc đời nên đời thực bao nhiêu vui buồn, hiền dữ, gay cấn tụi tôi phải sống đủ những thứ ấy.

Nghề này tổn hại sức khỏe, tinh thần và nhan sắc nhiều lắm. Người ta có chuyện buồn gia đình khóc 2 hôm đã kiệt quệ, bà Kim Cương diễn Lá sầu riêng khóc đủ 365 đêm/năm. Người nghệ sĩ vì vui có khán giả xem mà diễn quên mình, không tiếc giữ lại thứ gì cho bản thân.

Kim Cương trìu mến nhìn những đứa trẻ là con em nghệ sĩ đến nhận học bổng. Ảnh: Tam Kỳ

- Hôm trước, bà nói nếu ra đi, con trai sẽ tiếp tục các hoạt động thiện nguyện?

Xin đính chánh là con trai chỉ thay tôi tiếp tục Quỹ học bổng bà Bảy Nam. Thời của tôi, người ta coi thường nghệ sĩ là phường ít học, xướng ca vô loại. Tôi buồn, sau này luôn cố vun vén cho con trai ăn học đàng hoàng. Mấy năm trước, Forbes Việt Nam chọn tôi là 1 trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. Tối đó, tôi cầm cúp lên bàn thờ má. Má hy sinh cả một đời, chịu đủ nhục nhã từ gia đình tới xã hội để giành giật sự công nhận cho nghệ sĩ. (khóc)

- Nghe như bà đã chuẩn bị để ra đi bất cứ lúc nào…?

Năm nay, tôi cũng lớn tuổi, sức đuối rồi, làm từ thiện được ngày nào hay ngày ấy. Ai rồi cũng sẽ tới bước đường này. Tôi không sợ cũng không tiếc gì, chỉ lo không lo được cho thêm nhiều người nữa. Tôi đã xin được miếng đất để nằm cạnh má ở Nghĩa trang TP.HCM. Hôm trước, tôi lên UBND nói với các chú cho xin 4 thước đất để được ở gần má dù cả đời tôi chưa từng xin xỏ ai cái gì.

- Bà còn dự án thiện nguyện nào dang dở?

Tôi vẫn canh cánh trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật của tôi nuôi mấy trăm em vì dịch Covid-19 mà điêu đứng. Tôi cũng không lo cho các em được nhiều. Tôi mở trung tâm dạy nghề không phải để cho các em tiền mà là sự tự tin khi ra đời. 

Nhiều nghệ sĩ mong gặp NSND Kim Cương. Ảnh: Cẩm Loan

Tôi không cô độc nhưng cô đơn

- Tuổi này không có người bạn đời ở bên, bà có cô đơn?

Người nghệ sĩ phải dồi dào tình cảm hơn người thường mới có thể lên sân khấu khóc, cười với mọi loại vai. Tôi làm gì cũng hết mình thì yêu cũng hết mình. Đồng nghĩa nếu khổ, tôi sẽ khổ hết sức. Thiệt thòi trong đời tôi là chưa được làm đàn bà. Tôi làm trưởng đoàn, là chị Hai của nhiều người nhưng để làm một người phụ nữ có bờ vai để nương tựa thì chưa trọn vẹn. Tuổi này, tôi không cô độc nhưng cô đơn. Duyên số đã vậy thì đành chịu, mọi thứ cũng qua hết rồi.

- Sức khỏe của bà ra sao?

Tôi có ban bảo vệ sức khỏe chăm lo, vài tháng làm xét nghiệm tổng quát một lần. Tôi may mắn không bị huyết áp, tiểu đường. Chứng rung nhĩ của tôi là tật, không phải bệnh. Tôi khi khỏe, khi mệt, càng làm nhiều càng mệt. Tôi cũng có mấy bệnh vặt như thể Trời Phật nhắc rằng rồi ai cũng phải đi đến đoạn cuối. Điều quan trọng là tôi đã sống vuông tròn đến cuối đời: hiếu với mẹ; đóng góp cho nghề chút đỉnh; để lại vài vai, vài tuồng… âu cũng đủ với một người phụ nữ.

Kim Cương truyền cho các cháu lòng từ thiện. Ảnh: Cẩm Loan

- Tôi thấy bà ước cho xã hội, cho nghệ sĩ, người khổ thì nhiều chứ không thấy ước gì cho gia đình nhỉ?

(cười) Gia đình tôi cũng tương đối ổn. Tôi không mong giàu có hay thêm gì nữa. Một trong những điều hạnh phúc nhất đời tôi là có đứa con trai hết lòng yêu thương mẹ và thừa hưởng đầy đủ nền giáo dục của gia đình.

Hồi nó đi Canada học, tôi gửi tiền mỗi năm mỗi giảm để con biết nó là con nhà nghèo đi du học. Nó tốt nghiệp điểm cao, tôi nói: Con cứ lựa cuộc sống ở đâu cũng được, miễn con thấy hạnh phúc. Một tuần sau, nó báo đang chuẩn bị về Việt Nam ở với mẹ.

Cháu tôi cũng ảnh hưởng từ gia đình mà mê làm từ thiện. Tụi nhỏ nói nó mộng lớn có tiền sẽ xây một tòa nhà lớn, cho người nghèo vô ở mỗi người một căn. Đời cho tôi nhiều cái sung sướng vậy đó!

Trích đoạn 'Lá sầu riêng' do NSND Bảy Nam và NSND Kim Cương diễn xuất:

Gia Bảo

Tại khu dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM), NSND Kim Cương chia sẻ, bà thường dặn con trai: "Má đã lớn tuổi, không biết đi giờ nào. Lỡ má có đi, con thay má lo cho các cô chú ở khu dưỡng lão".

Video liên quan

Chủ đề