Tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ như thế nào

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ hiện vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Hầu hết các bệnh nhân mắc HIV/AIDS thường bị lây qua các con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Loại virus này gây tổn thương hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể người không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn tới tử vong.

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh: nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các căn bệnh liên quan tới rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người. Theo nhiều nghiên cứu, thời gian trung bình là 5 năm.


Cho đến nay, người ta đã tìm thấy virus HIV trong tinh dịch, dịch âm đạo, máu, các sản phẩm của máu, nước mắt, nước bọt, dịch não tủy, sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 3 con đường lây nhiễm virus HIV được xác định:

2.1. HIV lây qua đường máu

HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào lympho T trong máu (phòng tuyến giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại) và vô hiệu hóa lympho T.Virus HIV lây truyền qua đường máu do:

  • Sử dụng các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xâu tai, kim xăm mình và các dụng cụ sắc nhọn khác. Nguy cơ lây nhiễm liên quan với số lần tiêm chích và sử dụng dụng cụ tiêm chích cho nhiều người.
  • Lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế qua các dụng cụ y tế không được vô trùng.
  • Người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh.
  • Bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay, giẫm phải kim dính máu người bệnh,... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (chủ yếu là nhân viên y tế).
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc HIV.

2.2. HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn có thể lây nhiễm HIV

HIV lây qua những con đường nào? Virus HIV dễ lây truyền qua đường tình dục. Người mang virus khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền HIV cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ ước tính là 0,1 – 1%. Tỷ lệ này gia tăng theo tần suất quan hệ. Trong khi đó, quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su sẽ có độ an toàn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách.

Virus HIV lây truyền qua đường tình dục do:

  • Tình dục đường âm đạo.
  • Tình dục đường hậu môn.
  • Tình dục đường miệng: khả năng lây truyền bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, nếu trong miệng có vết trầy xước hoặc chảy máu răng mà không biết thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV.

2.3. HIV lây truyền qua đường từ mẹ sang con

HIV lây qua những con đường nào? Người mẹ bị nhiễm virus HIV sinh con sẽ có khoảng 30% khả năng lây nhiễm. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

Virus HIV lây truyền qua đường mẹ sang con do:

  • Qua nhau thai khi bé nằm trong bụng mẹ.
  • Qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh.
  • Qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú.

HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con

Các giai đoạn bệnh HIV/AIDS là:

  • Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ - ARS): trong vòng 1 – 2 tháng sau khi HIV xâm nhập cơ thể, có 40 – 90% bệnh nhân trải qua các triệu chứng giống bệnh cúm như sốt 38 - 40oC, vã mồ hôi, viêm họng, mỏi mệt, đau cơ khớp, sưng nhiều hạch,... Đây là thời điểm virus di chuyển vào trong máu, nhân rộng với số lượng lớn. Các triệu chứng sưng, viêm là phản ứng viêm của hệ miễn dịch. Khoảng 2 – 3 tháng sau khi sơ nhiễm cơ thể bệnh nhân sinh ra kháng thể đặc hiệu và lúc này mới xét nghiệm phát hiện dương tính HIV. Giai đoạn HIV dương tính kéo dài trong khoảng 5 – 10 năm.
  • Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: cơ thể bệnh nhân không có triệu chứng bất thường vì chỉ có lượng nhỏ bạch cầu bị tiêu diệt. Virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Thời gian này kéo dài trong khoảng 5 – 10 năm. Trong giai đoạn này, cơ thể dần chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mãn tính với biểu hiện sưng hạch.
  • Giai đoạn có liên quan đến AIDS: cơ thể dần yếu đi, người bệnh có biểu hiện viêm amidan, viêm xoang, viêm miệng, viêm hầu họng, hay bị mẩn ngứa, phát ban, nấm móng,... Sau vài tháng đến vài năm, người bệnh có biểu hiện sút cân, sốt dai dẳng, nổi hạch, đổ mồ hôi ban đêm, tiêu chảy,... tái đi tái lại, cho thấy hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.
  • Giai đoạn bệnh AIDS: giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV, có biểu hiện là các rối loạn liên quan tới suy giảm miễn dịch: nổi hạch toàn thân, sốt kéo dài trên một tháng, tiêu chảy dài, sút cân mạnh (khoảng 10% thể trọng cơ thể). Người bệnh dễ tử vong vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột, ung thư hạch, ung thư mạch máu,...

Về nguy cơ lây truyền, virus HIV có thể lây truyền ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình nhiễm bệnh.

HIV có lây qua nước bọt không? HIV có lây qua đường muỗi đốt không? Câu trả lời là không. Người khỏe mạnh sẽ không bị lây nhiễm HIV nếu:

  • Bắt tay, ôm hôn và ăn chung với người bệnh: thành phần của chất dịch trong cơ thể người như nước bọt của người mang virus HIV chỉ có một lượng virus rất nhỏ nên không đủ để phá hủy cơ thể người.
  • Đứng gần người bệnh hắt hơi và ho, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi,...
  • Bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn: virus HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi hay côn trùng.

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV hữu hiệu là:

  • Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi. Trong trường hợp quan hệ tình dục với người khác cần sử dụng bao cao su đúng cách.
  • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết. Người bệnh chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã thực hiện xét nghiệm HIV. Nhân viên y tế cần đeo găng tay bảo vệ khi truyền máu và khi tiếp xúc với các dịch nôn, máu,... của người bệnh.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm mình, châm cứu,...
  • Phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai, nếu có thai thì không nên sinh con. Trong trường hợp muốn sinh con, người mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn về cách tránh lây nhiễm cho con.
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,... với người bệnh.

Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Một trong số con đường lây nhiễm HIV là qua đường tình dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ xã hội. Lây nhiễm HIV đồng tính nam, nữ những năm gần đây có dấu hiệu tăng cao và có nguy cơ bùng lên đợt dịch HIV mới ở nhóm người này.

HIV là tên một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, khi HIV xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ phá vỡ hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho những bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển chính vì vậy HIV còn được gọi là bệnh cơ hội.

HIV sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS khi mà hệ thống miễn dịch trong cơ thể không thể chống lại được những nhiễm trùng thông thường nhất.

Các thuốc điều trị HIV hiện nay chỉ duy trì thời gian phát bệnh chứ không thể trị tận gốc căn bệnh này. Ngoài ra triệu chứng ban đầu của HIV rất bình thường, đôi khi chỉ giống những ca cảm cúm, sau đó có thể người bệnh sẽ không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, điều này vô cùng nguy hiểm vì người bệnh có thể vô tình lây bệnh cho người khác mà không hề hay biết.

HIV là bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục

Theo nghiên cứu dịch tễ học, HIV lây truyền chủ yếu qua máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Các con đường lây nhiễm HIV bao gồm:

  • Quan hệ tình dục: Đây là con đường lây nhiễm HIV có nguy cơ cao nhất. Các nghiên cứu chỉ ra 75% các ca lây nhiễm HIV là qua đường tình dục không an toàn.
  • Từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị nhiễm HIV thì nguy cơ truyền virus cho con là rất cao trong quá trình mang thai, quá trình chuyển dạ hoặc lúc cho con bú.
  • Đường máu: HIV lây từ người này qua người khác từ các dụng cụ xuyên chích như dùng chung bơm kim tiêm, lây truyền do dùng chung kim xăm hình, dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị HIV có dính máu của người bệnh, HIV lây qua con đường truyền máu, ghép tạng, tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm HIV qua các vết thương hở....

Tỷ lệ lây nhiễm HIV đồng tính nam tăng 4.7% trong 1 năm từ 2016-2017, đây là con số đáng báo động, có nguy cơ gây ra một đợt dịch mới. Trong đó đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn đồng tính nữ. Tỷ lệ người đồng tính có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn người bình thường có nhiều lý do:

  • Nhóm người đồng tính thường mặc cảm với xã hội, e ngại mọi người biết về giới tính của mình, dễ suy sụp trong tinh thần, sử dụng chất kích thích và sinh hoạt tình dục không an toàn

Nhóm người đồng tính thường e ngại và mặc cảm với xã hội

  • Sự kỳ thị cũng tác động đến khả năng tiếp cận cũng như sử dụng các dịch vụ y tế của người đồng tính. Đa phần người đồng tính ngại đến cơ sở y tế trong khi nhu cầu chăm sóc y tế của nhóm này khá cao
  • Ngoài ra do sự thiếu hiểu biết, suy nghĩ rằng chỉ quan hệ nam - nữ mới có khả năng gây lây nhiễm HIV cũng khiến nhiều trường hợp người đồng tính lây truyền HIV cho nhau.

3.1 Lây nhiễm HIV đồng tính nam

Lây nhiễm HIV ở đồng tính nam cao hơn ở đồng tính nữ. Ở đồng tính nam, các phương thức quan hệ bao gồm:

  • Quan hệ tình dục dương vật- hậu môn: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không sử dụng chất bôi trơn cũng như bao cao su sẽ gây trầy xước hậu môn khiến virus HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể đối phương
  • Quan hệ dương vật- dương vật: Virus HIV có rất nhiều trong tinh dịch, vì vậy hành động cọ xát dương vật vào nhau cũng khiến bệnh lây truyền
  • Quan hệ miệng- bộ phận sinh dục- Hậu môn: Mặc dù quan hệ bằng miệng có tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn nhưng nếu người nhiễm HIV bị lở miệng, chảy máu chân răng hay loét miệng thì cũng sẽ có khả năng lây bệnh cho người còn lại

Nguy cơ lây nhiễm HIV ở đồng tính nam cao hơn ở đồng tính nữ

3.2 Lây nhiễm HIV đồng tính nữ

Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm HIV đồng tính nữ thấp hơn ở đồng tính nam nhưng nhóm người này cũng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục ở đồng tính nữ đa phần không có biện pháp bảo vệ an toàn. Các phương thức quan hệ ở đồng tính nữ bao gồm:

  • Quan hệ tình dục đường miệng- bộ phận sinh dục - hậu môn: Tương tự như ở đồng tính nam, nếu người bệnh HIV có các vết thương hở ở miệng, chảy máu chân răng... đều có thể có nguy cơ lây HIV cho đối phương. Ngoài ra quan hệ đồng tính nữ vào thời điểm có kinh nguyệt thì nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn so với vết thương hở
  • Quan hệ cọ xát âm hộ- âm hộ: Nguyên nhân gây lây nhiễm HIV là do trong dịch tiết âm đạo cũng chứa virus HIV xâm nhập qua niêm mạc và các vết xước li ti trong quá trình quan hệ
  • Quan hệ bằng sextoy: Lây nhiễm HIV ở đồng tính nữ xảy ra nếu vật trung gian này có nhiễm chất dịch, máu của người nhiễm HIV.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề