Nội dung nào không phải điều kiện dân tôi sự hình thành nhà nước Văn Lang

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

.

Cập nhật lúc: 08:24, 24/04/2018 (GMT+7)

Trong lịch sử dựng nước, thời kỳ các vua Hùng với Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam được hình thành với những đặc trưng của hình thái nhà nước nguyên thủy, đã để lại dấu ấn về nền văn hóa đặc sắc cho dân tộc.

Nội dung nào không phải điều kiện dân tôi sự hình thành nhà nước Văn Lang
Người dân viếng Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ. Ảnh: T.THÚY

Theo Đại Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15, Lạc Long Quân (theo truyền thuyết là cháu 5 đời của Thần Nông) cùng vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai; 50 người theo cha về bờ Biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.

* Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN, có lãnh thổ phía đông giáp Nam Hải (tức Biển Đông), Tây tới Ba Thục, Bắc tới hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (còn gọi là nước Hồ Tôn, sau này là Chiêm Thành); lãnh thổ chia thành 15 bộ, còn gọi là quận. Còn dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, cho thấy lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, có thể kéo dài tới Quảng Trị.

Có thể nói, Nhà nước Văn Lang là dạng nhà nước sơ khai, không thể xếp vào dạng nào trong 5 hình thái nhà nước của lịch sử phát triển thế giới; sự phân hóa xã hội và phân chia giai cấp chưa rõ rệt, nhưng chắc chắn đã hình thành sự phân tầng. Quyền lực của giai cấp thống trị chưa thấy xuất hiện ở thời đại này, thể hiện qua việc phong tục thuần hậu, mộc mạc, “vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc” (Lịch triều hiến chương loại chí).

Trong hội thảo về văn hóa Hùng Vương năm 2011, có học giả Trung Quốc cho rằng Hùng Vương là người… Trung Quốc, bởi người Việt không có họ Hùng. Đây là lập luận “cưỡng từ đoạt lý”. Theo các nhà ngôn ngữ học, “Hùng” xuất phát từ “Kun” của người Mường, từ “Khun” trong tiếng Môn - Khmer và tiếng Thái, nhằm để chỉ tù trưởng hoặc thủ lĩnh. Vua Hùng hay Hùng Vương là từ chỉ chức danh của người tù trưởng bộ lạc Văn Lang - bộ lạc lớn mạnh nhất trong tất cả các bộ lạc định cư vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ thời bấy giờ, cơ sở tiền đề hình thành Nhà nước Văn Lang. Cách biến âm này có thể thấy ở tên gọi của vùng đất Mê Linh vốn có từ gốc là Mling - tên của một loài chim được tôn là vật tổ (totem) của bộ lạc.

Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc), tổ chức hành chính dưới bộ là các công xã nông thôn (gọi là kẻ, chiềng, chạ) mà đứng đầu là bố chính. Tuy nhiên, nhà vua không áp đặt quản lý ở các đơn vị hành chính cơ sở mà do dân suy cử những người, dòng họ có thế lực, có uy tín. Như vậy, so với chế độ công xã nguyên thủy, với xã hội của các thị tộc trước đó, Nhà nước Văn Lang đã đưa toàn bộ các bộ lạc Việt cổ bước sang một thời đại mới, phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới.

Về 18 đời vua Hùng kéo dài trong 2.622 năm, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần cho rằng 18 vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành); mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 - vốn là con số thiêng trong văn hóa người Việt.

* Những thành tựu rực rỡ

Thời đại Văn Lang có sự phát triển mạnh về nông nghiệp. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, cư dân Văn Lang đã biết trồng lúa nước, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, gọi là ruộng Lạc; biết khắc phục thiên nhiên (truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh), sử dụng dụng cụ nông nghiệp (cày, cuốc, mai, thuổng) và dùng sức trâu bò thay sức người, nhờ vậy người dân có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú. Với nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), dân Văn Lang đã biết lấy ống tre thổi cơm (cơm lam), làm bánh (sự tích bánh chưng, bánh giầy); ngoài ra còn có khoai, sắn, thực phẩm có các loại cá, gia súc, gia cầm, rau củ. Đặc biệt, thời này người dân đã biết làm mắm và nước mắm, cũng biết lấy gạo làm rượu, men rượu được chế biến từ lá, vỏ, rễ một số loại cây, giống như rượu cần ngày nay.

Nội dung nào không phải điều kiện dân tôi sự hình thành nhà nước Văn Lang
Dâng lễ vật, hương hoa ở đền thờ Hùng Vương phường Bình Đa, TP.Biên Hòa.

Cư dân Văn Lang có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu (sự tích trầu cau), xăm mình. Theo Lĩnh Nam chích quái, dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá thường bị giao long (thuồng luồng) làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo dân ta ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn dạy dân lấy mực xăm hình thủy quái trên người, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của người Việt cổ bắt đầu từ đây.

Ban đầu, người dân Văn Lang lấy vỏ cây làm áo mặc, phụ nữ mặc áo váy, nam giới đóng khố; biết dệt cỏ ống làm chiếu nằm, sau đó biết sáng chế dụng cụ xe sợi bằng đất nung - tiền đề của việc dệt vải. Cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Người dân cũng biết gác cây làm nhà để tránh thú dữ, giống nhà sàn hiện nay. Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang là sùng bái tự nhiên, thờ thần Mặt Trời (ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống đồng là tượng trưng cho thần Mặt Trời), thần Sông, thần Núi… Người Việt cũng có tín ngưỡng phồn thực thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu, nhưng không thờ sinh thực khí. Ngoài ra, người Việt cổ còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các vị anh hùng, người có công với làng nước (thờ Thánh Gióng, thần Tản Viên…), mà đỉnh cao là tục thờ cúng Hùng Vương. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10-3 âm lịch là ngày lễ truyền thống của Việt Nam được giữ gìn, kế thừa đến tận ngày nay.

Một thành tựu lớn khác là người dân biết sử dụng đồ đồng. Tư liệu khảo cổ cho thấy giai đoạn cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là trong thời đại Hùng Vương. Khu vực phía Bắc nước ta vốn có nhiều mỏ kim loại như: vàng, bạc, chì, sắt, đồng. Một số mỏ nông và lộ thiên, dễ khai thác thủ công, là điều kiện phù hợp để phát triển một nền văn hóa đồ đồng rực rỡ mà đỉnh cao là trống đồng cùng các loại thạp, thố với tỷ lệ hợp kim nguyên liệu lý tưởng và hoa văn sắc sảo miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ này như lễ “khánh thành” trống đồng, lễ chiêu hồn, đám tang, lễ cầu mùa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...

 Trống đồng Đông Sơn hiện đã tìm thấy được ở nhiều nơi, là bằng chứng khắc họa tiêu biểu cho nền văn hóa thời đại Hùng Vương. Trên mặt trống chạm khắc những hình người thổi kèn, diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng, vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công (một loài chim tiêu biểu của vùng nhiệt đới) hoặc đeo mặt nạ.

Sự có mặt của trống đồng Đông Sơn ở một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng như phát hiện về những lưỡi qua đồng thời Chiến quốc (Trung Quốc) ở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn; đồng thời ghi chép trong Thông giám cương mục là năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu (năm 2353 TCN), Hùng Vương sai sứ sang tặng vua Nghiêu con rùa thần dài hơn 3 thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau; vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch; năm 1110 TCN Hùng Vương cũng sai sứ qua Trung Quốc, tặng Thành Vương nhà Chu chim trĩ trắng, cho thấy nền móng ngoại giao giữa Nhà nước Văn Lang với các triều đại phong kiến phương Bắc cùng sự giao thương, trao đổi hàng hóa giữa cư dân Văn Lang với các quốc gia quanh vùng.

Thanh Thúy

Tên gọi Việt Nam
Nội dung nào không phải điều kiện dân tôi sự hình thành nhà nước Văn Lang
2879–2524 TCN Xích Quỷ (truyền thuyết)
2524–258 TCN Văn Lang
257–179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–40 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
766–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương
(Bắc/Trung/Nam Kỳ)
từ 1945 Việt Nam
Bản mẫu chính
Sinh vật định danh
Lịch sử Việt Nam
  • x
  • t
  • s

Văn Lang (chữ Hán: 文郎) là nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các Hùng Vương.

Nội dung nào không phải điều kiện dân tôi sự hình thành nhà nước Văn Lang
Loạt bài
Lịch sử Đông Nam Á

Đông Nam Á thời tiền sử

Những nền văn minh đầu tiên
   Văn hóa Đông Sơn
   Văn hóa Sa Huỳnh
   Văn hóa Óc Eo
   Văn hóa Mã Lai
   Văn hóa Java
   Văn hóa Môn - Khmer
Các vương quốc đầu đầu tiên
   Văn Lang (TK 7 TCN - 258TCN)
   Âu Lạc (258TCN-208TCN)
   Lâm Ấp (192 - 605)
   Phù Nam (1 - 630)
   Chân Lạp (550 - 717)
   Dvaravati (TK 6 - TK 11)
   Malayu (TK 4 - TK 7)
   Langkasuka (TK 4 - TK 7)
   Pan Pan (TK 4 - TK 7)
   Sailendra (732 - giữa TK 9)
   Medang (giữa TK 9 - 1049)
   Pyu (TK 3 - TK 9)
   Hariphunchai (TK 8 - TK 13)
Các quốc gia phong kiến hình thành
   Đại Việt (938 - 1887)
   Chăm Pa (TK 7 - 1693)
   Vương quốc Khmer (877 - 1863)
   Pagan (TK 9 - TK 13)
   Sukhothai (1238 - 1448)
   Ayutthaya (1351 - 1767)
   Lan Na (1254 - TK 17)
   Lan Xang (1353 - TK 18)
   Kediri (1049 - 1221)
   Majapahit (1293 - 1527)
   Srivijaya (TK 8 - TK 13)
   Melaka (1402 - 1511)
Giao lưu về văn hóa - tôn giáo
   Phật giáo đại thừa
   Phật giáo tiểu thừa
   Hindu giáo
   Hồi giáo
   Công giáo
   Ảnh hưởng của Ấn Độ
   Ảnh hưởng của Trung Hoa
Thực dân hóa từ Châu Âu
   Thuộc địa Hà Lan
   Thuộc địa Bồ Đào Nha
   Thuộc địa Anh
   Thuộc địa Tây Ban Nha
   Thuộc địa Pháp
Các phong trào dân tộc đầu thế kỷ 20
Đông Nam Á hiện nay

Xem thêm

  • Lịch sử Brunei
  • Lịch sử Campuchia
  • Lịch sử Đông Timor
  • Lịch sử Indonesia
  • Lịch sử Lào
  • Lịch sử Malaysia
  • Lịch sử Myanma
  • Lịch sử Philippines
  • Lịch sử Singapore
  • Lịch sử Thái Lan
  • Lịch sử Việt Nam
sửa

Cách gọi "Hùng vương", chữ Hùng có lẽ là từ chữ Lạc nhầm sang. Nguyên ở chữ Hán, chữ 駱 với chữ 雒 cùng một âm là lạc. Chữ Lạc 雒 này với chữ Hùng 雄 có mặt chữ rất giống nhau. Hoặc vì thế mà chữ Lạc 駱 này lẫn sang chữ Lạc 雒 này, rồi lại lẫn sang chữ Hùng 雄, cho nên Sử Việt Nam ghi là Hùng vương mà ở sách cổ của Trung Hoa thì lại ghi là Lạc vương.

Trong Sử có chép về chức quan Lạc hầu 駱侯, Lạc tướng 駱將; Hai Bà Trưng cũng là con gái quan Lạc tướng ở Phong Châu. Cho nên rất có thể là từ chữ Lạc nhầm sang chữ Hùng. Sự nhầm lẫn đó, truyền nối đã lâu; nay người Việt đã quen gọi là Hùng vương nên không cần đổi lại, nhưng mà nên biết chữ "Hùng" đó vốn ban đầu là chữ "Lạc".

Tên nước Văn Lang, theo một số suy đoán thì có khả năng, từ "Văn Lang" có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim mà họ tôn kính như vật tổ.

Trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim Ay và Ua (hay Klang và Klao). Một cách tương tự, tên gọi của Mê Linh có nguồn gốc là Mling, cũng chỉ một loài chim. Cách giải thích này phù hợp với tên gọi của vùng đất: Bạch Hạc, "con hạc trắng", - Mê Linh nằm trong vùng đất này, - đồng thời cũng phù hợp với bức họa trình bày chim cao cẳng và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim, trên các trống đồng[1]. Một điểm khác, chữ Hồng trong từ Hồng Bàng, thời kỳ thượng cổ của Kinh Dương vương, chỉ một loài chim nước thuộc họ chim Diệc.

Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) viết rằng phần ngoại kỷ do sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 chép rằng: Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông, sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, Lộc Tục lấy con gái Long Vương hồ Động Đình, đẻ ra Lạc Long Quân (theo truyền thuyết Lạc Long Quân là cháu 5 đời của Thần Nông). Kế tiếp Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai, 50 người theo Lạc Long Quân theo cha về bờ Biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.

Theo truyền thuyết này, Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 TCN, sinh ra người con là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu cơ sinh được 50 người con theo mẹ lên núi phủ tuyết (Âu Việt) và 50 người con theo cha xuống biển (Lạc Việt). Con trưởng của Lạc Long Quân là Hùng Vương cai trị nước Văn Lang (bộ tộc Lạc Việt), truyền qua các đời vua Hùng và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ III TCN) bởi An Dương Vương (bộ tộc Âu Việt). An Dương Vương thống nhất 2 bộ tộc gọi là Âu Lạc. Vì vậy quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.

Tuy nhiên theo bộ sử ký xuất hiện còn sớm hơn bộ Đại Việt sử ký toàn thư là bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Bách Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu - Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang.[2] Về sau các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên gọi kinh đô thời Văn Lang là Phong Châu.[3] Trong bộ Việt sử lược có dành những dòng sau cho các vua Hùng

"Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút."[4]

Sách An Nam chí lược (tức An Nam chí nguyên) của Cao Hùng Trưng cho rằng: "Đất Giao Chỉ từ khi chưa đặt có quận huyện, chỉ có ruộng của dân giống Lạc, theo nước trào lên xuống mà cấy lúa; có vua giống Lạc (Lạc vương) thống trị dân; có tướng giống Lạc (Lạc tướng) là quan để giúp vua. Vua quan đều ấn đồng dải xanh, gọi là nước Văn Lang; truyền 18 đời."

Sử kí, quyển 113, Nam Việt liệt truyện, 53, Sách ẩn (thời Nhà Đường – Tư Mã Trinh soạn) dẫn [[Quảng châu kí chép:

“Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, dân trông nước thủy triều lên xuống mà làm ăn ở ruộng ấy nên đặt tên là người Lạc. Có các chức Lạc Vương – Lạc hầu, các huyện tự đặt chức Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh, tức là chức Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau đó con vua Thục đem quân đánh Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê.

Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, năm 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống, 420 – 479) chép:

“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu...".

Tuy nhiên, các sách này không thống nhất tên gọi của vua nước này, có sách đề cập đến Hùng Vương (雄王) nhưng có sách lại gọi là Lạc Vương (雒王). Hai chữ này viết gần giống nhau nên có thể đã có sự nhầm lẫn.

Theo "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪), quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang:

  • Đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông
  • Tây tới Ba Thục (巴蜀)
  • Bắc tới hồ Động Đình (洞庭)
  • Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (狐猻精), còn gọi là nước Hồ Tôn (胡孫). Hồ Tôn Tinh về sau trở thành nước Chiêm Thành (占城).
  • Về sau, qua các đời Hùng Vương tiếp theo, đất nước Văn Lang rộng lớn ấy bị phân chia thành Bách Việt, trăm bộ tộc Việt, trăm nước Việt, Văn Lang bấy giờ còn như hình dưới.

Nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡), bao gồm:

  1. Việt Thường (越裳)
  2. Giao Chỉ (交趾)
  3. Chu Diên (朱鳶)
  4. Vũ Ninh (武寧)
  5. Phúc Lộc (福祿)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Hoài Hoan (懷驩)
  10. Cửu Chân (九真)
  11. Nhật Nam (日南)
  12. Chân Định (真定)
  13. Văn Lang (文郎)
  14. Quế Lâm (桂林)
  15. Tượng Quận (象郡)

 

Nước Văn Lang năm 500 TCN

Theo "Việt sử lược" (越史略), quyển thượng, Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thì nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc (部落) là:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Việt Thường Thị (越裳氏)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Quân Ninh (軍寧)
  5. Gia Ninh (嘉寧)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Lục Hải (陸海)
  8. Thang Tuyền (湯泉)
  9. Tân Xương (新昌)
  10. Bình Văn (平文)
  11. Văn Lang (文郎)
  12. Cửu Chân (九真)
  13. Nhật Nam (日南)
  14. Hoài Hoan (懷驩)
  15. Cửu Đức (九德)

Kinh đô đặt tại bộ Văn Lang.

Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書), Ngoại kỉ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng thị kỉ (鴻厖氏紀), cương vực và tên gọi 15 bộ của nước Văn Lang được chép gần như tương tự với "Lĩnh Nam chích quái" chỉ khác là không có bốn bộ Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm và Tượng Quận mà thay vào đó là bốn bộ Vũ Định (武定), Bình Văn (平文), Tân Hưng (新興) và Cửu Đức (九德). Bộ Văn Lang là nơi vua đóng đô. 15 bộ của nước Văn Lang theo "Đại Việt sử ký toàn thư" bao gồm:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Chu Diên (朱鳶)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Phúc Lộc (福祿)
  5. Việt Thường (越裳)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Vũ Định (武定)
  10. Hoài Hoan (懷驩)
  11. Cửu Chân (九真)
  12. Bình Văn (平文)
  13. Tân Hưng (新興)
  14. Cửu Đức (九德)
  15. Văn Lang (文郎)

 

Bản đồ cương vực của nước Văn Lang (lưu ý: đây chỉ là ước chừng, vì ghi chép địa lý thời đó là chưa rõ ràng)

Các tài liệu nghiên cứu sau này cho rằng lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, thậm chí kéo dài tới Thừa Thiên Huế[5], dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng tương ứng với thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ năm 696 TCN - 682 TCN)

Mười lăm bộ, ở Sử cũ có chép đầy đủ tên riêng, là:

1) Văn Lang(文郎)

2) Giao Chỉ (交趾)

3) Chu Diên (朱鳶)

4) Võ Ninh (武寧)

5) Phúc Lộc(福祿)

6) Việt Thường(越裳)

7) Ninh Hải (陸海)

8) Dương Tuyền (陽泉)

 

Nhà nước Văn Lang trên bản đồ châu Á (300 TCN), được thể hiện màu đỏ (Vương quốc của người Việt)

9) Lục Hải (陸海)

10) Võ Định (武定)

11) Hoài Hoan (懷驩)

12) Cửu Chân (九真)

13) Bình Văn (平文)

14) Tân Hưng (新興)

15) Cửu Đức (九德)

Người đời sau có lấy tên các bộ ấy để chú sách Dư địa chí. Nay xem như ở Sử Khân định khảo và chú, từ nước Ngô mới đặt quận Cửu Đức (nay là đất Hà Tĩnh) mà đến đời thuộc hán mới có huyện Chu Diên (nay là đất Vĩnh Tường). Nhân Nhân thế xem ra thời cả như như mười ba bộ kia, có nhẽ đều là sau khi Triệu Đà thống trị ta, mới đạt đặt tên ấy. 15 bộ chia đây, không biết cõi đất ra làm sao, nhưng hẳn chỉ có những tên gọi rất đơn sơ mà không truyền lại đến nay vậy. Vậy nay chỉ tạm biết là mười lăm bộ mà không dám theo ở Sử cũ liệt tên.

Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, trong triều đình có các quan giúp việc là Lạc Hầu, quan Lạc Tướng cai quản các bộ địa phương, dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Theo các tư liệu cổ, các vị vua cai trị nước Văn Lang có tất cả 18 đời (hoặc dòng) vua. Mới đặt tên quan. Tướng văn gọi là Lạc hầu; tướng võ gọi là Lạc tướng; các quan nhỏ, gọi là Bồ chánh; con trai vua gọi là Quan lang; con gái vua gọi là Mỵ nương. Ngôi vị cha truyền con nối, gọi là phụ đạo.

Xã hội có giai cấp có lẽ chưa xuất hiện, nhưng chắc chắn đã xuất hiện sự phân tầng. Theo Lĩnh Nam chích quái, tôi tớ được gọi là xao nếu là nữ, và xung nếu là nam, kẻ bề dưới là hôn. Xao có thể được gắn với sao trong tiếng Thái: con gái, hôn của tiếng Chăm và ho hun của tiếng Jarai và côn huon trong tiếng Thái là những từ dùng để gọi các nô lệ chuyên làm việc nhà.

Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine cho rằng nhà nước Văn Lang chỉ là một cái làng lớn (Hà Văn Tấn, Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2007); quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước. Thứ ba, về thời gian, nhà nước Văn Lang dần được hình thành trong một quá trình rất lâu dài[6].

Cuối thời Hồng Bàng, theo ĐVSKTT cũng như theo Đại Việt sử lược, do nhiều lần bị vua Thục sang đánh nhưng nhờ binh cường tướng giỏi nên đều thắng nên vua Hùng sinh ra kiêu ngạo, chểnh mảng võ bị, ngày chỉ uống rượu ăn tiệc làm vui. Năm 258 TCN, cháu vua Thục là Thục Phán sang đánh, vua còn mải mê uống rượu, khi quân Thục đến gần vua nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng. Thục Vương chiếm lấy nước, sáp nhập và thành lập nước Âu Lạc.

  • Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên
  • Đại Việt sử lược, khuyết danh - Trần Quốc Vượng dịch
  • Chú thích

  1. ^ Trần Quốc Vượng,"Từ truyện ngụ ngôn đến lịch sử", sđd, trang 148-155
  2. ^ Từ Văn Lang đến Thăng Long - Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước [1]
  3. ^ [2][liên kết hỏng]
  4. ^ “Việt Sử lược”.
  5. ^ “LỊCH SỬ TT-HUẾ”. Báo Thừa-Thiên-Huế.
  6. ^ Nguyễn Minh Tuấn, Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007

  • Hùng Vương
  • Hồng Bàng
  • Phong Châu (kinh đô)
  • Vũ Ninh (bộ)
  • Việt Thường
  • Thánh Gióng
  • Sơn Tinh
  • Thủy Tinh (nhân vật)
  • Mai An Tiêm
  • Chử Đồng Tử
  • Mỵ Nương
  • Lang Liêu
  • Văn hóa Đông Sơn
  • Trống đồng Đông Sơn
  • Lạc Việt
  • Âu Việt
  • An Dương Vương
  • Triệu Đà
  • Âu Lạc
  • Nam Việt

  • Văn Lang tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Van Lang (legendary kingdom, Vietnam) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Văn_Lang&oldid=68807586”