Nội dụng cơ bản trong phân tích chứng khoán

Để thực hiện việc phân tích chứng khoán thì ngoài việc bạn nắm rõ các kiến thức trong quá trình bạn học chứng khoán online thì bắt buộc còn phải biết cách phân tích các chỉ số. Vậy cụ thể cách phân tích cơ bản chứng khoán thế nào mới chính xác thì hãy cùng Unica giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

Phân tích cơ bản là gì?

Nội dụng cơ bản trong phân tích chứng khoán

Phân tích cơ bản là gì?

Khái niệm

Phân tích cơ bản ( tên tiếng anh: Fundamental analysis) là phương pháp dùng để đo lường giá trị hiện tại của chứng khoán bằng cách kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. Các nhà phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu, từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như: trạng thái của nền kinh tế, điều kiện ngành đến các yếu tố kinh tế vi mô như hiệu quả quản lý của công ty...

Qua việc phân tích cơ bản cổ phiếu, mọi nhà đầu tư có thể tìm ra những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiềm lực tài chính tốt và có tiềm năng tăng trưởng với quy mô lớn trong tương lai. Đây cũng là cách đem lại những khoản đầu tư vô cùng thành công cho những nhà đầu tư nổi tiếng như: Warren Buffett, Benjamin Graham.

Đặc điểm cơ bản

Mục tiêu của việc sử dụng phân tích cơ bản là để đánh giá được giá trị nội tại của chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện so sánh với mức giá hiện tại của thị trường để xem liệu chứng khoán đó bị định giá thấp hay được định giá cao. Nhờ vào đó mà nhà đầu tư quyết định mua vào hay bán ra cổ phiếu.

Phân tích cơ bản sử dụng các dữ liệu công khai của doanh nghiệp như: doanh thu, thu nhập, tăng trưởng trong tương lai, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, biên lợi nhuận và các dữ liệu khác để xác định giá trị cơ bản của công ty và tiềm năng phát triển của chúng trong tương lai.

Phương pháp phân tích cơ bản thường trái ngược với phương pháp phân tích kỹ thuật. Tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch để đánh giá đúng hướng đi của các giá cổ phiếu khác nhau.

Nguyên tắc chung

Việc phân tích cơ bản sẽ liên quan đến các nhân tố tài chính, kinh doanh, triển vọng doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, khoản nợ, thị phần, chất lượng quản lý… 

Những yếu tố cơ bản này có thể phân thành hai loại đó là: định lượng và định tính. 

- Định lượng: Có thể dùng để đo lường và được thể hiện bằng số. Nguồn dữ liệu định lượng lớn nhất trong báo cáo tài chính chính là: lợi nhuận, tài sản

- Định tính: Dựa vào chất lượng hoặc tính chất của một doanh nghiệp, có thể là chất lượng quản trị, thương hiệu hay lợi thế của việc cạnh tranh

Ý nghĩa

Đánh giá được vai trò quản lý của ban lãnh đạo công ty 

Sự quản lý của những yếu tố này được ví như linh hồn của một công ty. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của một công ty. Việc phân tích cơ bản sẽ giúp cho các thành viên công ty hiểu được cấu trúc của ban lãnh đạo, cách thức quản lý cũng như cách vận hành công ty. 

Đánh giá tiềm lực của công ty 

Sử dụng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá đúng về tiềm lực phát triển của công ty đó. Qua những nhận định về tiềm lực của công ty cũng giúp cho nhà đầu tư so sánh công ty này với các đối thủ trên thị trường. 

Đo lường giá trị hợp lý 

Sử dụng kết quả từ phân tích cơ bản, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định giá trị hợp lý của mọi cổ phiếu. Bằng cách phân tích tất cả các kết quả hoạt động trong quá khứ và hiện tại của công ty đó. 

Trên cơ sở phân tích này, các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định về hành động cần thực hiện. Nếu giá trị nội tại thấp hơn so với giá thị trường, có nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị. Lúc này nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu đó. 

Dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai 

Dựa vào các thông số nhất định của phân tích cơ bản. Các nhà phân tích có thể dự đoán trước được giá của cổ phiếu trong tương lai. Để có thể ra những quyết định đầu tư phù hợp đem lại nhiều lợi nhuận cho bản thân.

Ưu nhược điểm của phân tích cơ bản chứng khoán

Ưu điểm

Phương pháp phân tích cơ bản này thường được dùng để hỗ trợ các nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư hợp lý trong dài hạn.

Ngoài ra việc phân tích này còn giúp nhà đầu tư nhận định được các công ty tốt để đầu tư và đánh giá được các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty và giá trị cổ phiếu.

Nhược điểm

Khi sử dụng phương pháp phân tích cơ bản nhà đầu tư phải tiếp cận và xử lý một khối lượng lớn thông tin kinh tế và tài chính.

Mức độ chính xác của việc phân tích cơ bản sẽ phụ thuộc vào tính chính xác của thông tin mà nhà đầu tư sử dụng. Ngoài ra trong phân tích cơ bản có nhiều biến số phải tính đến và giá trị của các biến số này đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan.

Trong thị trường chứng khoán sẽ còn nhiều những yếu tố tác động mà chúng ta không thể lường trước và không thể được phát hiện ra nếu chí sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản này không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.

Chính vì vậy các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của các biến động bất lợi tới những danh mục đầu tư của mình.

Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?

>>> Xem ngay: Phân tích lợi ích khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi

Nội dụng cơ bản trong phân tích chứng khoán

Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?

Qua những phân tích đặc điểm khác biệt trong chứng khoán thì liệu phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật sẽ là lựa chọn vượt trội? Trên thực tế thì nhà đầu tư cần hiểu rằng không có phương pháp nào là tuyệt đối, xét về bản chất mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Do đó cả 2 phương pháp phân tích trên đều sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với từng đối tượng và nhà đầu tư, với mục tiêu và chiến lược khác nhau. Nếu như các nhà đầu tư muốn đầu tư ngắn hạn, "lướt sóng" để chốt lời thì phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ phát huy tối đa ưu thế của mình để mau kiếm được lợi nhuận. Ngược lại, nếu trường hợp nhà đầu tư tham gia thị trường "dài hơi" hơn, mong muốn có thể đầu tư lâu dài thì cần phải quan tâm đến cách thức phân tích cơ bản.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cả 2 phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán chỉ khác nhau chứ không mẫu thuẫn hay bác bỏ nhau. Thông tin của phân tích cơ bản là những kiến thức nền tảng để hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định đầu tư ở đâu, mặt khác còn phân tích kỹ thuật sẽ hỗ trợ xác định thời điểm ra - vào của thị trường khi nào. Chính vì vậy, tùy vào chiến lược của mình mà nhà đầu tư có thể lưu ý kết hợp đồng thời hai phương pháp phân tích nhằm gia tăng được tỷ lệ lợi nhuận ở mức cao nhất.

Tổng kết

Phân tích cơ bản chứng khoán hiện nay có thể nói là phương pháp được sử dụng nhiều nhất kết hợp cùng với phương pháp phân tích kỹ thuật. Unica mong rằng các nhà đầu tư có thể áp dụng phương pháp này để có thể phân tích chính xác cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhất góp phần đem lại hiệu quả  đầu tư cao nhất, kiếm nhiều lợi nhuận cho bản thân các nhà đầu tư.


Tags: Chứng khoán

Phân tích kỹ thuật xem xét chuyển động giá, khối lượng giao dịch của một chứng khoán và sử dụng dữ liệu này để dự đoán biến động giá trong tương lai.

Trong khi đó, phân tích cơ bản đo lường giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách kiểm tra các nhân tố kinh tế và tài chính có liên quan, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển trong tương lai. Dưới đây là một số đặc điểm chính của 2 phương pháp phân tích này.

Yếu tố

Phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật

Mục tiêu

Xác định giá trị nội tại của chứng khoán

Xác định điểm mua vào và điểm bán ra của chứng khoán

Dữ liệu đầu vào

Báo cáo tài chính, sự kiện, tin tức về ngành và nền kinh tế

Giá và khối lượng giao dịch của chứng khoán

Phương pháp phân tích

- Phân tích định lượng: báo cáo kết quả kinh doanh, sức khỏe tài chính

- Phân tích định tính: các chính sách kinh tế vĩ mô, tình hình ngành, tiềm năng phát triển, ...

Phân tích dựa trên các chỉ số (RSI, MACD, Oscillator,...), hành động giá.

Chiến lược đầu tư

Đầu tư trung và dài hạn

Đầu tư ngắn hạn

Cơ sở ra quyết định đầu tư

Mua/bán khi tài sản ở dưới/trên giá trị nội tại

Thông tin giá, khối lượng và các dấu hiệu chỉ số kỹ thuật


Cả hai trường phái phân tích trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Với phân tích cơ bản, nhà đầu tư có thể xác định công ty có giá cổ phiếu thấp hay cao hơn so với giá trị thực của nó. Với tính chất định lượng, quyết định đầu tư ít bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, phân tích cơ bản cũng có mặt yếu khi khó xác định thời điểm tham gia thị trường, lượng thông tin cần thiết lớn và cần kiến thức sâu rộng. Mặc dù các dữ liệu cơ bản thường được công bố đại chúng và rõ ràng, nhưng đánh giá của mỗi cá nhân về dữ liệu có thể hoàn toàn khác nhau và dẫn đến kết quả khác nhau.

Còn với phân tích kỹ thuật, thay vì vào lệnh theo cảm tính hoặc dựa vào may mắn, các công cụ phân tích đa dạng giúp nhà đầu tư có thể tìm được điểm ra, điểm vào hợp lý. Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật có thể áp dụng trong nhiều thị trường không chỉ chứng khoán như thị trường hàng hóa, ngoại hối, tiền điện tử....

Dù vậy, điều này không có nghĩa phân tích kỹ thuật đúng trong mọi trường hợp. Phần nhiều các quy tắc trong trường phái phân tích này chỉ mang tính tương đối, không phải là nguyên tắc bắt buộc

Trong một số trường hợp, sẽ có chỉ báo kỹ thuật báo hiệu tín hiệu mua, trong khi một chỉ báo khác sẽ cho tín hiệu bán. Điều này gây ra sự nhầm lẫn trong các quyết định giao dịch.

Ngoài ra, cũng giống với phân tích cơ bản, với cùng một đồ thị giá và một chỉ báo kỹ thuật nhưng các nhà đầu tư sẽ cho ra kết quả phân tích khác nhau và đưa ra các dự đoán đối nghịch nhau về hướng đi của giá.

Nhìn chung, cả hai phương pháp đều có những điểm cộng và điểm trừ riêng, vì vậy khó thể xác định được phương pháp nào tốt hơn trong đầu tư chứng khoán.

Song, theo lời khuyên của các chuyên gia trên thị trường, việc chỉ tập trung vào một phương pháp có thể khiến nhà đầu tư không nhìn được đầy đủ những khía cạnh tiềm năng của chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư có thể kết hợp cả hai trường phái để có thể lập kế hoạch và thực hiện các khoản đầu tư hiệu quả nhất.