Nỗi dằn vặt là gì

Soạn bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca trang 55 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 4 tuần 6 sách Tiếng Việt 4 tập 1.

Bên cạnh đó, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập đọc lớp 4: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca trang 55

Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. "Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết." - An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"

Theo Xu-Khôm-Lin-Xki
(Trần Mạnh Hưởng dịch)

Nỗi dằn vặt là gì

  • Dằn vặt: làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng.Nghĩa trong bài: Tự trách mình.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể diễn cảm, thể hiện được lời của nhân vật.
  • Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

Trả lời:

Trên đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca gặp mấy đưa bạn đang chơi bóng rủ cậu chơi và cậu nhập cuộc. Mê chơi An-đrây-ca quên mất lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra chạy nhanh đến cửa hàng mua thuốc mang về.

Câu 2

Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?

Trả lời:

Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà thì em này đã hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông đã qua đời.

Câu 3

An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?

Trả lời:

Cái chết của ông ngoại đã làm cho An-đrây-ca lúc nà cũng tự dằn vặt mình. Mặc dù được mẹ giải thích, an ủi rằng cái chết của ông ngoại do tuổi già sức yếu không liên quan gì đến hành động ham vui của cậu. Tuy thế, cậu vẫn tự cho mình là có lỗi trong chuyện này. Rồi mãi sau này khi lớn lên cậu vẫn nghĩ thế.

Câu 4

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?

Trả lời:

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé rất hiếu thảo, thương ông, trung thực và không bao giờ tha thứ cho hành động lỗi lầm của mình. Nói tóm lại, đó là những phẩm chất rất đáng quý.

Ý nghĩa bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân mình.

Nghe đọc – Tập đọc lớp 4 – Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “Bố khó thở lắm !…”. Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang vào nhà.

Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mình chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.” – An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyện mẹ nghe. Mẹ an ủi em:

– Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con ra khỏi nhà.

Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được một ít năm nữa!”

Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

(Trần Mạnh Hưởng dịch)

Chú thích:

– Dằn vặt: làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng. Nghĩa trong bài: tự trách mình.

Nội dung chính: Chuyện nói về An-đrây-ca, em được mẹ sai đi mua thuốc cho ông vì ông bị khó thở. Em chạy đi nhưng lại mải chơi, đá bóng cùng các bạn một lúc rồi mới nhớ ra, đi mua thuốc. Em về thì ông đã mất, dù mẹ nói ông mất ngày khi em vừa ra khỏi nhà, nhưng em vẫn luôn hối hận cho tới khi đã lớn lên.

Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4)

An – đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

Trả lời:

Trên đường đi mua thuốc cho ông, An – đrây – ca gặp mấy đưa bạn đang chơi bóng rủ cậu chơi và cậu nhập cuộc. Mê chơi An-đrây-ca quên mất lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra chạy nhanh đến cửa hàng mua thuốc mang về.

Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4)

Chuyện gì đã xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà?

Trả lời:

Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà thì em này đã hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông đã qua đời.

Câu 3 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4)

An – đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?

Trả lời:

Cái chết của ông ngoại đã làm cho An – đrây- ca lúc nà cũng tự dằn vặt mình. Mặc dù được mẹ giải thích, an ủi rằng cái chết của ông ngoại do tuổi già sức yếu không liên quan gì đến hành động ham vui của cậu. Tuy thế, cậu vẫn tự cho mình là có lỗi trong chuyện này. Rồi mãi sau này khi lớn lên cậu vẫn nghĩ thế.

Câu 4 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4)

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?

Trả lời:

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé rất hiếu thảo, thương ông, trung thực và không bao giờ tha thứ cho hành động lỗi lầm của mình. Nói tóm lại, đó là những phẩm chất rất đáng quý.

Nội dung: Tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân mình.

Sọan bài Chính tả lớp 4: Người viết truyện thật thà là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt 4 trang 56, 57 giúp các em học sinh rèn viết chính tả tập phát hiện và sửa lỗi, phân biết tiếng có chứa âm s, x, thanh hỏi và thanh ngã.

Tập đọc lớp 4: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4): Nghe – viết: Người viết truyện thật thà

Người viết truyện thật thà

Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:

– Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.

Vợ ông bật cười:

– Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì.

Ban-dắc nói:

– Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.

Theo Nguyễn Đình Chính

Trả lời:

Luyện viết một hai lần (bạn đọc, em viết và ngược lại tự kiểm tra cho nhau và chữa lỗi)

Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4): Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả:

M: Lỗi nhầm lẫn s / X

Viết sai Viết đúng

xắp lên xe sắp lên xe

Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi / dấu ngã

Viết sai Viết đúng

tường tượng tưởng tượng

Trả lời:

Học sinh tự đọc phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài của mình rồi viết lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả (vào vở hay vở bài tập).

Câu 3 (trang 57 sgk Tiếng Việt 4):

Tìm các từ láy:

a) Có tiếng chứa âm “S” có tiếng chứa âm “x”

b) Có tiếng chứa “thanh hỏi” có tiếng chứa thanh ngã

Trả lời:

Em tìm các từ láy sau đây:

a) Có tiếng chứa âm “S”, có tiếng chứa âm “x”

+ Sa sả, sạch sành sanh, sạch sẽ, sàm sỡ, san sát, sàn sàn, sáng sủa, sáng suốt, sặc sở, sặc sụa,…

+ Xa xôi, xa xa, xám xám, xám xịt, xao xác, xào xạc, xao xuyến, xoắn xuýt, xốn xáng,…

b) Có tiếng chứa “thanh hỏi, thanh ngã”

+ Lẩn thẩn, hỉ hả, đủng đỉnh, lởm chởm, ngổ ngáo, dửng dưng, hiểm hóc,…

+ Giãy giụa, giòn giã, lưỡng lự, mũm mĩm, ngạo nghễ, nghĩ ngợi, nhũng nhẵng,…