Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp câu nội của ai

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Nguyễn Thành Long chính là nhà văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với sở trường là về truyện ngắn và ký. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác trong chuyến lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập "GIỮA trong xanh" in năm 1972. Có ý kiến cho rằng "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Đến với Sa Pa năm ấy, tác giả Nguyễn Thành Long đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, đặc biệt là câu chuyện của những con người đang hết mình làm việc vì sự nghiệp chung của đất nước tiến tới xã hội chủ nghĩa.

Đầu tiên, trong truyện ngắn, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của một vùng đất hùng vĩ, tráng lệ và tươi đẹp. Ta thấy được hình ảnh của những rặng đào, của những đàn bò đang chuông ở cổ lững thững, rừng cây đang được nắng chiếu rực rỡ, rồi những cây thông cao tít và những cây tử kình nhô cao. Vẻ đẹp của Sa Pa còn đến từ sự mờ ảo của mây và sương bao trọn lấy không gian. Sa Pa chính là vùng đất mang đến vẻ đẹp hoang sơ rất riêng không thể nào quên được trong trái tim của du khách.

Thứ hai, trong truyện ngắn, cái đẹp của Sa Pa còn đến từ những con người trong truyện. Một người là cô kỹ sư giỏi giang, một người là bác họa sĩ già đi tìm kiếm cảm hứng nghệ thuật và người còn lại là anh thanh niên đo khí tượng với cuộc sống trên đỉnh Yên Sơn quanh năm tuyết phủ. Mỗi người một công việc nhưng ở họ, chúng ta thấy được sự cống hiến và làm việc, thấy được vẻ đẹp của lao động trong sự nghiệp cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là anh thanh niên. Thật vậy, ở anh thanh niên, chúng ta thấy được một lý tưởng sống của thế hệ trẻ VN thời kỳ dựng xây và phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Đầu tiên, điều mà chúng ta thấy được đó là hoàn cảnh sống của anh. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là "người cô độc nhất thế gian". Đã mấy năm nay anh "sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo". Còn về công việc thì anh công tác đo đạc số liệu thời tiết, rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa đây là một công việc khá thử thách và đòi hỏi nhiều kiên trì và tình yêu nghề. Vì nhiều đêm anh phải "đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ", hay như thức dậy giữa đêm. Có những lúc anh thấy cô đơn vô cùng nhưng sau tất cả, anh rất yêu công việc của mình. Tiếp theo, điều mà bạn đọc thấy nể phục đó chính là quan niệm sống của anh: "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?"; "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Ta có thể thấy được tình yêu nghề, lòng ham mê công việc và tinh thần trẻ cống hiến vô cùng đáng quý ở anh. Ngoài ra, tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp cuộc sống và tìm niềm vui từ công việc của mình. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người" và lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Tuy nhiên, dù công việc có vất vả nhưng ở anh, chúng ta lại thấy được tinh thần khiêm tốn đáng quý. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường và nhỏ bé, chẳng bõ bèn gì. Tóm lại, ở nhân vật anh thanh niên, chúng ta thấy được một tinh thần trẻ tràn trề nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nghề và khiêm tốn, giản dị đáng quý vô cùng

Tóm lại, xứ sở cái đẹp mà truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đem đến đó chính là vẻ đẹp của những con người lao động và cống hiến cho đời. Truyện ngắn ra đời đã lâu nhưng sức sống của nó để lại trong lòng bạn đọc vẫn vô cùng ấn tượng và bền lâu.

Niềm vui của nhà văn chân chính là niểm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp.

1. Mở bài:

Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.

2. Thân bài

Nhà văn chân chính: nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người, đem ngòi bút của mình khám phá, phát hiện, ngợi ca cuộc sống . Đem tài năng của mình để phục vụ đời sống và lợi ích của ccon người.

Người dẫn đường: dẫn dắt , mở ra tầm nhìn giúp cho người đi đúng hướng, có thể khám phá phát hiện cuộc sống. Xứ sở cái đẹp : nơi chứa đựng những thứ tốt đẹp, đẹp đẽ, cao cả, nhân văn. Sứ xở cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở nội dung, hình thức nghệ thuật.

Khẳng định vai trò thiên chức của nhà văn, là phải viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, giúp người đọc khám phá cái đẹp được nhà văn gửi gắmtrong tác phẩm .

Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động. Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp. Tác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây bắc rộng lớn, thơ mộng.

 Vẻ đẹp của những con người nơi đây : Cống hiến, thầm lặng: trọng tâm là vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét. Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống.

* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện: 

 Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề.  Cốt truyện : đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của mấy nhân vật 

 Nhân vật không được đặt tên (ý nghĩa), nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ

Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc , sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn- người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ. xứ sở của cái đẹp.

3. Kết Bài 

Tóm lại, xứ sở cái đẹp mà truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đem đến đó chính là vẻ đẹp của những con người lao động và cống hiến cho đời. Truyện ngắn ra đời đã lâu nhưng sức sống của nó để lại trong lòng bạn đọc vẫn vô cùng ấn tượng và bền lâu.

1. Dàn ý khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu số 1

a. Mở bài

Giải thích ý kiến

– Nhà văn chân chính: Là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người và cuộc sống, đem tác phẩm của mình để phục vụ đời sống, có ích cho con người.

– Xứ sở của cái đẹp: Đó là cái đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm (Vẻ đẹp của tự nhiên, của con người…). Vẻ đẹp ấy không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức của tác phẩm đem đến cho người đọc những rung động thẩm mĩ, giúp con người thêm yêu cuộc sống, khát khao vươn tới những giá trị tốt đẹp của cuộc đời.

– Nội dung của cả câu: Khẳng định vai trò của nhà văn và tác phẩm trong việc giúp bạn đọc khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống.

– Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

– Năm 1958, miền Bắc được hòa bình, nhân dân làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước, tác giả đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh chứng kiến cuộc sống mới của người lao động.

b. Thân bài:

– Xứ sở cái đẹp trong văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Luận điểm 1. Vẻ đẹp của thiên nhiên 

– Vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên biển: Rực rỡ, kì vĩ, huy hoàng.

– Vẻ đẹp của cảnh biển đêm: Lung linh, huyền ảo, thơ mộng, vẻ đẹp giàu có, trù phú của biển cả.

– Vẻ đẹp của cảnh bình minh tươi sáng, tinh khôi, tràn đầy sức sống.

Luận điểm 2. Vẻ đẹp của con người

– Khi ra khơi: Con người hào hứng, hăng say, phấn khởi tràn đầy hy vọng.

– Khi đánh cá trên biển: Con người với khí thế hăng hái, tư thế hùng dũng mạnh mẽ, với niềm vui phơi phới, lạc quan, với lòng yêu mến, biết ơn biển, với ý chí quyết tâm và sự nỗ lực khẩn trương.

– Khi trở về: Con người tràn đầy niềm vui, niềm tự hào, với tư thế tự tin của người lao động mới.

Luận điểm 3. Vẻ đẹp của nghệ thuật biểu hiện

– Thể thơ 7 chữ, cách gieo vần biết hóa linh hoạt.

– Âm hưởng thơ khỏe khoắn sôi nổi vừa phơi phới, bay bổng vừa ngọt ngào, tha thiết.

– Kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi đánh cá và trở về.

– Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. Hình ảnh thơ kì vĩ tráng lệ, những hình ảnh so sánh, nhân hóa đẹp được sáng tạo bằng cảm hứng lãng mạn, cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động.

c. Kết bài

– Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn: Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được nhà văn khơi nguồn, kết tinh từ cuộc sống, là sản phẩm do tài năng, tâm huyết, trí tuệ của nhà văn nên có sức hấp dẫn với độc giả.

– Khẳng định tầm quan trọng của hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn trong việc khám phá và sáng tạo cái đẹp.

2. Dàn ý khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu số 2

a. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

– Trích dẫn ý kiến

b. Thân bài

* Giải thích khái quát vấn đề

– Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống. Đem   ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người.

– Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và 2 hình  thức.

+ Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực   khác… mà nhà văn mang tới cho người đọc.

+ Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện… => Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời. Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn.

* Chứng minh qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá của nhà văn Huy Cận

Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở trước hết ở phương diện nội dung :

Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển Hạ Long :

+ Đó là cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát, hùng vĩ khiến cảnh lao động thêm hùng tráng.

+ Thiên nhiên kì ảo, thơ mộng khiến cảnh lao động trở lên thi vị

+ Thiên nhiên đầy sức sống, ấm áp, gần gũi với con người

+ Thiên nhiên giàu có ban tặng bao loài các với vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ làm nên kết quả tốt đẹp của người lao động, … (Lấy được dẫn chứng, phân tích)

->Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và yêu mến.

Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp dẫn của con người:

+ Làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương, miệt mài, hăng say lao động, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước.

+ Tâm hồn phơi phới lạc quan.

+ Lao động đạt kết quả tốt đẹp.

+ Hình ảnh họ được khắc họa trong sự hòa hợp với thiên nhiên, nổi bật ở vị trí trung tâm, gắn với đoàn thuyền đánh cá, trong lao động tập thể hào hùng, đầy niềm vui. Tầm vóc của họ được phóng to trên nền vũ trụ, mang kích thước vũ trụ. Vẻ đẹp của họ vừa thực, vừa lãng mạn. (Lấy được dẫn chứng, phân tích)

->Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp: thiên nhiên đẹp, con người đẹp

* Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện:

– Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài..

– Bài thơ cũng là một khúc ca, khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới, khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần, … góp phần làm nên âm hưởng ấy. Cách gieo vần có nhiều biến hóa, linh hoạt…

– Bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mĩ và tạo dấu ấn riêng cho bài thơ…

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các hình ảnh ẩn dụ…nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp

c. Kết bài:

– Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống.

– Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn.

– Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.

“Xứ sở của cái đẹp” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận)

“Bắt gặp mùa tươi lên run rẩy

Trong cành hoa trẻ, cổ chim non

Có ai gửi ý trong xuân cũ,

Đất nở mùa xuân vẫn chẳng mòn.”

Người yêu thơ mệnh danh thi sĩ ấy là một thành viên xuất sắc của phong trào thơ mới, là một người yêu thơ và làm thơ. Đó là ai nếu không phải là nhà thơ Huy Cận, người đã đi qua cuộc đời này mà còn để lại cho nền văn chương Việt Nam những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài quê hương, đất nước. Trong số đó, ta không thể không nhắc tới bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bàn về tác phẩm, có ý kiến cho rằng, “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến với xứ sở của cái đẹp”.

Nếu như trước cách mạng tháng 8, Huy Cận được biết đến là một nhà thơ với “nỗi sầu vạn kỉ” thì sau cách mạng, ta lại bắt gặp một hồn thơ Huy Cận của cảnh sắc quê hương và nỗi niềm nồng nàn yêu nước. Nằm trong mạch cảm xúc ấy, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được ra đời năm 1958 nhân chuyến đi thực tế của tác giả ở Hồng Gai và được in trong tập: “Trời mỗi ngày lại sáng”. Tác phẩm đã đánh dấu sự thay đổi quan điểm nghệ thuật cùng những cảm xúc trong suốt quá trình ông đi theo cách mạng.

Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp câu nội của ai

Chúng ta đều biết rằng, một nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống, đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. Bởi nói như nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Trăng sáng”. “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”. Ta bắt gặp trong sáng tác của Huy Cận những nét vẽ hiện thực đẹp mà sâu sắc của cả con người và cảnh sắc thiên nhiên. Bởi thế, xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm đã được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức. Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu,… mà nhà văn mang tới cho người đọc. Còn vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được các hình tượng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện… Nội dung hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người thêm yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ, tốt lành cho cuộc đời. Để người đọc có thể cảm nhận được xứ sở cái đẹp thì nhà văn chân chính phải là người dẫn đường và khám phá cho người đọc cảm nhân. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vừa là niềm vui, niềm hạnh phúc của chính Huy Cận đã hoàn thành xuất sắc trong tác phẩm của mình.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Nhà thơ Huy Cận không chọn thời điểm ra khơi là khi trời mọc còn sáng hay lúc mặt trời lặn xuống mà ở đâu tác giả chọn cảnh ra khơi và buổi đêm – một cảnh tượng rất thơ mộng huyền ảo. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh so sánh gợi lên tưởng thú vị. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn và màn đêm xuống là tấm ảnh khổng lồ, then cài là những con sóng. Chỉ với bốn câu thơ thôi nhà thơ Huy Cận đã phác họa ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên của biển cả vào đêm lúc đoàn thuyền bắt đầu ra khơi. Một chân trời đỏ rực như hòn lửa. Màu đỏ ấy cứ lan tỏa lung linh sắc màu êm đềm mà kiêu hãnh, gần gũi mà mờ ảo.

Đồng thời, cứ mỗi khi cánh cửa màn đêm của vũ trụ khép lại sau một chu trình hoạt động thì những người dân lại giong buồm ra khơi đánh ca. Từ “lại” vừa diễn tả sự đối lập giữa con người với thiên nhiên, vừa diễn tả sự tuần hoàn, chu trình lặp đi lặp lại của đoàn thuyền đánh cá. Họ làm việc trong tư thế hăm hở, hào hứng “câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đồng thời, hình ảnh “câu hát căng buồm” cũng là một hình ảnh ẩn dụ ấn tượng và giàu sức sáng tạo biểu trưng cho tâm hồn lạc quan, vui vẻ trong lao động của những người dân làng chài. Chính tiếng hát của họ đã thổi phồng cánh buồm đưa con thuyền tiến vào đại dương. Hình ảnh ấy chợt khiến tôi nhớ tới một vài câu thơ trong bài “Miền Biển Mặn” của nhà thơ Bách Tùng Vũ:

“Hò khoan chúng ta lên đường

Đây miền biển mặn đêm trường ra khơi

Ta lên thuyền … Anh em ơi…

Dù bao vất vả mà đời vẫn tươi.

Ai ai cũng nở nụ cười

Quê tôi miền biển, con người…”

Vì thế, qua ngòi bút Huy Cận, hình ảnh cánh buồm cũng trở nên có hồn hơn, biểu trưng cho niềm tin, khát khao và sức mạnh của người dân chài. Không chỉ tập trung khắc họa vẻ đẹp của con người, cảnh thiên nhiên lúc đoàn thuyền đánh cá trên biển cũng được tác giả miêu tả một cách rõ nét:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng.

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Trong không gian bao la của biển cả đoàn thuyền lái gió với buồm trăng, với mây, với sao. Cảnh biển trở nên rực rỡ, huy hoàng khi có sự xuất hiện của ánh trăng. Nó tạo nên một luồng sáng cổ động khí thế làm việc của con thuyền. Bằng tưởng tượng phong phú, ngòi bút của Huy Cận đã thực sự thăng hoa trong cảnh vật của thiên nhiên. Hình ảnh con thuyền được miêu tả thật đẹp đẽ và độc đáo mang tầm vóc vũ trụ: cánh buồm trăng, con thuyền như bay giữa mây cao”. Cảnh vật như mở ra ba chiều: chiều rộng của mặt biển, chiều cao của mây trời và chiều sâu của bụng biển. Không gian ba chiều của cảnh vật như tôn thêm tầm vóc của con người và con thuyền. Các động từ như: “lái – lướt – đậu – dò – dàn đan – giăng” đã diễn tả hành động khẩn trương, dứt khoát và thể hiện sức mạnh của người dân chài. Cụm từ “dàn đan thế trận” là một hình ảnh ẩn dụ cho hành động đánh cá của ngư dân, khiến cho người đọc như tưởng tượng ra đoàn thuyền đánh cá đang bài binh bố trận để chuẩn bị thu một mẻ cá lớn. Con thuyền hiện ra như con tuấn mã, băng băng giữa đại dương rộng lớn.

Vẻ đẹp thiên nhiên trên biển không chỉ có sao trời, trăng sáng, sóng vỗ rầm rì mà nó còn đẹp rực rỡ hơn bởi sắc màu của các loài cá:

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.”

Trên biển có rất nhiều các loài cá: nào là cá chim, cá nhụ, cá đé, cá song… mỗi loài cá có một sắc màu rất riêng tạo nên một bức tranh rực rỡ màu của biển cả bao la. Với tài hoa của tâm hồn thi sĩ, chỉ bằng vài câu chữ, một bức tranh thiên nhiên của biển đã được Huy Cận vẽ lên thật đẹp và sống động. Một bức tranh về biển về đêm đẹp lung linh sắc màu.

Trước vẻ đẹp lớn lao, hùng vĩ của thiên nhiên vũ trụ, con người được nhà thơ khắc họa với tư thế hào hùng, khỏe mạnh. Đoàn thuyền ra đi với khí thế hào hứng, vui tươi:

“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”

“Sao mờ là một hình ảnh đẹp, là khoảng thời gian trời lúc sắp bắt đầu sáng. Ngay chính lúc này, công việc của những người dân ngày càng khẩn trương hơn bao giờ hết. Cảnh vật hiện lên thật sống động mà trung tâm là nét đẹp lao động của con người. Cụm từ “kéo xoăn tay” không chỉ gợi cho người đọc những mẻ tươi ngon, nặng trĩu mà còn thể hiện sự khỏe khoắn trong những bắp tay rắn chắc của người dân chài khi họ kéo mẻ cá vào khoang thuyền. Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh cũng có sự cảm nhận như thế:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”

Hình ảnh nắng hồng của bình minh kết hợp với hình ảnh mẻ cá tạo nên hình ảnh thật sống động và ấn tượng, gợi cho người đọc nhớ tới câu ca “rừng vàng biển bạc mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đồng thời, ý thơ cũng thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lao động vào thành quả mà họ gặt hái được.

Bài ca lao động khép lại trong khổ thơ cuối với hình ảnh đoàn thuyền trở về trong thắng lợi lúc bình minh lên. Lúc này, con người lao động trở nên hài hòa cùng với vũ trụ thiên nhiên: phấn khởi, hồ hởi trong niềm vui chiến thắng sau một đêm kéo lưới vất vả:

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Mở đầu là hình ảnh mặt trời xuống biển, kết thúc bài thơ là hình ảnh mặt trời đội biển giữa muôn trùng sóng nước. Điều đó gợi lên sự vận động của thời gian và công việc lao động của con người đã hoàn tất. Tuy nhiên, sắc thái ý nghĩa qua mỗi lần hình ảnh “mặt trời” xuất hiện lại khác nhau. Nếu như hình ảnh mặt trời ở khổ đầu báo hiệu thời khắc của ngày tàn, đêm xuống và công việc của người ngư dân bắt đầu mở ra thì “mặt trời” ở khổ cuối lại báo hiệu thời khắc của một ngày mới bình minh, biểu tượng cho ánh sáng mới, cuộc sống mới chan chứa niềm vui, hạnh phúc của con người sau chuyến hành trình lao động nhọc nhằn, gian khó, hiểm nguy. Trong bức tranh ấy, con người xuất hiện trong tư thế sánh ngang với mặt trời, với thiên nhiên vũ trụ: “Đoàn thuyền đánh cá chạy đua cùng mặt trời. Từ “với”, “cùng” đã diễn tả sự hài hòa cân đối giữa thiên nhiên và con người lao động. Ánh mặt trời đã điểm tô cho thành quả lao động thêm rực rỡ. Mặt trời chiếu rọi vào những mắt cá khiến muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa ánh huy hoàng. Như vậy, xứ sở của “Đoàn thuyền đánh cá” là sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Nơi mà ở đó con người đứng lên làm chủ chinh phục thiên nhiên, làm cho thiên nhiên thêm giàu đẹp.

Xứ sở của cái đẹp trong bài thơ không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện ở cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng để tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài. Bài thơ cũng là một khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới, khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần… góp phần làm nên âm hưởng ấy. Bên cạnh đó, cách gieo vần được biến hóa linh hoạt, bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mỹ và tạo ấn tượng riêng cho bài thơ. Tác giả còn sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ nhằm liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các hình ảnh ẩn dụ… nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp. Tất cả hiện lên như một bức tranh đẹp và tráng lệ.

Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là “xứ sở của cái đẹp”, là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cả cảm hứng vũ trụ hòa cùng luồng cảm hứng lãng mạn, bài thơ đã mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng. Trong đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn. Văn học là cuộc đời, cuộc đời là khởi nguồn cũng là những điểm đi tới của văn học. Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.