Những biểu hiện của học sinh giỏi

Giới thiệu về cuốn sách này

Thứ sáu, 11/03/2022 - 05:25 AM

“Học sinh giỏi”, có giỏi thật không? Không, nếu có thì cũng rất ít.

Nếu tiêu chuẩn của giỏi là thuộc bài, là “tầm chương trích cú” thì có thể thừa nhận là học sinh đoạt giải ở ta đều giỏi. Nhưng nếu minh định giỏi là tư duy logic, phát hiện mới mẻ, lập luận chặt chẽ, có chính kiến, có sáng tạo và mang đến những cái nhìn khác biệt v.v., thì rất khó lảng tránh một sự thật rằng, những học sinh ấy đa phần là yếu kém. Thậm chí yếu kém hơn những học sinh bình thường trong lớp.

Vì sao thế? Chính cách thi và học như lâu nay đã dẫn tới tình trạng này. Đề thì nặng tính giáo điều, nội dung hạn hẹp, ít kích thích tư duy độc lập, đáp án chấm rập khuôn… Những điều này dẫn tới tình trạng phổ biến mấy chục năm nay: văn mẫu, toán mẫu, các môn đều mẫu.

Chúng ta có những thợ viết văn giỏi, thợ giải toán giỏi…, và vì thế, có những giải cao. Nhưng lối mòn từ nội dung học, cách học, cách thi đã làm thui chột tư duy của học sinh. Đi trong những “hành lang hẹp và tối”, và luôn sợ đi chệch đường ray, dần khiến con người thu mình lại, không dám nghĩ khác, nói khác, làm khác. Mà không có tư duy đột phá sẽ không có sáng tạo.

Những học sinh đoạt giải, vì lối học nhồi nhét để lấy thành tích ấy, dần trở nên mụ mẫm, đù đờ, không còn sự tinh nhanh, hiếm khi thấy nụ cười rạng rỡ.

Một điều rất lạ là, vì trực tiếp phụ trách và dạy đội tuyển quốc gia nhiều năm, nhưng tôi vẫn thường đoán sai về kết quả của học trò trong mỗi kỳ thi. Những em có cá tính, sắc bén và khác biệt thường… bị rớt. Kinh nghiệm thất bại ấy như một lối của “chọn lọc tự nhiên”, những học sinh này sẽ tự điều chỉnh bản thân bằng cách “ngoan” hơn, lo đi vào khuôn khổ, tránh nói khác, nghĩ khác để đạt thành tích. Một cơ chế như thế là dấu hiệu điển hình của sự phản giáo dục. Vì, giáo dục là phải giúp học sinh tìm thấy chính mình, dám là chính mình, có chính kiến và sẵn sàng bảo vệ chính kiến của mình. Thi học sinh giỏi, lạ thay, đang làm ngược lại sứ mệnh ấy của giáo dục.

Những học sinh giỏi quốc gia đã đi đâu về đâu sau khi đoạt giải? Chưa thấy một nghiên cứu hay thống kê nào để chúng ta có cơ sở mà điều chỉnh, nhưng những biểu hiện phổ biến của sự thui chột thì luôn có thể gặp được.

Có một sự lãng phí, và thậm chí phá hoại, tài nguyên con người qua các kỳ thi học sinh giỏi này. Những học sinh được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi ở các trường học, ban đầu, vốn đều là những em nổi trội so với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng sau vài năm “luyện gà nòi” thì sự nhạy bén, khoáng đạt và thông minh kia đã nhường chỗ cho mẹo mực, cho sự an toàn.

Với chỉ mới những lý do sơ lược đó, nếu chưa thể “bỏ ngay” kỳ thi học sinh giỏi các cấp như nhiều nhà giáo dục đã đề xuất thì việc điều chỉnh nó là yêu cầu cấp bách. Không thể tiếp tục một lối thi cử lạc hậu và nhiều tác hại như thế được nữa!

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 4PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán nhằm tạo nguồn cho các bậchọc tiếp theo, góp phần chuẩn bị nhân tài cho đất nước là một nhiệm vụ quantrọng thường xuyên của mỗi một giáo viên trong quá trình dạy học toán ở tiểuhọc. Lứa tuổi học sinh tiểu học bước đầu đã có sự phân hóa về mặt trình độ, nhịpđộ hứng thú, động cơ nhận thức…Vì vậy, để tạo điều kiện cho những hoc sinhgiỏi toán phát triển, giáo viên cần phải biết đổi mới phương pháp dạy học, dạyhọc sát với từng đối tượng học sinh. Để công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán đạt hiệu quả cao, yêucầu giáo viên phải có ý thức, kỹ năng, biện pháp, kế hoạch phát hiện và bồidưỡng học sinh giỏi toán từ những năm đầu cấp tiểu học. Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đã và đang quan tâm đến công việcphát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán; coi đây là mục tiêu ưu tiên đã đầu tưthời gian, cử nhiều giáo viên có năng lực bồi dưỡng từng chương,từng phần,từng lớp. Trường tiểu học Quảng Hợp cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Tuy nhiên, Trường Tiểu học Quảng Hợp là trường thuộc xã miền núi đặc biệtkhó khăn, phần lớn người dân sống bằng nghề nông nên điều kiện chăm lo concái học tập ít được chú trọng. Học sinh đi học chủ yếu là thời gian học ở trênlớp. Cô giáo dạy bao nhiêu biết bấy nhiêu chứ chưa có điều kiện để luyện tậpthêm ở nhà.Hơn nữa, các loại sách tham khảo còn ít. Vì vậy, nhiều năm qua sốem dự thi học sinh giỏi toán lớp 4 cấp trường đều đạt kết quả chưa cao, đặc biệtlà chất lượng học sinh giỏi qua các đợt kiểm tra đầu năm và giữa học kỳ 1 nămhọc 2007-2008 rất thấp. Cụ thể:Học sinh giỏi toán : 3/20 Tỷ lệ : 15% Với chất lượng như vậy đặt ra cho tôi một suy nghĩ làm sao để nâng cao chấtlượng học sinh giỏi của lớp. Điều đó định hướng cho tôi trong khi dạy môn toánphải làm thế nào để các em say mê và quan tâm hơn đến toán học. Xuất phát từtình hình thực tế học sinh và yêu cầu về môn toán đối với học sinh lớp 4, bảnthân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp thực hiện và “Kinhnghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4’’ của tôi không nằmngoài việc tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm vốn có của giáo viên tiểu học nóichung và bản thân tôi nói riêng nhằm đóng góp những ý kiến góp phần vào việcbồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 ở trường tiểu học có hiệu quả hơn.PHẦN II - BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 4 I/ Biện pháp phát hiện học sinh giỏi toán lớp 4.1/ Những biểu hiện học sinh có năng khiếu toán. Năng hiếu toán được hiểu là tài năng bẩm sinh về một mặt nào đó (ví dụ: năngkhiếu toán, năng khiếu âm nhạc…) Biểu hiện của những học sinh có năng khiếu toán là lòng yêu thích bộ môn cótính tò mò ham hiểu biết, có ý thức vượt khó, tự giác tổ chức tốt việchọc.Những học sinh này thường tiếp thu nhanh, nắm chắc và vận dụng tốt kiếnthức, tư duy phát triển tốt, linh hoạt, có trí tưởng tượng không gian, kết quả họctập tốt…2/Biện pháp phát hiện học sinh có năng khiếu toán. a/Căn cứ vào kết quả học tập từ dưới. Việc phát hiện học sinh có năng khiếu toán được tiến hành ngay từ đầu nămhọc. Vào năm học mới giáo vên chủ nhiệm phải nắm được số lượng học sinhgiỏi toán ở lớp 3 ( các em thường có điểm cao, giỏi đều các môn) để có kếhoạch bồi dưỡng số học sinh này. Việc phát hiện cần đi đôi với bồi dưỡng, quabồi dưỡng lại tiếp tục phát hiện… b/ Phát hiện học sinh có năng khiếu toán học ngay trong giờ dạy bài mới,luyện tập, ôn tập và kiểm tra. Những học sinh có năng khiếu toán thường chămchú nghe giảng, có những thắc mắc khi không hiểu bài, hoàn thành nhanh chínhxác bài tập. c/ Phát hiện học sinh có năng khiếu toán qua các kỳ thi học sinh giỏilớp,trường, thi đố vui toán học, trò chơi toán học . d/ Một số bài toán phát hiện học sinh có năng khiếu toán.Các bài toánphát hiện học sinh có năng khiếu toán thường đa dạng, có tính tổng hợp và chứađựng tình huộng có vấn đề.Đặc biệt các bài toán này có sử dụng các tính chấtcủa các phép toán trong quá trình giải toán. Ví dụ:Thực hiện phép tính bằng cách nhanh nhất. 1/ 47 + 52 + 63 + 49 + 28 + 71 2/ 2 x3 x 4 x 8 x 50 x25 x 125 3/ 24 x 17 + 4 + 18 x 76 * Một số dạng toán điển hình: 1/ Tìm 4 số, biết trung bình cộng của chúng là 50 và mỗi số bằng 1 / 3 số liềnsau. 2/ Tổng của 2 số lẻ là 1146. Biết giữa 2 số đó còn 5 số lẻ nửa. Tìm 2 số lẻ đó. Giáo viên cần lựa chọn đúng đối tượng học sinh. Cần tổ chức thi chọn lọcqua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học sinh vào bồi dưỡng. Cầnđánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác không chỉ qua bài thi mà cảqua việc học tập, bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng caohiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá sức đốivới những em không có tố chất. II/ Biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4. 1/ Vai trò của người thầy. Tục ngữ có câu ‘’không thầy đố mày làm nên’’. trước hết ta phải xác định rõvai trò của người thầy là hết sức quan trọng . Bởi vì người thầy có trách nhiệmdẫn dắt học sinh các phương pháp giải toán, các phương pháp kiểm tra kết quả,cách thức trình bày bài giải…Những học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chấtthông minh mà không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặckhông có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng vàphải tự soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học sáng tạo. 2/ Xây dựng chương trình bồi dưỡng. Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, song chươngtrình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi họcnhư trong chương trình chính khóa. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng làmột vấn đề hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sựtham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng, dẫn dắt học sinh từ cái cơ bảncủa nội dung chương trình học chính khóa, tiến dẫn tới chương trình nâng cao. (Tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của học chính khóa, từ đó vậndụng để mở rộng và nâng cao dần). Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy; Từ cơ bản đến nâng cao, từđơn giản đến phức tạp.Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao, thì cần có mộttiết luyện tập củng cố kiến thức, và cứ 5 -6 tiết thì cần có một tiết ôn tập đểcủng cố khắc sâu. Cần soạn thảo một tiết học có: -Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết…) - Bài tập vận dụng. - Bài tập về nhà luyện tập thêm ( tương tự bài ở lớp ) Không nên xây dựng chương trình như sách nâng cao hiện nay. Vì như thếhọc sinh khó nắm chăc, dễ nhầm lẫn. Mặt khác, trong sách nâng cao có một sốbài quá khó đối với học sinh. Một số giờ ôn tập, giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, cácphương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống đượcmà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên.Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tưnhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô động nội dungchương trình bồi dưỡng.Cần lưu ý rằng: Tùy thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khảnăng tiếp thu của học sinh mà chọn lựa mức độ bài khó và từng dạng luyện tậpnhiều hay ít.3/ Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cần đi đôi với việc nâng cao trình độchung về toán của cả lớp, thực hiện phương châm: ‘’Phát triển năng khiếu toán đồng thời với giáo dục toàn diện ‘’ Bồi dưỡng toán không tách rời với việc dạy học các môn khác như TiếngViệt, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…Như vậy sẽ giúp học sinh phát triển toàndiện đồng thời kiến thức của các môn học này sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trìnhhọc sinh học toán. Chẳng hạn: Học môn Tiếng Việt sẽ giúp các em phát triểnvốn ngôn ngữ nhờ đó mà làm cho tư duy của các em sắc bén hơn, học môn Mỹthuật giúp trí tưởng tượng không gian của các em phát triển, học Thể dục giúpcơ thể của các em thoải mái khi phải đối mặt với các bài toán khó…4/ Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cần tiến hành cả nội khóa lẫn ngoại khóa,bồi dưỡng liên tục trong năm và ở tất cả các lớp. Bồi dưỡng học sinh giỏi toán ngoài những giờ dạy trên lớp, chúng ta cũngcần mở lớp học tự chọn, ngoại khóa toán như sưu tầm, báo cáo, tham quan thựctế, làm đồ dùng học tập trò chơi toán học, kết hợp với hoạt động Đội để tổ chứccác cuộc thi như giải toán OLYMPIC, toán tuổi thơ…Đồng thời phải bồi dưỡngthường xuyên, liên tục ngay từ những năm đầu cấp tiểu học nhằm hình thành kỹnăng giải toán, giúp các em có một hệ thống kiến thức,kỹ năng vững vàngchuẩn bị cho các bậc học tiếp theo.5/ Để giúp học sinh giỏi toán, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải bồidưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm học tập. Không lùi bướctrước những bài toán khó. Tôi suy nghĩ : Bất kì viêc gì nếu lòng say mê thì việcthực hiện mới có kết quả cao.Để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâmhọc toán, giáo viên luôn chuẩn bị cách đặt vấn đề vào bài tạo tâm thế (giáo dụcthái độ, động cơ …) phát triển tư duy thông qua thu nhận, tổng hợp, mở rộng,tinh lọc và vận dụng có hiệu quả kiến thức…khơi dậy năng lực trí tuệ của họcsinh.6/ Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả? Trước hết cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫnhọc sinh . Không nên máy móc theo cách sách giải. Giáo viên cần phải thườngxuyên cải tiến phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp vớinội dung từng bài; phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh, tôntrọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh. Những bài hướng dẫn kiến thức mới giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tậpmang tính chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúpcác em ghi nhớ được tốt hơn. Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh hayđáp số là ngày tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ. (như các ngày lễ lớn,ngày thi…) Tuy nhiên, những bài toán như thế, giáo viên phải tìm hiểu kĩ, thử và kiểmtra kết quả nhiều lần. Trong quá trình dạy học sinh giái các bài toán giáo viênchỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải, không nên giảng giải, cung cấpnhững lời có sẵn,đầy đủ, chính xác để học sinh thụ động hiểu ghi chép mà chủyếu phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ để từ đó có thể giải được những bàitoán đòi hỏi tư duy độc lập, linh hoat, có óc phán đoán và phương pháp giảitoán.. Chú ý tạo tình huống có vấn đề để học sinh tích cực chủ động, tự giác tìmcách giải bài toán. Ngược lại, khi chữa bài giáo viên lại phải giải một cách chitiết ( không nên giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán ; đặc biệt lànhững bài toán khó, những bài học sinh nhiều sai sót và chấn chỉnh cách trìnhbày của học sinh một cách kịp thời. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho việcgiải các bài toán như sau.- Giải nhiều cách ( tìm ra hết cách giải ), chọn cách giải tối ưu, cách giảicó phương pháp hay ứng dụng tốt .- Xây dựng được yêu cầu của bài toán và trình độ kiến thức tương ứngđể có thể ôn tập, củng cố trước khi giải toán ( nếu cần ).- Dự kiến khó khăn sai lầm của học sinh, cách khắc phục ( về hình vẻ,sơ đồ kẻ bảng phụ, biến đổi bài toán, vận dụng lý thuyết và các bài tậpđã biết…)- Xem xét mối quan hệ giữa các bài toán khác nhau để hệ thống hóa vềdạng phương pháp nếu có.- Chuẩn bị một hệ thống vốn câu hỏi giúp học sinh:. + Củng cố kiến thưc liên quan. + Hướng dẫn hoạt động tìm tòi lời giải bài toán ( phân tích, tổng hợphoặc biến đổi bài toán, kẻ bảng phụ cắt ghép hình, xét trường hợp đặc biệt đưavề bài toán đơn giản, quen thuộc). + Vận dụng kết quả bài toán trong trường hợp đặc biệt, tương tự kháiquát, thực tiễn, hoặc sáng tạo mở rộng phạm vi bài toán như :- Thay đổi giả thiết hoặc xem xét bài toán có giả thiết thừa.- Thay đổi kết luận, ra câu hỏi phụ hướng dẫn học sinh giải .- Xem xét mệnh đề đảo các bài toán ngược với bài toán vừa giải.- Thay đổi nội dung thực tế của bài toán.7/ Trong quá bồi dưỡng toán giáo viên cũng cần cho học sinh làm quenvới suy luận, chứng minh, tập sử dụng các thao tác phân tích, tổng hơp, so sánh,tương tự, đặc biệt hóa, khái quát hóa phương pháp quy nạp (chủ yếu là quy nạpkhông hoàn toàn) đồng thời giúp học sinh nắm chắc thuật toán (những thao tácbước đi cụ thể theo một trình tự nhất định để đi tới kết quả) để giải các bài toán;cho các em làm quen với một số phương pháp giải toán thường dùng ở tiểu học( như phương pháp sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp tỷ lệ, phương pháp rút vềđơn vị, phương pháp giả thiết tạm, phương pháp khử …) biết phối hợp cácphương pháp khi giải một bài toán.8/ Bồi dưỡng toán cho học sinh tiểu học, giáo viên cần phải biết phối kếthợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình,đoàn thể và xã hội …Nhằm kịp thờiđộng viên học sinh giúp các em có hứng thú trong quá trình tham gia bồidưỡng .Bởi nếu tinh thần và thái độ học tập của học sinh cao thì đó là một biệnpháp hiệu quả nhất. PHẦN III - KẾT QUẢ Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên chất lượng học sinh giỏi có sựchuyển biến rõ rệt thể hiện qua đợt thi học sinh giỏi trường cùng với đợt kiểmtra chất lượng cuối năm đã đi đến kết luận: phong trào bồi dưỡng học sinh giỏitoán ở lớp tôi đã có những thành công đáng khích lệ. * Cụ thể : Học sinh giỏi toán : 7/20 Tỷ lệ : 35%Đúng với kế hoạch của lớp đề ra ở đầu năm học. Đó là thành quả gần mộtnăm cô trò phấn đấu được. PHẦN IV - BÀI HỌC KINH NGHIỆM.Con đường đi đến đỉnh cao của toán học có rất nhiều nhưng điều quantrọng là chúng ta đi bằng cách nào để đạt kết quả nhanh nhất. Theo tôi, để nângcao chất lượng học sinh giỏi toán thì mỗi giáo viên cần thực hiện những thao tácsau : * Đối với học sinh: a/ Phải có lòng say mê và quyết tâm học toán. b/ Phải đọc kỹ đề bài, nắm chắc được yêu cầu của bài tập, xác định được bàitoán thuộc dạng nào từ đó để định hướng cách giải.* Đối với giáo viên: a/ Giáo viên nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu. Xây dựng chương trinh bồidưỡng hợp lý. b/ Đọc và nghiên cứu thêm các tài liệu có liên quan phục vụ cho việc bồidưỡng . c/ Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từngbài. d/ Khuyến khích các em làm nhanh, đúng nhằm kích thích tinh thần hăng sayhọc tập của học sinh. e/ Bồi dưỡng thường xuyên cho học sinh ngay trong từng buổi học,tiết học,chú trọng đến từng đối tượng học sinh. f/ Giáo viên cần kiểm tra đôn đốc thường xuyên, kết thúc mỗi tuần giáo viênra bài kiểm tra sau đó xếp loại chung . Kết quả kiểm tra được ghi vào biểu đồthi đua để kích thích phong trào thi đua của học sinh. g/ Kết hợp với nhà trường, với liên Đội để thi học sinh giỏi toán cấp trường,thi giải toán OLYMPIC, toán tuổi thơ… h/ Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh ( gặp gỡ, viết vào sổ liên lạc )để thông báo, bàn bạc, khắc phục những nhược điểm của học sinh. PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1/ Kết luận: Qua những năm trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4,tôi nhận thấy rằng: người thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nângcao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng chương trình và sángtạo trong phương pháp giảng dạy. Như vậy, để đưa con thuyền đến bến bờ vinhquang thì vai trò của người cầm lái thật vô cùng quan trọng 2/ Kiến nghị :Nhà trường quan tâm hơn nữa đến công tác phát hiện và bồi dưỡng họcsinh giỏi toán. Cần soạn thảo nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏicho tất cả các khối lớp. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi. Bản thân tôi đã áp dụng và thuđược kết quả khả quan. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn chưa phải là tối ưu. Xin đưara để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến để góp phần vàoviệc bồi dưỡng học sinh giỏi toán trong những năm tới có kết quả tốt hơn.