Giáo an on tập học kì 1 Ngữ văn 10

Giáo an on tập học kì 1 Ngữ văn 10

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Củng cố lại những kiến thức về văn học, tiếng Việt, làm văn qua bài kiểm tra. Rút ra được những ưu và khuyết điểm qua bài làm để rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau được tốt hơn.

 - Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý

 - Có ý thức đánh giá nhận xét những ưu và nhược điểm để tiến bộ trong học tập.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: Củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học ở HK I. Cụ thể là phương pháp làm bài văn tự sự và phần văn học dân gian Việt Nam + Văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn 1).

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phạn tích đề, lập dàn ý.

Tiến trình lên lớp:

 - Ôn định lớp

 - Kiểm tra bài cũ: Không.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 18 – Tiết 54: 28/ 12/ 2010. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Củng cố lại những kiến thức về văn học, tiếng Việt, làm văn qua bài kiểm tra. Rút ra được những ưu và khuyết điểm qua bài làm để rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau được tốt hơn. - Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý - Có ý thức đánh giá nhận xét những ưu và nhược điểm để tiến bộ trong học tập. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: - Kiến thức: Củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học ở HK I. Cụ thể là phương pháp làm bài văn tự sự và phần văn học dân gian Việt Nam + Văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn 1). - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phạn tích đề, lập dàn ý. Tiến trình lên lớp: - Ôn định lớp - Kiểm tra bài cũ: Không. - Bài giảng: Vào bài trực tiếp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hướng dẫn HS phân tích yêu cầu của đề ra. Ý 1: (0,5 đ). Ý 2: (0, 5 đ). Ý 3: ( 1đ ). Lưu ý: Diễn đạt tương đối trôi chảy, ít lỗi chính tả, có trích dẫn hoặc chép thuộc bài thơ mới được điểm tối đa. I> Đề bài: 1/ Câu 1: Trình bày ngắn gọn ( từ 3 đến 5 dòng) về vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. 2/ Câu 2: ( HS chọn 1 trong 2 đề sau) ĐỀ 1: Anh (chị ) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Rùa Vàng để kể lại truyền thuyết “Truyện An Dương và Mỵ Châu – Trọng Thủy”. ĐỀ 2: Một học sinh đã viết cho cô giáo bộ môn một bức thư, trong đó có đoạn: “ Cô có biết khi cô nói như vậy làm lớp em đã rất buồn không, các bạn cho rằng cô không thương các bạn nữa. Cô đã biết lớp toàn học sinh cá biệt, cô cũng đã biết lớp là những mảnh ghép hỗn độn đang cố gắng chỉnh sửa cho khớp với nhau? Sao cô lại làm thế? ” Dựa theo lời tâm sự trên, anh/ chị hãy tưởng tượng câu chuyện đã xảy ra của lớp ấy và kể lại. II> Đáp án: 1/ Câu 1: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế. Lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống. Tấm lòng yêu dân, yêu nước. 2/ Câu 2: * ĐỀ 1: a) Yêu cầu chung: - Thể loại: Văn tư sự. - Nội dung: Kể lại truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy” bằng ngôi thứ nhất (nhập vai Rùa Vàng). b) Yêu cầu cụ thể: - Về nội dung: + Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện. + Thể hiện sự tưởng tượng với những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai. - Về phương pháp: + Dựa vào cốt truyện trong văn bản. + Thêm những sự kiện, chi tiết tưởng tượng, sáng tạo. + Kể theo ngôi thứ nhất. + Bài viết trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. * ĐỀ 2: a) Yêu cầu chung: - Thể loại: Văn tự sự. - Nội dung: Kể lại câu chuyện xảy ra ở lớp, tình huống dẫn đến bức thư và cách giải quyết tình huống. b) Yêu cầu cụ thể: - Về nội dung: + Tình huống xảy ra vấn đề khiến em học sinh bức xúc và viết thư cho cô giáo. + Cách giải quyết tình huống. + Bài học rút ra cho cả cô lẫn trò. - Về phương pháp: + Phải xác định được nội dung câu chuyện, nhân vật trong câu chuyệ + Cách trình bày về: - Ngôn ngữ của nhân vật. - Tình tiết, diễn biến của câu chuyện. - Kết cục của câu chuyện. - Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện mình vừa kể. III> Nhận xét bài làm của HS: 1/ Ưu điểm: - Đa số HS hiểu đề, nắm được yêu cầu đề ra. - Trình bày bài làm tương đối đảm bảo ( Yêu cầ cụ thể của từng câu). - Một số diễn đạt có cảm xúc. 2/ Khuyết điểm: - Số đông HS không học bài, chưa nắm vững các nội dung cụ thể cần trình bày. - Câu 1 (lý thuyết) nội dung còn chung chung, diễn đạt còn lúng túng. - Câu 2: + Đề 1: Đa số HS chọn đề này nhưng chỉ có một số HS nắm vững yêu cầu đề ra, cụ thể là nội dung cốt truyện, còn lại hầu hết còn lan man, chưa nắm vững những tình tiết chính của văn bản nên còn tán bậy, còn sa vào phân tích, đánh giá chứ không phải kể lại câu chuyện. + Đề 2: Hầu hết những học sinh chọn đề này do không thuộc bài nhưng thực chất các em cũng không hiểu yêu cầu của đề nên bài làm lạc đề, nội dung lộn xộn. III> Kết quả: Từ 0,3 – 2,0: Từ 2,5 – 3,4: Từ 3,5 – 4,9: Từ 5,0 – 6,5. Từ 7,0 – 8,0. Trên TB. A3: ( 34)/ 07 15 05 06 / 06 A4: (35 )/ 04 10 14 06 01 07. Rút kinh nghiệm: Tuần 17 – Tiết 52, 53: BÀI THI HỌC KÌ I. I> Đề bài: 1/ Câu 1: Trình bày ngắn gọn ( từ 3 đến 5 dòng) về vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. 2/ Câu 2: ( HS chọn 1 trong 2 đề sau) ĐỀ 1: Anh (chị ) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Rùa Vàng để kể lại truyền thuyết “Truyện An Dương và Mỵ Châu – Trọng Thủy”. ĐỀ 2: Một học sinh đã viết cho cô giáo bộ môn một bức thư, trong đó có đoạn: “ Cô có biết khi cô nói như vậy làm lớp em đã rất buồn không, các bạn cho rằng cô không thương các bạn nữa. Cô đã biết lớp toàn học sinh cá biệt, cô cũng đã biết lớp là những mảnh ghép hỗn độn đang cố gắng chỉnh sửa cho khớp với nhau? Sao cô lại làm thế? ” Dựa theo lời tâm sự trên, anh/ chị hãy tưởng tượng câu chuyện đã xảy ra của lớp ấy và kể lại. II> Đáp án: 1/ Câu 1: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: - Tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế. - Lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống. - Tấm lòng yêu dân, yêu nước. 2/ Câu 2: * ĐỀ 1: a) Yêu cầu chung: - Thể loại: Văn tư sự. - Nội dung: Kể lại truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy” bằng ngôi thứ nhất (nhập vai Rùa Vàng). b) Yêu cầu cụ thể: - Về nội dung: + Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện. + Thể hiện sự tưởng tượng với những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai. - Về phương pháp: + Dựa vào cốt truyện trong văn bản. + Thêm những sự kiện, chi tiết tưởng tượng, sáng tạo. + Kể theo ngôi thứ nhất. + Bài viết trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. * ĐỀ 2: a) Yêu cầu chung: - Thể loại: Văn tự sự. - Nội dung: Kể lại câu chuyện xảy ra ở lớp, tình huống dẫn đến bức thư và cách giải quyết tình huống. b) Yêu cầu cụ thể: - Về nội dung: + Tình huống xảy ra vấn đề khiến em HS bức xúc và viết thư cho cô giáo. + Cách giải quyết tình huống. + Bài học rút ra cho cả cô lẫn trò. - Về phương pháp: + Phải xác định được nội dung câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện. + Cách trình bày về: - Ngôn ngữ của nhân vật. - Tình tiết, diễn biến của câu chuyện. - Kết cục của câu chuyện. - Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện mình vừa kể.

Ngày soạn:Ngày dạy:Dạy lớp: ………………………………… …………………………………Tuần 30 – Tiết 90, 91: ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂNI. Mục tiêu bài học1. Kiến thức:- Ôn lại tri thức về các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10.- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm.2. Kĩ năng: Luyện tập để nâng cao kĩ năng viết các kiểu văn bản đã học3. Về thái độ, phẩm chấta. Thái độ: Có ý thức cao trong hệ thống và khái quát lại các kiến thức đã họcb. Phẩm chất:+ Sống yêu thương+ Sống tự chủ+ Sống trách nhiệm.4. Về phát triển năng lựca. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.b. Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh1. Đối với giáo viên:- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2.- Thiết kế bài giảng.- Giáo án điện tử2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn văn, vở ghi.III. Cách thức tiến hành- Giáo viên tổ chức bài dạy bằng cách kết hợp các phương pháp công não, thông tin – phản hồi, thảo luận nhóm (kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh).IV. Thiết kế hoạt động dạy họcHOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGGiáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại và nêu các kiến thức làm văn đã học, từ đó GV dẫn dắt vào bài ôn tập.Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập- Nhóm 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế văn bản?- Nhóm 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này?- Nhóm 3: Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?- Nhóm 4: Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong 1 bài văn thuyết minh?Làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ* Hoạt động cá nhân: HS đọc, tìm hiểu yêu cầu của từng câu hỏi.* Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận, trả lờiBước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận- HS trả lời câu hỏi.- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấnBước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức

I. Lí thuyết:Câu 1:a. Văn bản tự sự:- Khái niệm: Tự sự là trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm. b. Văn bản thuyết minh:- Khái niệm: Thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giải thích, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng.c. Nghị luận:- Khái niệm: Nghị luận là trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.- Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.d. Mối quan hệ giữa 3 loại văn bản trên:- Tự sự: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.- Thuyết minh: có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận.- Nghị luận: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Việc sử dụng kết hợp các kiểu văn bản trên nhằm tạo sự linh hoạt, thuyết phục và hấp dẫn cho các loại văn bản.Câu 2:- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.- Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.- Chi tiết đặc sắc là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.- Các bước thực hiện việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:+ Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện.+ Dự kiến cốt truyện (sự việc tiêu biểu).+ Triển khai sự việc bằng các chi tiết.Câu 3:- Cách lập dàn ý:+ Xác định đề tài: Kể về việc gì, chuyện gì?+ Xác định nhân vật.+ Dự kiến cốt truyện: Sự việc 1, 2, 3,...- Dàn ý chung:+ MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, ko gian, thời gian, nhân vật,...)+ TB: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.+ KB: Nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc.Câu 4: Các phương pháp thuyết minh thông dụng:- Định nghĩa.- Phân tích, phân loại.- Liệt kê, nêu ví dụ.- Giảng giải nguyên nhân- kết quả- So sánh.- Dùng số liệu.Câu 5:a.Yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác:- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị.- Chú ý vấn đề thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin.b. Yêu cầu đảm bảo tính hấp dẫn:- Đưa ra các chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn ko trừu tượng, mơ hồ.- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, tạo ấn tượng.- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu linh hoạt.

- Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập- Nhóm 1: Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh?- Nhóm 2: Trình bày cấu tạo của 1 lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận?- Nhóm 3: Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt VB tự sự và VB thuyết minh? Các cách tóm tắt VB tự sự: tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính. Tóm tắt Vb thuyết minh nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của VB đó.-Nhóm 4: Nêu đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo?Nêu cách thức trình bày 1 vấn đề?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ* Hoạt động cá nhân: HS đọc, tìm hiểu yêu cầu của từng câu hỏi.* Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận, trả lờiBước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận- HS trả lời câu hỏi.- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấnBước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụGV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thứcHoạt động 2: Luyện tậpBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tậpGV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tóm tắt bài khái quát về văn học dân gian Việt NamBước 2: Thực hiện nhiệm vụ* Hoạt động nhóm:- HS thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ.Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận- HS trả lời câu hỏi.- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấnBước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụGV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Câu 6:a. Cách lập dàn ý:- MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.- TB: Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu,... về đối tượng.- KB: Vai trò, ý nghĩa của đối tượngđối với đời sống.b. Cách viết đoạn văn thuyết minh:- Xác định chủ đề của đoạn văn.- Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.- Đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung.- Dùng từ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ.Câu 7:a. Cấu tạo của 1 lập luận:- Luận điểm.- Các luận cứ.- Các phương pháp lập luận.b. Các thao tác nghị luận:- Diễn dịch.- Quy nạp.- Phân tích.- Tổng hợp.- So sánh.c. Cách lập dàn ý:- Nắm chắc các yêu cầu của đề bài.- Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí.Câu 8:- Yêu cầu của tóm tắt VB tự sự:+ Tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm.+ Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của 1 văn bản.+ Đáp ứng được mục đích tóm tắt.- Tóm tắt VB tự sự theo nhân vật chính:Mục đích:+ Giúp ta nắm vững tính cách , số phận nhân vật chính.+ Góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.- Cách thức tóm tắt VB tự sự:+ Xác định mục đích tóm tắt.+ Đọc kĩ VB, xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện.+ Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình, có thể trích dẫn nguyên văn 1 số từ ngữ, câu văn trong tác phẩm.- Yêu cầu của tóm tắt VB thuyết minh: VB tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nôi dung văn bản gốc.- Cách thức tóm tắt VB thuyết minh:+ Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.+ Đọc kĩ VB gốc để nắm được đối tượng thuyết minh.+ Tìm bố cục văn bản.+ Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mìnhCâu 9:- Đặc điểm cách viết bản kế hoạch cá nhân:+ Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời gian tiến hành.+ Lời văn ngắn gọn, thể hiện dưới các mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng.- Đặc điểm cách viết quảng cáo:+ Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng.+ Trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.+ Chọn được 1 nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.+ Kết hợp sử dụng các từ ngữ và hình ảnh minh họa.Câu 10:- Cách thức trình bày 1 vấn đề:+ Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nắm chắc các đặc điểm của vấn đề, đối tượng cần trình bày.+ Chuẩn bị đề tài, đề cương cho bài nói.+ Khi trình bày cần tuân thủ trình tự: khởi đầu- diễn biến- kết thúc.- Yêu cầu: đảm bảo các yêu cầu về nội dung, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, cảm xúc,...để lôi cuốn người nghe.II. Luyện tậpVăn học dân gian Việt Nam là những sáng tác của nhân dân lao động. Văn học dân gian có 2 đặc trưng: đó là sản phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng và là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể. Văn học dân gian có hệ thống thể loại rất phong phú: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, hũ vố, truyện thơ và các hình thức sân khấu dân gian. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian được thể hiện cụ thể. Đó là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.Bước 4: Hướng dẫn học và làm bài về nhàYêu cầu HS:- Về ôn lại, hoàn thiện các câu hỏi ôn tập.

- Vẽ sơ đồ tư duy bài học