Những bệnh nền nào không được tiêm vaccine covid

Những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine và người dưới 18 tuổi được khuyến cáo không nên tiêm vaccine này.

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vaccine phòng Covid-19 của Oxford/AstraZeneca (AZD1222). Theo đó, WHO đưa ra khuyến cáo về từng đối tượng cần ưu tiên tiêm, những đối tượng nào không nên tiêm và phụ nữ mang thai nên tiêm hay không?

Ai cần được tiêm vaccine phòng Covid-19 trước?

Trong khi nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, khuyến cáo đưa ra là cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh và người cao tuổi, bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Các nước có thể tham khảo Lộ trình ưu tiên của WHO và Khung giá trị của WHO làm tài liệu hướng dẫn cho quá trình lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên.

Còn những ai khác có thể được tiêm phòng vaccine?

Theo khuyến cáo, tiêm vacine phòng Covid-19 được dành cho những người có bệnh lý nền do họ được xác định là có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, trong đó có các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.

Mặc dù cần phải tiến hành thêm nghiên cứu trên những người đang chung sống với HIV hoặc mắc bệnh tự miễn hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, những người này, nếu nằm trong các nhóm được khuyến cáo tiêm vaccine, có thể được tiêm phòng vaccine sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể được dành cho những người đã từng mắc Covid-19. Nhưng những cá nhân này có thể hoãn việc tiêm phòng Covid-19 khoảng sáu tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 để trao cơ hội cho những người khác cần gấp hơn.

Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể được dành cho phụ nữ đang cho con bú nếu họ thuộc nhóm ưu tiên được tiêm. WHO không khuyến cáo ngưng cho con bú mẹ sau tiêm phòng Covid-19.

Phụ nữ mang thai có cần phải tiêm phòng?

Việc mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn nhưng hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vaccine trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng vaccine nếu lợi ích của việc tiêm phòng ở phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vaccine.

Vì lý do này, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phối nhiễm với virus SARS-CoV-2 (thí dụ, cán bộ y tế) hoặc người mắc bệnh nền tăng nguy cơ mắc bệnh nặng, có thể được tiêm vaccine phòng bệnh sau khi được cán bộ y tế tư vấn.

Những ai được khuyến cáo không tiêm vaccine này?

Những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine thì không nên tiêm.

Vaccine này không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng còn phải chờ kết quả của các nghiên cứu tiếp theo.

Liều tiêm theo khuyến cáo như thế nào?

Liều khuyến cáo là hai liều, tiêm bắp (0.5ml mỗi liều) các liều, cách nhau 8 – 12 tuần. Theo WHO, cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ khả năng bảo vệ lâu dài sau liều đơn.

Vaccine có an toàn không?

Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn vaccine – là một nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và có cơ sở khoa học chặt chẽ cho WHO về chủ đề sử dụng vaccine an toàn – đã nhận và đánh giá các báo cáo về sự cố an toàn nghi ngờ có khả năng gây ảnh hưởng quốc tế.

Theo khuyến nghị của SAGE, WHO đã duyệt đưa hai phiên bản vaccine AstraZeneca/Oxford Covid-19 vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 15-2-2021, cho phép vaccine này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX. vaccine này do AstraZeneca-SK Bioscience (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất.

Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt có điều kiện đối với vaccine này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 1-2-2021.

Vaccine có hiệu lực như thế nào?

Vaccine AZD1222 phòng chống Covid-19 có hiệu lực 63,09% trên những người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.

Khoảng cách giữa các liều dài hơn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả vaccine cao hơn.

Vaccine có hiệu quả đối với biến thể mới của virus?

SAGE đã đánh giá mọi dữ liệu hiện có về hiệu lực của vaccine trong bối cảnh xuất hiện các biến thể gây lo ngại. Hiện tại SAGE khuyến cáo sử dụng vaccine AZD1222 theo Lộ trình Ưu tiên của WHO, thậm chí ngay cả khi các biến thể của virus đã xuất hiện ở quốc gia đó. Các nước cần đánh giá rủi ro và lợi ích và cân nhắc tình hình dịch tễ trong nước.

Các phát hiện ban đầu cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải có cách tiếp cận phối hợp trong giám sát và đánh giá sự xuất hiện các biến thể virus và tác động tiềm ẩn của chúng đối với hiệu quả vaccine. Khi có số liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến cáo phù hợp.

Vaccine có phòng ngừa được việc mắc và lây truyền bệnh?

Chưa có nhiều số liệu về tác động của vaccine AZD1222 đối với việc lây truyền hay phóng thích virus.

Trong thời gian này, chúng ta cần duy trì và tăng cường các biện pháp y tế công cộng đã được chứng minh hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, rửa tay, vệ sinh hô hấp và ho, tránh nơi đông người, và bảo đảm thông thoáng khí.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mà mới đây nhất là quyết định 2995, Bộ Y tế đã quy định rất là rõ những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên thì chống chỉ định tiêm, đồng thời chống chỉ định theo những quy định của nhà sản xuất. Chúng ta biết, không chỉ vaccine Covid-19 mà tất cả các vaccine khác, nếu bạn có dị ứng với thành phần của vaccine, phản ứng phản vệ thì đó là chống chỉ định.

Ngoài ra, chúng ta có những quy định về vấn đề hoãn tiêm, những trường hợp nào cần hoãn tiêm, những trường hợp nào cần thận trọng, ví dụ như: phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang cho con bú, mắc bệnh nền mãn tính, bệnh nền chưa kiểm soát được, người ung thư giai đoạn cuối, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người đang điều trị hóa trị, xã trị. Cần hoãn tiêm với những người mắc Covid-19 vòng 6 tháng.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn những người đang bệnh cấp tính/mãn tính triển thì cũng hoãn tiêm. Còn những trường hợp thận trọng là người có tiền sử dị ứng mà không phản độ 2, các bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ đánh giá lại xem các tác nhân gây dị ứng đó, các tình trạng dị ứng như thế nào để có quyết định chính xác nhất thận trọng này có thể tiêm tại những cơ sở ngoài bệnh viện hoặc tại bệnh viện. Hiện tại VNVC đang thực hiện theo đúng hướng dẫn chung của Bộ Y tế.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Theo Quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/6/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, người được tiêm chủng được phân làm 4 nhóm: (1) Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng; (2) Nhóm thận trọng tiêm chủng; (3) Nhóm trì hoãn tiêm chủng và (4) Nhóm chống chỉ định tiêm chủng.

Nhóm 1: Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin. Vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Không thuộc các đối tượng được quy định tại nhóm 2, 3 và 4.

Nhóm 2: Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người trên 65 tuổi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Lưu ý: do chiến dịch tổ chức tại các điểm tiêm tại cộng đồng nên người trên 65 tuổi sẽ hoãn tiêm chờ các đợt tiêm chủng tiếp theo.

Nhóm 3: Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhóm 4: Chống chỉ định

- Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Những bệnh nền nào không được tiêm vaccine covid

Tải file tại đây!

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Thiết kế: Thiên Hồng - Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM

Tất cả mọi người ở Úc từ 5 tuổi trở lên đều có thể đặt cuộc hẹn chích ngừa.

Tìm địa điểm chích ngừa và đặt cuộc hẹn

Tất cả mọi người ở Úc đều được chích ngừa COVID-19 miễn phí. Điều này bao gồm người không có thẻ Medicare, du khách nước ngoài, du học sinh, người lao động nhập cư và người tầm trú. Chích ngừa sẽ giúp bảo vệ quý vị, gia đình và cộng đồng của quý vị khỏi bị COVID-19.

Chính phủ Úc đkhông bắt buộc chích ngừa và quý vị có thể chọn không chích ngừa COVID-19

Một số lệnh y tế công cộng của tiểu bang và lãnh thổ có thể yêu cầu phải chích ngừa trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, đối với một số loại việc làm và trong một số sinh hoạt cộng đồng.

Các vắc-xin đều an toàn

Chích ngừa COVID-19 an toàn và cứu mạng người. Tại Úc, Therapeutic Goods Administration (TGA) tiếp tục giám sát chặt chẽ tính an toàn và tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19.

Tìm hiểu thêm về từng loại vắc-xin hiện có ở Úc:

COVID-19 dạy cơ thể quý vị diệt trừ vi-rút nếu quý vị tiếp xúc với chúng.

Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng sau khi chích ngừa, hãy liên lạc với địa điểm chích ngừa hoặc bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về những điều sẽ xảy ra sau khi quý vị chích ngừa.

Ai nên chủng ngừa

Mọi người từ 5 tuổi trở lên đều nên chủng ngừa COVID-19.

Chích ngừa COVID -19 bảo vệ quý vị không bị bệnh/ốm nặng hoặc tử vong do COVID-19 gây ra.

Chích ngừa cũng giúp bảo vệ những người xung quanh quý vị bằng cách làm giảm đà vi-rút này lây lan.

Để được coi là chích ngừa COVID-19 đầy đủ, quý vị phải tiêm tất cả các liều vắc-xin đã được khuyến nghị cho độ tuổi và nhu cầu sức khỏe của quý vị.

Từ ngày 5 tháng 9 năm 2022, một số trẻ em 6 tháng đến 4 tuổi bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, bị khuyết tật hoặc bị các vấn đề sức khỏe phức tạp và/hoặc đa dạng làm tăng nguy cơ bị COVID-19 trầm trọng sẽ hội đủ điều kiện tiêmvắc-xin COVID-19.

Sắp tới quý vị sẽ có thể đặt cuộc hẹn. Vui lòng đừng gọi điện thoại cho bác sĩ để đặt cuộc hẹn. Chúng tôi sẽ thông báo cho quý vị biết khi nào bắt đầu có thể đặt cuộc hẹn và cách đặt cuộc hẹn.

Trẻ em 6 tháng đến 4 tuổi nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 1 và 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 1 và 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.

Trẻ em từ 12 đến 15 tuổi nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 1 và 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.
  • liều vắc-xin COVID-19 bổ sung nếu các em:
    • bị suy giảm miễn dịch trầm trọng
    • bị khuyết tật kèm các nhu cầu sức khỏe đáng kể hoặc phức tạp
    • bị nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp và/hoặc bị nhiều vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ bị COVID-19 trầm trọng.

Hãy liên lạc với bác sĩ nếu không chắc liệu con mình có nên tiêm liều vắc-xin bổ sung hay không.

Mọi người từ 16 tuổi trở lên nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 1 và 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.
  • liều vắc-xin COVID-19 bổ sung.

Liều vắc-xin thứ tư

Người dễ bị bệnh nặng hơn nên tiêm thêm liều vắc-xin COVID-19 bổ sung, hoặc liều vắc-xin thứ tư sau khi tiêm liều vắc-xin bổ sung thứ nhất được 3 tháng.

Đối với người bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, đã bị sẵn vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật thì liều vắc-xin này sẽ là liều vắc-xin thứ năm.

Quý vị nên tiêm liều vắc-xin thứ tư nếu quý vị:

  • 50 tuổi trở lên
  • là cư dân tại cư xá cao niên hoặc cơ sở chăm sóc người khuyết tật
  • bị suy giảm miễn dịch trầm trọng (liều vắc-xin này sẽ là liều vắc-xin thứ năm)
  • Aboriginal hay Torres Strait Islander và từ 50 tuổi trở lên
  • 16 tuổi trở lên và bị vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ bị COVID-19 trầm trọng hơn
  • 16 tuổi trở lên và bị khuyết tật hoặc có nhu cầu sức khỏe rất phức tạp.

Người từ 30 đến 49 tuổi có thể tiêm liều vắc-xin thứ tư nếu họ muốn vậy.

Hãy liên lạc với bác sĩ nếu quý vị không chắc liệu quý vị có nên tiêm liều vắc-xin bổ sung thứ tư hay không.

Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19, quý vị nên đợi 3 tháng sau khi bị COVID-19 rồi hãy tiêm liều vắc-xin COVID-19 kế tiếp.

Người đã bị COVID-19 sau liều vắc-xin bổ sung cũng nên đợi ít nhất 3 tháng rồi hãy tiêm liều vắc-xin thứ tư.

Điều quan trọng là phải luôn chích ngừa COVID-19 đầy đủ. Những người khác nhau có thể cần các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm ra những gì quý vị và gia đình quý vị cần làm để luôn chích ngừa đầy đủ.

Trẻ em

COVID-19 an toàn cho trẻ em.

Trẻ em được chủng ngừa có thể giúp ngăn ngừa lây vi-rút sang các em nhỏ tuổi hơn mình, ông bà và cộng đồng rộng lớn hơn.

Tìm hiểu thêm về các vắc-xin COVID-19 dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ

Các vắc-xin COVID-19 an toàn nếu quý vị mang thai, cho con bú sữa mẹ hoặc định thụ thai. Quý vị có thể tiêm vắc-xin ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian mang thai.

Tìm hiểu thêm về thai sản, cho con bú sữa mẹ và vắc-xin COVID-19.

Người khuyết tật

Người khuyết tật phải có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra và nên chích ngừa.

Nếu muốn được trợ giúp hoặc hỗ trợ thêm, quý vị có thể gọi cho Đường dây Trợ giúp Disability Gateway qua số 1800 643 787. Họ có thể đặt cuộc hẹn cho quý vị.

Những bệnh nền nào không được tiêm vaccine covid
 Nếu cần một thông dịch viên, quý vị hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch 131 450 và yêu cầu họ gọi điện thoại cho Disability Gateway.

Người có các vấn đề sức khỏe từ trước

Người có các vấn đề sức khỏe từ trước có dễ bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra hơn và nên chích ngừa.

Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường lệ của quý vị về loại vắc-xin tốt nhất cho quý vị.

Chích ngừa ở đâu

Quý vị có thể đi chích ngừa COVID-19 tại:

  • Trạm chích ngừa của Commonwealth
  • phòng mạch bác sĩ có chích ngừa
  • Aboriginal Controlled Community Health Services
  • các trạm chích ngừa của tiểu bang và lãnh thổ, và
  • các nhà thuốc tây có chích ngừa.

Các bác sĩ gia đình không được phép tính quý vị chi phí chích ngừa.

Muốn tìm địa điểm chích ngừa gần nhất và đặt cuộc hẹn chích ngừa, hãy sử dụng Công cụ Tìm Nơi Tiêm Vắc-xin. Nếu quý vị cần thông dịch viên qua điện thoại hoặc có mặt tại chỗ trong cuộc hẹn chích vắc-xin, hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch qua số 131 450.

Nếu quý vị không có thẻ Medicare

Nếu không có thẻ Medicare, quý vị có thể tiêm vắc-xin miễn phí tại:

  • Trạm chích ngừa của Commonwealth
  • trạm chích ngừa của tiểu bang hoặc lãnh thổ
  • các nhà thuốc tây có chích ngừa.

'Này Eva' – Dễ dàng Tiếp cận Vắc-xin

EVA, là dịch vụ gọi điện lại đơn giản để giúp người dân đặt cuộc hẹn chích ngừa COVID-19. EVA hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối (Giờ Đông bộ Úc), 7 ngày một tuần.

Khi nhắn tin cho EVA, quý vị sẽ nhận được câu trả lời yêu cầu quý vị cho biết:

  • tên
  • ngôn ngữ quý vị thông thạo
  • ngày và giờ thuận tiện với quý vị
  • số điện thoại để gọi lại thuận tiện nhất.

Một nhân viên tổng đài đã qua đào tạo của National Coronavirus Helpline sẽ gọi điện cho quý vị vào ngày giờ đã hẹn để giúp quý vị đặt cuộc hẹn chích ngừa COVID-19.

EVA cung cấp thông tin và lời khuyên về vắc-xin COVID-19 và giúp:

  • phổ biến thông tin và tư vấn về vắc-xin COVID-19
  • giúp quý vị tìm địa điểm chích ngừa không cần hẹn trước
  • giúp quý vị tìm cuộc hẹn chích ngừa thích hợp
  • kết nối quý vị với dịch vụ thông dịch viên hỗ trợ miễn phí.

Để được trợ giúp đặt cuộc hẹn tiêm vắc-xin COVID-19, hãy gửi tin nhắn SMS dòng chữ ‘Hey EVA’ tới các dịch vụ gọi điện lại của EVA qua số 0481 611 382.  EVA hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối (Giờ Đông bộ Úc), 7 ngày một tuần.

Trước khi quý vị tiêm vắc-xin COVID-19

Nếu quý vị chưa đặt cuộc hẹn, hãy đặt cuộc hẹn.

Tìm địa điểm chích ngừa và đặt cuộc hẹn

Nếu có thẻ Medicare, quý vị hãy kiểm tra xem chi tiết của mình có cập nhật hay không:

Quý vị có khi phải điền giấy đồng ý trước cuộc hẹn, hoặc nếu quý vị là người quyết định chích ngừa thay mặt người khác.

Đọc giấy đồng ý.

Đọc thông tin và giấy đồng ý dành cho trẻ em 5 đến 11 tuổi.

Sau khi quý vị tiêm vắc-xin COVID-19

Quý vị sẽ được theo dõi ít nhất 15 phút sau khi chích ngừa phòng trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng hiếm gặp. Người tiêm vắc-xin cho quý vị đã được huấn luyện để ứng phó với các phản ứng tức thì.

Thông thường, các tác dụng phụ do vắc-xin COVID-19 gây ra đều nhẹ và sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • đau cánh tay ở vết kim
  • mệt mỏi
  • nhức đầu
  • nhức cơ
  • sốt và ớn lạnh.

Như với bất kỳ loại thuốc men hoặc vắc-xin nào khác, các tác dụng phụ hiếm gặp hoặc không rõ có thể xảy ra. Nếu nghĩ rằng mình đang bị các tác dụng phụ trầm trọng, quý vị hãy liên lạc với chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc National Coronavirus Helpline.

1800 020 080

Nếu cần thông dịch viên, quý v hãy gọi cho National Coronavirus Helpline và bấm số 8.

Bằng chứng chích ngừa

Quý vị có thể nhận được bằng chứng chích ngừa COVID-19 của mình bằng cách truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chích ngừa của quý vị.

Quý vị có thể truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chủng ngừa của mình:

Nếu không có thẻ Medicare, hoặc không có có tài khoản myGov, quý vị có thể truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chủng ngừa của mình bằng cách:

  • yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chích ngừa của quý vị in một bản sao cho quý vị
  • gọi đến đường dây giải đáp thắc mắc của Australian Immunisation Register qua số 1800 653 809 (8 giờ sáng – 5 giờ chiều, thứ Hai đến thứ Sáu Giờ Đông bộ Úc - AEST) và yêu cầu họ gửi bản kê khai của quý vị qua đường bưu điện. Có thể mất đến 14 ngày quý vị mới nhận được thư.

Muốn biết thêm thông tin về cách thức để nhận được bằng chứng chích ngừa COVID-19, quý vị hãy xem tại trang mạng Services Australia.

Tìm thông tin đáng tin ở đâu

Điều quan trọng là phải luôn biết thông tin cập nhật về COVID-19 và chương trình chích ngừa COVID-19 thông qua các nguồn tin chính thức và đáng tin.

Có câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19 bằng 63 ngôn ngữ.

Hiện có bộ tài liệu thông tin gồm các tài liệu bằng ngôn ngữ cộng đồng về vắc-xin COVID-19.

 Đọc thông tin về COVID-19 bằng ngôn ngữ của quý vị.

Các tài liệu