Nhóm 3:em hiểu thế nào là tựlực, tự lập? nêu mối quan hệ giữatự tin, tự lực và tự lập?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 11: Tự tin

Thứ năm - 30/03/2017 16:07
  • In ra
Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 11: Tự tin, Trịnh Hải Hà và chuyến du học Sin-ga-po
Câu hỏi: Bạn Hà đã học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?

- Góc học tập của Hà chỉ là căn gác xép ở ban công, 1 giá sách rất khiêm tốn, 1 máy cát-sét đã cũ.

- Gia đình còn khó khăn: Bố đi bộ đội, mẹ là công nhân đã nghỉ hưu.

- Bạn Hà không đi học thêm, chủ yếu là tự học trong sách giáo khoa, sách nâng cao và tất cả chương trình tiếng Anh trên TV.

- Hà cùng anh trai luyện nói với người nước ngoài.

Câu hỏi: Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài?

- Hà là người chủ động, tự tin trong học tập, là học sinh giỏi toàn diện.
- Hà nói tiếng Anh thành thạo.
- Bạn Hà vượt qua 2 kì thi cực kì gắt gao do chính người Sin-ga- po tuyển chọn.

Câu hỏi: Điều gì bạn Hà quan tâm nhất khi sẽ đến học tập tại Sin-ga-po?

Hai điều mà Hà quan tâm nhất, khi đến học tập tại Sin-ga-po là: Giáo dục và môi trường.

Câu hỏi: Sự tự tin của bạn Hà được biểu hiện như thế nào?

- Hà tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
- Hà chủ động và tự tin trong học tập: tự học, tự rèn luyện.
- Hà là người ham học: chăm đọc sách, học theo chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình.

Câu hỏi: Thế nào là lòng tự tin?

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. Trước một công việc, một dự định nào đó, người đó tin rằng mình có thế vượt qua khó khăn, trở lực để đạt được mục đích.

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết của lòng tự tin?

Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ.

Câu hỏi: Tự tin khác với tự cao và tự đại và khác với tự ti như thế nào?

Tự tin khác với tự cao, tự đại, và tự ti ở chỗ:

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong công việc, dám tự quyết định và hành động công việc một cách chắc chắn. Người tự tin cần sự hợp tác giúp đỡ. Điều đó càng giúp con người có thêm sức mạnh và kinh nghiệm, còn tự cao tự đại thì tự mình cho rằng không cần sự hợp tác, giúp đỡ của người khác và lúc nào cũng thấy mình hơn người khác. Tự ti thì khi nào cũng thấy mình bé nhỏ, yếu đuối, thua thiệt người khác.

Câu hỏi: Tự tin khác với rụt rè hoặc a dua, ba phải như thế nào?

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, là người hành động cương quyết, dám nghĩ dám làm, chứ không như những người lúc nào cũng rụt rè, sợ sệt, không dám quyết hoặc a dua, ba phải không có lập trường, mạnh bên nào theo bên đó.

Tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần phê phán khắc phục.

Câu hỏi: Thế nào là tự lực?

Tự lực là tự làm lấy, tự giải quyết lấy những công việc của bản thân.

Câu hỏi: Thế nào là tự lập?

Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa, sống bám vào người khác.

Câu hỏi: Giữa tự tin, tự lực và tự lập có mối quan hệ với nhau không? Quan hệ như thế nào?

Giữa tự tin, tự lực và tự lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người có tính tự tin mới có thể tự lực, tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, tính tự tin đối với con người là rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới hiện nay. Tự tin là khởi nguồn của mọi sự thành công trong cuộc đời, giúp con người thực hiện được những ước mơ cao đẹp.

Câu hỏi: Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin?

Trong hoàn cảnh khó khán, trở ngại, con người cần vững tin ở bản thân mình, dám nghĩ, dám làm.

Câu hỏi: Để có thể suy nghĩ và hành động một cách tự tin, con người cần có những phẩm chất và điều kiện gì nữa?

Để tự tin, con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập, không ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức và năng lực đề có khả năng hành động một cách chắc chắn, qua đó lòng tự tin được củng cố và nâng cao.

Câu hỏi: Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào?

Rèn luyện tính tự tin bằng cách:

- Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta sẽ được củng cố và nâng cao.

- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.

Câu hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”?

Câu tục ngữ khuyên người ta phải có lòng tự tin, nghị lực trước khó khăn thử thách “sóng cả” (sóng lớn) không nản lòng, không chùn bước.

Câu hỏi: Em hiểu gì về ý nghĩa của câu tục ngữ “Có cứng mới đứng đầu gió”

Câu tục ngữ muốn nói: nhờ có lòng tin, có nghị lực và quyết tâm “cứng” thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn thử thách “đứng đầu gió”

Câu hỏi: Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và hợp tác với ai. Em có đồng ý với ý kiến như vậy không? Vì sao?

Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và hợp tác với ai là không đúng vì: có ý kiến đóng góp, xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc. Sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm.
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Answers ( )

  1. Nhóm 3:em hiểu thế nào là tựlực, tự lập? nêu mối quan hệ giữatự tin, tự lực và tự lập?

    Tự tin và tự lập, tự lực đều cần sự hiểu biết đúng đắn về bản thân để từ đó luôn hoàn thiện và phát triển bản thân mình , giúp chúng ta ứng sử phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau . Tự nhận thức là luôn ý thức được những việc mình làm . Cả ba đức tính trên đều cần thiết để hoàn thành nhân cách con người .

  2. Nhóm 3:em hiểu thế nào là tựlực, tự lập? nêu mối quan hệ giữatự tin, tự lực và tự lập?

    Vì đây đề là đức tính rất quan trọng để nói nên tính cách con người

    Tự tin : không rụt rè , sẵn sàng nhận khuyết điểm

    tự lập : ko ỉ vào người khác

    tự lực : tự lấy sức mình để thành công

1. Khởi động

Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “giải ô chữ”

- Giải ô chữ để tìm chìa khóa, ai tìm được chìa khóa nhanh nhất sẽ thắng.

- Chia sẻ hiểu biết của em về từ khóa đó.

1. Hàng ngang gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh mức bình thường.

2. Hàng ngang 2 gồm 6 chữ cái , chỉ sự đối lập và ỷ lại.

3. Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái chỉ sự đồng nghĩa với làm việc.

4. Hàng ngang 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính học sinh, trường học.

5. Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớn tuổi.

Hướng dẫn giải:

1. Xuất sắc

2. Tự giác

3. Làm việc

4. Học tập

5. Lễ phép

Mục lục

  • 1 Giới thiệu
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 1934 - 1936
    • 2.2 1936 - 1942
  • 3 Chủ trương
    • 3.1 Tuyên ngôn
    • 3.2 Tôn chỉ
    • 3.3 Cơ cấu
  • 4 Thành tựu
    • 4.1 Ấn phẩm
    • 4.2 Giải thưởng
  • 5 Dấu ấn
  • 6 Vinh danh
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Tài liệu nghiên cứu, phê bình
    • 9.1 Bởi Tự Lực văn đoàn
    • 9.2 Về Tự Lực văn đoàn

Giới thiệuSửa đổi

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu (bao gồm Vu Gia, một trong những học giả hàng đầu về văn phái Tự Lực) xem Tự Lực văn đoàn là tổ chức tư nhân làm văn chương và sống bằng văn chương (sáng tác văn học cũng như làm báo chí) một cách thực sự chuyên nghiệp và hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Họ là những người “tự lực” về nhiều mặt, đúng với tên gọi của văn đoàn. Dù thu nhập của họ có thể không cao hơn mấy so với mặt bằng trung bình của xã hội Việt Nam thời đó nhưng họ không cần phải qua con đường khoa cử thời cũ để tiến thân như cha ông họ cách đó chừng một thế hệ (so sánh với trường hợp của Tú Xương), cũng không cần nhờ vào hỗ trợ tài chính của chính quyền bảo hộ Pháp (như trường hợp Phạm Quỳnh) và cũng không đến nỗi phải sống lay lắt với nghiệp văn chương như thế hệ giao thời trước họ không lâu (như trường hợp Tản Đà “khi làm chủ báo, lúc viết mướn, hai chục năm dư cảnh khốn cùng”). So với những nhóm sáng tác thơ văn từng tồn tại trước đó trong lịch sử Việt Nam (chẳng hạn như Tao đàn nhị thập bát tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Tùng Vân thi xã) hay một vài nhóm sáng tác văn học tư nhân đương thời với Tự Lực văn đoàn thì chỉ có nhóm Tự Lực mới hội tụ gần như đầy đủ tất cả những đặc tính cơ bản của một trường phái văn học hay một văn phái theo định nghĩa nghiêm ngặt của từ này. Đây là thứ khác biệt rõ ràng giữa Tự Lực văn đoàn với một vài nhóm sáng tác văn học Việt Nam ra đời trước họ và được gọi là văn phái như Ngô gia “văn phái” hay Hồng Sơn “văn phái”. Bởi vì Tự lực văn đoàn có tính tổ chức cao, năng lực tự túc tài chính tương đối cao, cương lĩnh hoạt động, tuyên ngôn tư tưởng rõ ràng, quy chế thành viên tương đối chặt chẽ. Ngay cả nhóm văn nghệ 'Sáng Tạo' (với những thành viên chủ chốt như Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên) một thời nổi tiếng tại miền Nam trong giai đoạn cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960 hay một vài nhóm sáng tác thơ văn tư nhân ra đời sau này cũng chưa có nhóm nào cho tới nay từng vươn tới mức độ ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung như Tự Lực Văn Đoàn đã tạo nên trong khoảng chưa đầy một thập kỷ hoạt động ngắn ngủi nhưng sôi nổi, đa dạng của họ (1932–1942). Và một thực tế lịch sử nữa là chưa từng có nhóm sáng tác văn học nào ở Việt Nam từ trước tới nay thu hút giới nghiên cứu phê bình một cách toàn diện như Tự Lực Văn Đoàn. Đối tượng nghiên cứu ở đây không chỉ là sự nghiệp sáng tác của từng thành viên cụ thể trong nhóm mà còn là thành tựu sáng tác, phong cách viết, lịch sử hoạt động của cả văn đoàn nói chung (xem chi tiết ở mục “Tài liệu nghiên cứu, phê bình về Tự Lực văn đoàn” trong phần cuối bài viết).

Một đặc điểm quan trọng không nên bỏ qua khi nghiên cứu về Tự Lực văn đoàn là hầu hết những thành viên trụ cột của nhóm như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng Trần Khánh Giư, Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, Thạch Lam Nguyễn Tường Lân (nếu không kể thêm Trần Tiêu, em ruột Khái Hưng) đều có gốc gác xứ Đông (một tiểu vùng văn hóa cổ mà vành đai trung tâm nằm trong hai tỉnh thành Hải Dương và Hải Phòng ngày nay, ngoài ra cũng bao gồm một phần của Hưng Yên và Quảng Ninh).[6][7][8][9] Những thành tựu của Tự Lực văn đoàn vì thế cũng có thể xem là những đóng góp nổi bật của văn học xứ Đông trong lịch sử văn chương Việt Nam. Trước đó, từng có một thời kỳ — thời kỳ văn hóa Lê-Mạc (1428–1592) — mà xứ Đông đóng vai trò tiên phong dẫn đường đối với việc sáng tạo thơ văn Việt Nam, với những đại diện tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ (cũng đôi khi được gọi là Nguyễn Dư), Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cần nhớ rằng việc sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm của người Việt đã có những bước đi chập chững đáng ghi nhận ở thời kỳ Lý-Trần (1009–1400) nhưng chỉ thực sự tạo ra những bước đột phá vững chắc đầu tiên trong thời đại Lê-Mạc với 2 tập thơ Nôm của các tác gia gốc xứ Đông là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.[10][11] Đây thực sự là những thành tựu có ý nghĩa rất trọng đại với nền văn học dân tộc bởi vì như nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu (1985) đã nhận xét rằng "suốt bao nhiêu thế kỷ học chữ Hán và làm thơ bằng chữ Hán, các nhà trí thức Việt Nam trước những khó khăn về ngôn từ và thể loại đã lẩn tránh việc cố gắng làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ." Bởi vậy nếu so sánh không quá khập khiễng, với tư cách là các tác gia xứ Đông ưu tú trong lịch sử sáng tác thơ văn của người Việt Nam, vai trò của những thành viên trụ cột của Tự Lực văn đoàn (điển hình là Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam) trong việc định hình một nền văn xuôi (đặc biệt là về tiểu thuyết) tiếng Việt sử dụng chữ Quốc ngữ ở thời kỳ hiện đại là không ít quan trọng hơn mấy so với vai trò của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm trong việc tạo dựng diện mạo cho một nền thơ ca tiếng Việt sử dụng chữ Nôm ở thời kỳ trung đại.[12]

Trong khoảng 10 năm tồn tại, thông qua nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa mà Tự Lực văn đoàn đã thổi một luồng gió khai phóng vào xã hội Bắc Trung Kỳ, ít nhiều thoát khỏi sự ràng buộc của những lề thói đã không còn thích ứng được với nhu cầu thời đại và tìm ra hướng tiếp cận xu thế hoàn cầu. Cho đến những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã có không ít nghiên cứu hệ thống, phê bình chuyên sâu, nhận định thẳng thắn của cả những nhà nghiên cứu trong nước và hải ngoại về vai trò lịch sử của Tự Lực văn đoàn.[13][14]

Ở đây có thể dẫn ra tổng kết ngắn gọn của học giả danh tiếng Hoàng Xuân Hãn (đăng trên Tạp chí Sông Hương, số 37, 1989) rằng trong lịch sử văn học Việt Nam thì "nhóm Tự Lực không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại." Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc (2013) nhận định về vai trò của nhóm không chỉ trong lịch sử văn học mà còn trong lịch sử văn hóa của Việt Nam nói chung: "Trong lịch sử Việt Nam, giới cầm bút ít có thói quen sinh hoạt theo nhóm... Nhìn lại văn học trung đại, từ cuối thế kỷ 19 trở về trước, chúng ta chỉ biết tên được một số tổ chức được gọi là tao đàn hay văn thi xã, như Tao đàn nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông ở cuối thế kỷ 15, Chiêu Anh Các của Mặc Thiên Tích ở thế kỷ 18, Tùng Vân thi xã của Tùng Thiện Vương ở thế kỷ 19. Chỉ có hai nhóm đầu là có quy mô lớn và hoạt động tương đối tích cực... Nhưng về tầm vóc, cả hai, so với Tự Lực Văn Đoàn, hoàn toàn không đáng kể. Có thể nói, không có nhóm văn học nào, của tư nhân, từ xưa cũng như đến tận ngày nay, có tổ chức chặt chẽ, hoạt động đa dạng và sôi nổi như nhóm Tự Lực Văn Đoàn cả. Về phương diện tổ chức, họ có hội viên, có quy định về việc kết nạp hội viên, và đặc biệt, có cả cương lĩnh hoạt động rõ ràng. Về hoạt động, họ bao trùm rất nhiều lãnh vực: văn học, xã hội (phong trào Ánh Sáng) và về sau, từ năm 1939, cả chính trị nữa. Riêng trong lãnh vực văn học, họ không phải chỉ biết sáng tác mà còn ra báo (Phong Hóa và Ngày Nay), lập nhà xuất bản (Đời Nay), mở nhà in, và tổ chức các giải thưởng văn học. Trừ lãnh vực chính trị, trong mọi lãnh vực họ hoạt động, họ đều thành công rực rỡ. Trương Chính nhận định: “trong vòng tám năm, từ 1932 đến 1940, Tự Lực Văn Đoàn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đàn công khai; sách báo họ in đẹp nhất, bán chạy nhất.” Chỉ với bảy người và chỉ trong khoảng một thời gian ngắn ngủi, họ làm được nhiều việc hơn bất cứ một nhóm văn học tư nhân nào khác trong cả lịch sử văn học Việt Nam từ trước đến nay... Đó không phải là nhóm lớn nhất hay quan trọng nhất trong “nền văn học hiện đại” hay trong giai đoạn 1930-1945 mà là trong suốt cả lịch sử kéo dài hơn một ngàn năm của văn học Việt Nam nói chung." Tuy nhiên đó cũng là "một nhóm văn học chịu nhiều oan khuất nhất trong nửa sau thế kỷ 20 như là hậu quả của những tranh chấp về chính trị và ý thức hệ tại Việt Nam trong suốt cả hai cuộc chiến tranh kéo dài từ 1945 đến 1975 cũng như cả giai đoạn gọi là “bao cấp” sau đó nữa... Với cả nhóm, cách đánh giá của giới nghiên cứu Việt Nam phần lớn vẫn còn khá rụt rè."[15]