Nhiệt đới ẩm gió mùa là gì

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng biển Việt Nam trên Biển Đông được thể hiện rõ thông qua đặc điểm các yếu tố khí hậu (chế độ nhiệt, mưa, gió), hải văn (độ muối, dòng biển, thủy triều, sóng biển) và sinh vật biển.

1. Các yếu tố khí hậu: * Chế độ nhiệt: - Nhiệt độ trung bình của tầng mặt nước biển cao, vào khoảng 23

℃; do vị trí vùng biển nằm chủ yếu trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. - Nhiệt độ trung bình của tầng mặt nước biển biến động theo mùa, mùa hạ có nhiệt độ tăng lên, mùa đông có nhiệt độ hạ thấp; chủ yếu do vùng biển nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa; ngoài ra còn do ảnh hưởng của chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. - Biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với các vùng biển ở vĩ độ cao và thấp hơn so với trên đất liền. Vùng biển Việt Nam không bị đóng băng trong mùa đông. * Chế độ mưa: Vùng biển có lượng mưa trung bình khá lớn, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm, mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. * Chế độ gió: - Chế độ gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa gió với tính chất và hướng gió trái ngược nhau: mùa gió mùa hạ và mùa gió mùa đông. - Trên biển, gió mùa mùa đông chiếm ưu thế trong 7 tháng (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Gió mùa mùa hạ thổi trong các tháng còn lại, riêng ở vịnh Bắc Bộ có gió thổi hướng nam.

2. Các yếu tố hải văn: * Độ muối: - Độ muối của biển Việt Nam khá cao, vào khoảng 32 đến 33 ‰; do vùng biển nằm trong vùng nội chí tuyến, có nhiệt độ nước biển cao, bốc hơi mạnh, nhiều cửa sông đổ ra biển,… - Ở ngoài khơi, độ muối cao và ổn định. Độ muối vùng biển ven bờ biến động rõ rệt theo mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa có độ muối giảm do có mưa nhiều, còn mùa khô có độ muối tăng do bốc hơi mạnh, nhiệt độ cao (ở các địa phương phía Nam). - Độ muối có sự phân hóa theo chiều bắc - nam, rõ rệt nhất là trong mùa khô (tư tháng 11 đến tháng 4 năm sau). * Thủy triều: - Vùng biển nước ta có rất nhiều chế độ triều khác nhau. - Trong năm, thủy triều biến động theo hai mùa lũ, cạn. (@Địa lí thầy Tùng) Vào mùa cạn, nước triều lấn sâu vào trong đất liền do trên đất liền có mực nước sông hạ thấp, lưu lượng nước giảm, bốc hơi mạnh,…

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh khác thường, còn miền Nam lại có mùa khô kéo dài sâu sắc. Có được những nét độc đáo đó là do:

  • Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới.
  • Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.

Vì vậy nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Nhiệt đới ẩm gió mùa là gì
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới. (Ảnh minh họa).

Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta thể hiện:

Vị trí địa lí nước ta:

  • Điểm cực Bắc gần chí tuyến (230 23’ B).
  • Điểm cực Nam cách xích đạo không xa (80 34’ B).
  • Nước ta nằm trọn trong vùng nhiệt đới của nữa cầu Bắc.

Do ví trí địa lí như vậy, nên bất kì nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, khiến cho lãnh thổ nước ta ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt lớn. Vì thế hằng năm cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200c (trừ vùng núi cao), nhiều nắng.

Nước ta là một bán đảo, nằm bên bờ biển Đông (thuộc Tây Thái Bình Dương). Nhờ tác động của biển đông, cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng-ẩm khác nhau, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao-lượng mưa tới 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% (trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ, có độ ẩm kém hớn).

Nhờ có chế độ nhiệt-ẩm phong phú nên nước ta có rừng cây xanh quanh năm. Canh tác mỗi năm 2-3 vụ,…

Nhưng nhiệt - ẩm cao cũng mang đến nhiều dịch bệnh, nấm mốc, vv….cho cây trồng, vật nuôi và đời sống con người.

được biết đến là khí hậu đặc trưng của nước ta, nó đem lại cho nước ta vô cùng nhiều thuận lợi trong việc xây dựng đời sống con người, phát triển các ngành nông nghiệp. Hôm nay hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu xem những nét đặc biệt của kiểu khí hậu này nhé.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là gì?

Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay với tên gọi tiếng anh là Tropical monsoon climate là nhóm khí hậu tương ứng theo nhóm Am theo phân loại khí hậu Koppen. Tương tự như các loại khí hậu như xavan, khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hơn 18 độ trong mỗi tháng. Có các mùa ẩm, khô đặc trưng với lượng mưa trung bình khoảng 1000 - 1500/ năm tại khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á.

Nhiệt đới ẩm gió mùa là gì

Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa được tạo nên từ những yếu tố nào?

Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuất hiện tại các vùng Nam và Trung Mỹ. Tuy nhiên ở khu vực Nam Á, ĐNA, Châu Phi, Caribbean, Bắc Mỹ và cũng có kiểu khí hậu này. Yếu tố nắm giữ và kiểm soát đối với khí hậu này là mối quan hệ của nó và gió mùa. Gió mùa chính là sự thay đổi theo mùa trong hướng gió. Ở châu Á, vào mùa hè thường có một luồng không khí trên bờ. Vào mùa đông, mặt trời sẽ hấp thụ một luồng khí ngoài khơi, không khí di chuyển từ đất liền sang nước vô cùng phổ biến. Sở dĩ có sự thay đổi hướng là bởi sự khác biệt trong cách nhiệt đất và nước.

Đặc điểm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa

Khi nhắc đến khí hậu nhiệt đới gió mùa, những đặc điểm nổi bật lên chính là:

Tính chất nhiệt đới: tổng bức xạ nhiệt hằng năm luôn lớn được chứng minh bằng cán cân bức xạ luôn nằm ở mức dương. Nhiệt độ trung bình quanh năm đều vượt qua 20 độ C. Bên cạnh đó, số giờ năng xuất hiện cũng vô cùng nhiều, có nơi dao động đến khoảng 1400 - 3000 giờ cho mỗi năm.

Tính chất ẩm cũng là một trong những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình quanh năm lớn, phân đều cho nhiều khu vực với lưu lượng dao động khoảng 1500 - 2000 mm. Và độ ẩm trong không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương cũng được xem đặc điểm của kiểu khí hậu này.

Tính chất gió mùa của kiểu khí hậu nhiệt đới được phân biệt rõ rệt bởi gió mùa mùa động và gió mùa mùa hạ

  • Gió mùa mùa đông thường là gió mùa đông bắc và gió Tín phong bán cầu bắc. Gió mùa đông bắc thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở các khu vực miền Bắc (từ dãy Bạch mã trở ra). Đây là khu vực hứng chịu những tác động trực tiếp của khối lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc thổi vào lãnh thổ nước ta. Đặc trưng điển hình của kiểu thời tiết này chính là đầu mùa đông thường lạnh khô, lạnh ẩm vào cuối đông. Gió Tín phong bán cầu Bắc được xác định từ Đà Nẵng trở vào Nam, loại gió này sẽ thổi theo hướng Đông Bắc gây ra mưa cho các vùng ven biển. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • Gió mùa mùa hạ cũng là một đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương và dần di chuyển theo hướng Tây Nam, gây ra các cơn mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam sẽ xuất hiện và khiến mưa lớn diễn ra kéo dài ở các khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên. Vì có sự kết hợp của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới nên những cơn mưa lớn vào mùa hạ thường diễn ra ở cả miền Bắc và miền Nam.

Những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa trên Thế giới

Như đã đề cập, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuất hiện phổ biến tại các khu vực Nam và Trung Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á,.....Trong đó những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn có thể kể đến như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Úc, Philippines, Liberia, Ấn Độ, Puerto Rico,..

Nhiệt đới ẩm gió mùa là gì

Những khu vực xuất hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa

Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam

Khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc biệt ảnh hưởng lên đời sống của con người tại nước ta. Cụ thể như:

Trong sản xuất nông nghiệp, với những đặc trưng về độ ẩm, nền nhiệt cao, có mưa đã tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động canh tác lúa nước và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên sự xuất hiện của lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại cũng là một phần khó khăn đối với đời sống người dân

Trong sản xuất và đời sống dân sinh, nhờ có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa đã thúc đẩy hoạt động khai thác, xây dựng mùa khô. Bên cạnh đó còn có sự phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế liên quan tới lâm nghiệp, thuỷ hải sản, du lịch, giao thông vận tải....Tuy nhiên cũng có những khó khăn xảy ra khi có sự phân mùa khí hậu, chế độ sông ngòi cũng sẽ tác động trực tiếp lên hoạt động khai thác và các hoạt động khác,...Độ ẩm trong không khí cao cũng sẽ cản trở quá trình sản xuất và bảo quản các trang thiết bị, máy móc nông sản.

Nhiệt đới ẩm gió mùa có đặc điểm gì?

Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùaNhiệt độ trung bình trên 20 °C. Mưa trung bình trên 1500mm. Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt... Nhịp điệu mùa ảnh hưởng sâu sắc đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống con người.

Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa?

Có được những nét độc đáo đó là do: Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới. Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào. Vì vậy nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Khí hậu gió mùa có đặc điểm gì nổi bật?

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

Thế nào lá khí hậu ôn đới gió mùa?

Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất, nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Phần lớn diện tích đất nổi của đới nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có phần nhỏ ở bán cầu Nam.