Nhật bản còn gọi là gì

Khi nhắc tới đất nước Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến các mỹ danh : Đất nước Mặt trời mọc”, “Xứ sở Hoa anh đào”, “Xứ sở phù tang” hay là “Đất nước hoa cúc” … Mỗi một tên gọi lại mang một ý nghĩa khác nhau, gắn liền với đất nước, văn hóa, con người ở nơi đây. Vậy bạn có tò mò về nguồn gốc của những tên gọi này? Hãy cùng ITPlus khám phá đất nước Nhật Bản và tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Nhật Bản – “Đất nước Mặt trời mọc”

Nhật bản còn gọi là gì

Có rất nhiều yếu tố, lý do để diễn dải tên gọi này. Về mặt địa lý thì Nhật Bản là đất nước nằm ở cực Đông của Châu Á, có thể nhìn thấy Mặt trời mọc đầu tiên ở Đông Á. Về mặt tín ngưỡng thì theo truyền thuyết, tổ tiên của họ là Nữ thần Mặt Trời Amaterasu.
Về mặt Ngôn ngữ học, tên gọi Nhật Bản bắt nguồn từ cách phiên âm Hán –Việt. Quốc hiệu được viết bằng kanji của nước này là日本 với nichi (日) đọc là Nhật (“Mặt Trời” hoặc “ngày”) và hon (本) đọc là Bản ("nguồn gốc"). Hai chữ này khi kết hợp lại mang ý nghĩa “Gốc của mặt trời” hay “Mặt trời mọc”. Nhiều quốc gia khác cũng vì những nguyên do đó mà thường miêu tả Nhật Bản là “Đất nước Mặt Trời mọc”.

Những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản

Tìm hiểu về văn hóa của người Nhật Bản

Chợ trời - Thiên đường mua sắm của du học sinh tại Nhật Bản

2. Nhật Bản – “Xứ sở hoa anh đào”

Nhật bản còn gọi là gì

Nhật Bản còn có một mỹ danh trong cộng đồng người dùng tiếng Việt là “Xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào (さくら sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ bắc xuống nam. Loài hoa “thoắt nở thoắt tàn” này được người Nhật đặc biệt yêu thích, phản ánh tính nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ.

3. Nhật Bản – “Đất nước hoa cúc”

“Đất nước hoa cúc” là một trong những mỹ danh của Nhật Bản, vì đóa hoa cúc 16 cánh giống như mặt trời đang tỏa chiếu.

Hoa cúc chính là biểu tượng của Hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản ngày nay.
4. Nhật Bản – “Xứ Phù Tang”

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑), đề cập đến cây phù tang.

Theo truyền thuyết cổ phương đông, có một loài cây rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

5. Nhật Bản.

Nhật bản còn gọi là gì

Vào thế kỷ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato, lúc bấy giờ người Nhật vẫn chưa có chữ viết riêng và vẫn phải vay mượn chữ Hán nên Yamato được viết là wa(倭 ). Về sau khi đã phát triển nên hệ thống ngôn ngữ cho riêng mình, người Nhật dùng hai chữ kanji 大和 (Đại Hòa) để ký âm chữ Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
Năm 670, Yamato gửi một đoàn sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường dưới thời vua Đường Cao Tông nhân dịp vừa bình định Triều Tiên, và từ đó đổi tên thành Nhật Bản (日本/ にっぽん).
Kể từ sau cuộc Duy tân Minh Trị cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc hiệu đầy đủ của Nhật Bản là Dai Nippon Teikoku (大日本帝國), nghĩa là " Đế quốc Đại Nhật Bản". Ngày nay quốc hiệu Nippon-koku hay Nihon-koku (日本国
 (Nhật Bản Quốc)) có ý nghĩa tương đương về mặt nghi thức, với chữ koku (国) nghĩa là "quốc gia", "nước" hay "nhà nước" thay thế cho một miêu tả dài về ý thức hệ của đất nước.

Ban Truyền thông ITPlus Academy

(Xây dựng) - Nổi tiếng là một quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng và rất riêng, Nhật Bản còn được đánh giá là quốc gia có sự tinh tế, sâu sắc và đậm chất nhân văn. Có lẽ, bất kỳ ai khi có điều kiện đi du lịch hoặc công tác tại Nhật Bản đều có thắc mắc là tại sao quốc gia này có nhiều tên gọi khác nhau và chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự thú vị này để khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận nền văn hóa, văn minh nước Nhật.

Nhật bản còn gọi là gì

“Đất nước Mặt trời mọc”

Nhật bản còn gọi là gì

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" là "gốc của Mặt Trời", được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Xuất phát từ vị trí địa lý, Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên ở đây, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ) và vì thế, người Nhật luôn cho rằng họ là những người hạnh phúc nhất khi được nhìn thấy Mặt trời mọc sớm hơn phần lớn những người còn lại của thế giới.

Trong văn chương hoặc trong các cuộc hội nghị, cuộc họp lớn, mỹ từ dành cho Nhật Bản thường gọi là “Đất nước Mặt trời mọc”. Trên quốc kỳ Nhật Bản có biểu tượng hình tròn đỏ của ông mặt trời và đây là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản.

“Xứ sở Hoa Anh đào”

Nhật bản còn gọi là gì

Một mỹ từ khác của Nhật Bản là "Xứ sở Hoa Anh đào". Cây Hoa Anh đào theo tự nhiên từ thủa xa xưa mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam. Cây Hoa Anh đào không khó trồng nhưng những bông hoa của nó với những cánh hoa chỉ nở trong một thời gian ngắn ngủi. Những cánh hoa mong manh, màu hồng nhạt nở ngợp trời nhưng "thoắt nở thoắt tàn" và người Nhật ví von Hoa Anh đào phản ánh tinh thần quyết liệt, rất nhạy cảm và tỏa sáng rực rỡ không thua kém bất cứ ai. Khi cánh hoa rơi, bay lả tả trên mặt đất, khi hoa chạm đất cũng để lại những thảm hoa rất đẹp mắt và vì thế, người Nhật ví von họ dù có chết vẫn rất vinh quang, làm đẹp cho đời.

Nhật bản còn gọi là gì

Hoa Anh đào thể hiện cái tinh túy, đẹp đẽ của dân tộc họ. Chính vì vậy, hầu như bất cứ hình tượng trang trí nào của Nhật Bản cũng gắn Hoa Anh đào. Người dân Nhật vốn có phong tục ngắm hoa anh đào vào dịp “Lễ hội Hoa Anh Đào” trong khoảng 15 tháng 3 đến 15 tháng 4, người ta thường đưa cả gia đình tới công viên hay các rừng cây anh đào để thưởng ngoạn hương thơm và vẻ đẹp của rừng hoa. Các cô gái Nhật thường có những chiếc quạt, trâm cài tóc, áo truyền thống kimono với nhiều kiểu dáng, hoa văn khác nhau nhưng ít nhất có một chiếc là hoa văn Hoa Anh đào để mặc vào những dịp đặc biệt.

“Đất nước Hoa Cúc”

Theo sử sách, Thiên hoàng Go-Toba trị vì Nhật Bản dưới thời Kama-kura, thế kỉ XII đã sử dụng hoa Cúc làm hoa văn trang trí các vật dụng ưa thích của ông. Và kể từ thời Kama-kura, hình ảnh hoa cúc 16 cánh được sử dụng làm con dấu của Thiên hoàng. Cho đến nay, biểu tượng loài hoa này vẫn được xem là biểu tượng quan trọng của Hoàng gia Nhật Bản.

Nhật bản còn gọi là gì

Đến thời Edo, thế kỉ XVII, hoa Cúc được trồng phổ biến trong dân chúng và trở thành loài hoa rất được người Nhật ưa chuộng. Hoa Cúc ngày nay đã trở thành biểu tượng văn minh đối với người Nhật. Hoa Cúc là hình ảnh không thể thiếu để tô điểm cho những chiếc kimono đặc trưng.

Nhật bản còn gọi là gì

Hoa Cúc còn là loài thực vật rất được ưa chuộng trong lĩnh vực tạo dáng cho bonsai và thiết kế những khu vườn thu nhỏ của Nhật Bản. Hoa khiến các khối đá và thân gỗ lâu năm trở nên sinh động hơn. Cũng giống như các loại bonsai khác, bonsai hoa Cúc được tạo hình từ những cội Cúc già. Nếu để ý, ta sẽ bắt gặp hình hoa Cúc trang trí ở khắp mọi nơi, ngay cả trên tấm hộ chiếu của quốc gia này. Hoa Cúc là hình ảnh không thể thiếu trong thế giới bánh ngọt 4 mùa nổi tiếng của người Nhật. Quốc huy của Nhật Bản là hình hoa Cúc 16 cánh. Ngày nay, Hoa Cúc là quốc hoa của đất nước Nhật Bản.

“Xứ sở Phù Tang”

Nước Nhật được gọi là xứ sở Phù tang vì có liên quan đến một truyền thuyết mà người Nhật cho rằng thiêng liêng. Truyền thuyết kể rằng một hôm Thần Mặt trời đi từ đông sang tây nửa chừng đứng nghỉ chân dưới cây dâu. Phù tang chính là cây dâu. Người Nhật rất tự hào về điều này và tên gọi Phù Tang hàm nghĩa văn chương ám chỉ về câu truyền trên.