Nhận xét về tình hình học online

Dưới đây là một số đánh giá góp ý của một số học viên trong lớp học Online N1_K001.

Thầy cô giáo cùng ban quản trị website trường ngoại ngữ Việt Nhật xin chân thành cảm ơn những góp ý đánh giá về chương trình học Online. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng hoàn thiện giáo án, phương pháp dạy cũng như xây dựng một nền web lớp học trực tuyến mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho các học viên.

--- Admin ---

Nhận xét về tình hình học online

Mình là Đỗ Thị Liên, 29 tuổi, nghề nghiệp: Phiên dịch (User: N1_K01_LIEN)

Mình thấy Lớp học N1 online rất có hiệu quả và tiện lợi dành cho những người đi làm. Học sinh được nghe trực tiếp sự giảng dạy của giáo viên, thực hành làm bài tập rất hiệu quả , chỉ cần một chiếc máy tính hay điện thoại thì có thể ở bất kỳ đâu cũng có thể lên lớp học được. và điều mình rất thích đó là được học bới một cô giáo cực kỳ dễ thương và dày dặn kinh nghiệm.! hi

Dương Thị Thu : 43 tuổi , Nghề nghiệp : Kế Toán (User: N1_K01_THU)

Trước hết xin được chia sẻ về quá trình học tiếng Nhật mất rất nhiều thời gian của tôi .
Lúc đầu nếu nói là tôi học do yêu thích tiếng nhật thì cũng không phải mà tôi học là vì công việc . Nếu bạn đang làm việc trong một CTy của Nhật bản thì bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế ra thì tiếng Nhật rất là cần thiết . Nếu bạn muốn được thực sự thăng tiến trong công việc thì bạn phải biết ngoại ngữ để bạn có thể giao tiếp hay nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên người Nhật của bạn , hoặc là để làm tốt những công việc có liên quan đến tiếng Nhật mà bạn đang đảm nhận .
Tôi ở cách xa TP.HCM , hoàn cảnh gia đình và công việc lại rất bận rộn nên muốn học tiếng Nhật lên cao cũng khó có điều kiện. Nơi tôi sống chỉ có một vài Trung Tâm dạy tiếng Nhật buổi tối mà cũng hiếm có trung tâm nào dạy tới N2 , vì nếu có mở lớp thì cũng chẳng có học viên . Có khi mở ra được một thời gian ngắn cũng bị "bể lớp" do học viên cứ rơi rụng dần .Chờ một thời gian dài để có lớp mới thì cũng quên mất tiêu những kiến thức đã học ở lớp cũ . Cứ loay hoay mãi mà chẳng có điều kiện học hết ngữ pháp tiếng Nhật như tôi hằng mong muốn để có thể tự tin khi làm việc, giao tiếp với người Nhật , hay chỉ đơn giản là khi coi phim, đọc truyện muốn hiểu rõ ý người ta nói, viết cái gì . Tôi đã từng cố gắng lên TP.HCM nơi có rất nhiều trung tâm để học tiếng Nhật buổi tối nhưng lúc đi thì không sao , đến khi học xong thì lại chẳng còn tuyến xe buýt nào về tỉnh nữa !

Thật may mắn qua trang Web của trường Ngoại ngữ Việt Nhật tôi đã phát hiện ra có lớp học trực tuyến (online) tôi hăm hở đăng ký ngay vì thấy rất phù hợp với hoàn cảnh ở xa không có thời gian và điều kiện đến trường như tôi mà vẫn có thể học được lên đến hết cấp độ N1 ở trường này . Sau một thời gian theo học tôi thấy thực sự có hiệu quả . Chương trình học rất hay, thú vị, hấp dẫn . Trong quá trình học đều được trao đổi trực tiếp hai chiều giáo viên-học viên & các học viên khác trong lớp . Hơn nữa thực sự kích thích ý thức tự học của học viên . Sau mỗi buổi học đều có lượng bài tập nhất định để áp dụng ngay những từ vựng ,ngữ pháp mới học . Nếu bạn không thuộc bài thì khó mà làm được bài tập giáo viên ra . Mỗi ngày đều phải học số lượng từ vựng tương đối "khủng" sau đó giáo viên sẽ có phương pháp để trong những buổi học sau học viên có thể nhớ được những từ, ngữ pháp đã học (cách này thực sự có hiệu quả đối với những người có tính học trước quên sau như tôi !) . Tóm lại, bạn phải học và luyện tập mỗi ngày nên nhờ đó mà kết quả thu được cũng sẽ rất khả quan .

Mới đầu tôi e ngại vì học phí cao , nhưng khi học rồi mới cảm nhận được chất lượng của lớp học này như là : Phương pháp tốt , Giáo viên rất giỏi, nhiều kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc nhiệt tình . Tôi có thể học bất cứ nơi đâu dù ở nhà hay đi công tác và còn tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí đi lại nữa .


Tôi thấy hơi tiếc là mô hình học tiếng Nhật trực tuyến của trường này không có sớm hơn !!!

Ms. Van, 33t, trợ lý vp (User: N1_K01_VAN)

Tuy mới trải qua hơn 2 tháng nhưng những gì mà lớp học đem lại cho tôi thật sự rất đáng quý. Lớp học online là một sự trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ không chỉ về kiến thức mà còn về sự thân thiện và hòa đồng của các học viên so với các hình thức học trước giờ. Có lẽ nỗi khổ duy nhất là lượng bài tập bài học mỗi ngày tăng theo cấp số nhân khiến những người đang đi làm như tôi phải vất vả lắm mới dành ra được đủ thời gian để đáp ứng. Tuy vậy, hiện tại vốn kiến thức của tôi đã cải thiện được rất nhiều. Lớp học còn rất thoải mái khi sau giờ làm không cần vắt giò chạy đến lớp, thuận tiện cho những người ở xa không đủ điều kiện đến tận trường để học.
Cảm ơn Quỳnh Hương sensei, và bạn admin luôn đồng hành với lớp ngay cả những khi sự cố hay mất mạng. :):)

Nguyễn Thị Hồng Anh (User: N1_K01_ANH)
Em có vài lời như sau:
Giáo viên: Vui, dễ thương, nhiệt tình.
Chương trình: rất hay (nhưng nhiều quá -> ko có bí kíp nào học cho vào đầu được hết Cô ơi)
Cô có thể cho lớp học thời khoá biểu cụ thể giống như TKB của lớp luyện thi N2, N3 trên trang Web đó Cô.
Cảm ơn Cô.

Phan Quốc Trí (User: N1_K01_TRI)

Theo ý kiến cảm nhận riêng của em về lớp học thì:

+ Điểm cộng :


- Chương trình học : rất hay, những bài học có thể áp dụng thực tế, lượng bài ngập mặt tạo điều kiện học tập liên tục ở nhà, không tốn tiền đi chơi, mặc khác không sợ quên bài. Giờ học thuận tiện, có thể thắc mắc để giải đáp tức thì.
- Lớp học : lượng học sinh vừa đủ và ai cũng có trình độ cao nên không bị chậm bài nhiều, khi chậm bài sẽ ĐƯỢC giáo viên cho ngay một loạt bài tập để luyện công.
- Giáo viên : cô Phương Quỳnh giàu kinh nghiệm, gần gũi với học sinh, tâm lý và nhiệt tình dù đôi khi có vài vấn đề sau khi nghe giải thích còn hoang mang hơn lúc chưa hỏi nữa :( khắc phục nha cô !!!

+ Điểm trừ :


- Chương trình học : Chưa xử lý được tình huống sắp xếp bài vở để ôn bài vì học càng nhiều thì không thể tìm kiếm bài cũ đã học ngay được mà phải mở từng trang dò. Ngoài ra, do lượng bài tập không đều (hôm nhiều hôm ít) nên nhiều khi làm không kịp một lúc. Save lại làm tiếp nhiều khi bị mất bài (thê thảm hơn). Và tới giờ học không thấy nộp bài sẽ bị chém, chém và chém.
- Lớp học : Do nhiều khi bị phần kỹ thuật (âm thanh sánh sáng hậu trường) của mọi người không hoàn toàn tốt nên nhiều khi giờ học bị trì trệ dẫn đến việc ngủ muộn, đói, mệt mỏi, không làm được bài tập ngay trong hôm đó. Và bài tập hơi bị đảo lộn nên ko dễ dàng tìm lại sau khi học qua đã lâu.
- Giáo viên : thứ nhất, phương quỳnh luôn luôn đúng, thứ hai, nếu không đúng nhìn lại điều thứ nhất, đó là phương châm của giáo viên thì phải nên nhiều khi hơi ức chế trong những giờ học :((( cô lại còn hay dìm hàng học sinh ưu tú vào những lúc sa sút :))))))))))))
- Các bạn : Các bạn thắc mắc quá ít, phải luôn luôn thắc mắc thì chúng ta mới giỏi cùng được. Xin hết, chào đoàn kết và xây dựng.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tiến hành ôn tập, kiểm tra học kỳ I. Theo hướng dẫn, khi kết thúc học kỳ I bắt buộc các trường phải đánh giá, xếp loại học sinh.

Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nhiều trường phải dạy và học trực tuyến, một số ý kiến cho rằng học trực tuyến cả năm thầy trò chưa gặp mặt, việc đánh giá phẩm chất, năng lực và xếp loại hạnh kiểm khó đảm bảo tính chính xác, công bằng.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của một số lãnh đạo trường, giáo viên chủ nhiệm về vấn đề trên.

Nên có văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh đối với các trường dạy học trực tuyến

Trao đổi với phóng viên, cô Vũ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Thường (Hà Nội) cho biết, từ đầu năm học nhà trường triển khai dạy và học trực tuyến. Học kỳ I sắp kết thúc, việc đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh vẫn được giáo viên chủ nhiệm tiến hành bình thường.

Nhà trường cũng đã hướng dẫn giáo viên đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng tinh thần của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

Đối với khối lớp 1, 2 đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Khối lớp 3, 4, 5 áp dụng Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.

Nhận xét về tình hình học online

Việc đánh giá phẩm chất và năng lực cần quan tâm đến quá trình rèn luyện của học sinh trong cả một học kỳ. Tránh đánh giá học sinh tùy tiện, cảm tính, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các em. (Ảnh minh họa: P.N)

Về nội dung đánh giá, giáo viên chủ nhiệm sẽ đánh giá dựa trên sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm...

Các phương pháp đánh giá giáo viên trường Tiểu học Yên Thường sử dụng gồm:

Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong thời gian giảng dạy trực tuyến. Sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá phẩm chất và năng lực thông qua quá trình học tập, rèn luyện của các em.

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá theo từng nội dung về các sản phẩm, hoạt động của học sinh.

Phương pháp vấn đáp: Giáo viên sẽ trao đổi với học sinh, phụ huynh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Cuối cùng, để đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh một cách khách quan, công bằng, cần có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh và học sinh.

“Việc đánh giá, xếp loại cần quan tâm đến quá trình rèn luyện của học sinh trong cả một học kỳ và những trải nghiệm của các em thông qua quá trình đó. Tránh tình trạng giáo viên đánh giá tùy tiện, cảm tính, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, tương lai của các em”, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Thường cho hay.

Theo vị Phó Hiệu trưởng này, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh đã được nhiều trường triển khai, nhưng đối với những nơi dạy và học trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn nên ban hành văn bản cụ thể về việc đánh giá, xếp loại học sinh để các trường có cơ sở thực hiện sao cho đồng bộ, tránh mỗi trường làm một kiểu, không có sự thống nhất.

Thêm tiêu chí đánh giá để phù hợp tình hình

Cũng trao đổi về vấn đề trên, cô Lê Thanh Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 7C1, trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (Hà Nội) cho biết:

“Tôi tiến hành đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT. Trong quá trình phân loại hạnh kiểm cho các con, mặc dù căn cứ theo thông tư nhưng tôi vẫn phải đắn đo, cân nhắc để đánh giá đúng bản chất, hành vi, mức độ cố gắng, tiến bộ của mỗi học sinh. Hơn nữa, các con học trực tuyến, cô trò không gặp nhau, không tương tác trực tiếp nên tôi cũng cố gắng sâu sát và cẩn trọng hơn”.

Cô Lê Thanh Huyền chia sẻ, hàng tháng lớp đều tổ chức bình xét hạnh kiểm. Trước tiên, mỗi học sinh sẽ tự xếp loại hạnh kiểm của mình. Sau đó, các thành viên trong lớp nhận xét, bình bầu về hạnh kiểm của từng tổ, từng học sinh trên tinh thần nhẹ nhàng, xây dựng, góp ý.

Từ nhận xét chung của tập thể lớp, cuối học kỳ, cô Lê Thanh Huyền sẽ tổng hợp lại và trao đổi trực tiếp với phụ huynh, cân nhắc kỹ lưỡng, đưa ra quyết định cuối cùng và gửi kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh lên nhà trường.

Nhận xét về tình hình học online

Xếp loại hạnh kiểm trong thời gian dạy học trực tuyến cần bổ sung thêm tiêu chí đánh giá để phù hợp với tình hình. (Ảnh: TTXVN)

“Những hôm trống tiết dạy, tôi thường tham dự lớp của thầy cô bộ môn để kiểm tra xem học sinh có nghiêm túc, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài hay không.

Các con rất nghe lời cô giáo chủ nhiệm nhưng một vài bạn trong giờ của giáo viên bộ môn hay mất tập trung. Khi cô yêu cầu bật camera hoặc mic lại không lên tiếng hoặc một số trường hợp vào lớp muộn, hay bị thoát khỏi giờ học bởi nhiều lý do", cô Lê Thanh Huyền chia sẻ.

Theo đó, trong thời gian học trực tuyến vì dịch Covid-19, cô Lê Thanh Huyền cũng bổ sung thêm một số tiêu chí đánh giá như chấp hành quy định phòng chống dịch Covid-19, thực hiện tốt nội quy học trực tuyến…

Cũng theo nữ giáo viên, học sinh phạm phạm lỗi nặng thuộc về phạm trù đạo đức, nhân cách mới nên xử phạt và hạ hạnh kiểm. Những lỗi như vào lớp muộn, nộp bài muộn, ghi chép chưa đầy đủ… giáo viên chỉ cần hướng dẫn, nhắc nhở để các con rút kinh nghiệm và không tái phạm.

"Việc xếp loại hạnh kiểm học sinh trong thời gian học trực tuyến không thể làm khó được giáo viên chủ nhiệm nếu bản thân thầy cô hiểu đúng tâm tính và lắng nghe trò của mình. Từ đó, sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng thiếu công bằng, vùi dập học sinh", nữ giáo viên cho hay.

Ngọc Ánh