Nhân quả ba đời là những đời nào năm 2024

Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai.

Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.

Ba đời là đời quá khứ, hiện tại và vị lai về mặt thời gian có thể dài, có thể ngắn, có thể xa, gần. Dài thì tính bằng a tăng kỳ kiếp như a tăng kỳ kiếp đời quá khứ, a tăng kỳ kiếp đời hiện tại, a tăng kỳ kiếp đời vị lai. Tỉ dụ : chúng sinh phát tâm tu thành Phật phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp lớn, kiếp a tăng kỳ kiếp là kiếp dài vô lượng không thể kể xiết được. Đơn vị chiều dài thời gian thứ hai là đại kiếp: đại kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai. Một đơn vị nữa thường được nói tới là một đời người, kiếp trước, kiếp sau, kiếp hiện tại. Nếu theo những đơn vị thời gian nhỏ nhất thì tính theo sát na hiện tại, sát na quá khứ, sát na vị lai (sát na là đơn vị thời gian nhỏ nhất, có thể tưởng tượng được, có thể tính bằng phần trăm giây). Vì vậy nếu kiếp hiện tại, quá khứ, vị lai theo ba đời theo nhân quả ba đời là hiểu một cách quá hạn hẹp.

Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai. Song những sự kiện chứng minh luật nhân quả trong thời hiện tại thì có thể kiểm nghiệm được, còn đối với đời vị lai hay đời quá khứ thì không kiểm nghiệm được và khó tiếp thu, khó tin, do đó mà cầu ở sự giúp đỡ của phép thần thông hay quỷ thần đợi đến khi tự mắt mình thấy những hiện tượng xảy trong đời rồi mới chịu tin.

Sức mạnh của thần thông và quỷ thần tuy có thực, nhưng rất hữu hạn dù giúp chúng ta biết thời quá khứ hay vị lai chăng nữa, thì cũng có thể biết trong một thời gian hết sức ngắn ngủi mà thôi, làm thế nào mà biết hết tất cả mọi chuyện trong cuộc đời quá khứ và vị lai vô cùng vô tận được. Do vậy cũng không thể thanh toán được mọi nỗi nghi ngờ, vấn đề nhân quả ba đời vẫn tồn tại như cũ, không giải quyết được.

Biện pháp của Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề này, không phải là dùng phép thần thông hay sức mạnh của quỷ thần, mà chỉ dùng hai câu :

"Dục tri quá khứ sự

Kim sinh thọ giả thị

Dục tri vị lai sự

Kim sinh tố giả thị"

Nghĩa là "Muốn biết chuyện quá khứ, qua tình hình chịu báo đời này thì rõ. Muốn biết chuyện vị lai, qua việc làm đời này thì rõ".

Đời sống hiện tại là quá khứ của đời vị lai. Vị lai của hiện tại là hiện tại của vị lai. Quá khứ của hiện tại là hiện tại của quá khứ. Do đó điều quan trọng là phải hiểu thật rõ nắm thật vững giờ phút của hiện tại tức là đồng thời nắm vững cả lý nhân quả của ba đời rồi. Còn quay lại tìm hiểu quá khứ hay là tìm cách biết trước vị lai, chỉ làm mất thời giờ hiện tại, gây rối rắm và lãng phí giờ phút hiện tại, đã không ích gì cho hiện tại mà cũng vô bổ cho tương lai.

Hiện tại gặp vận may chính là do trong quá khứ tạo ra nhân lành. Hiện tại gặp điều bất hạnh, cũng chính là do trong quá khứ đã gieo nhân ác. Vận may trong tương lai cũng chính là do trong quá khứ đã làm điều lành cộng thêm sự cố gắng hiện nay, vận không may trong tương lai cũng chính là do trong quá khứ đã gieo nhân ác và hiện tại do lười biếng và tiếp tục làm ác. Vận mạng đều nằm trong quá khứ, hiện tại và tương lai của mình đều do ở nghiệp ác hay thiện, siêng năng hay lười biếng trong hiện tại mà nghiệp ác có thể chuyển biến, vận may cũng có thể bị đánh mất.

Có người cho rằng vì không thấy được quá khứ và tương lai, nên không tin là có chuyện quá khứ và tương lai. Thực ra, nếu nói không thấy nên không tin là có thì trong hiện tại, có nhiều chuyện mắt không thấy thì cũng không tin hay sao ? Tỉ dụ : Lịch sử dân tộc, gia phả giòng họ, sự tích tổ tiên, ông bà v.v… đều ghi những chuyện rất ít người được thấy, nhưng lẽ nào không tin ? Có mấy ai hiện nay được thấy ông tổ, ông tằng của mình ?

Cái thân xác của bản thân mình được di truyền từ ông tằng, ông tổ và sẽ được di truyền đến vạn đời con cháu sau này. Đó là nhân quả ba đời của thân xác. Ngoài thân xác vật chất còn có linh hồn, tinh thần hay thần thức (từ Phật giáo) lưu chuyển. Theo quan điểm duy vật thì người chết như ngọn đèn tắt, ngoài vật chất ra, không có tinh thần. Luận điểm duy vật đối với người bình thường dễ tạo ra tâm lý và thái độ thiếu trách nhiệm với hành vi của mình, thậm chí dẫn đến những hành vi tội ác giết người hay tàn sát hàng loạt vì lợi ích cá nhân hay lợi ích đẳng cấp. Cho nên niềm tin ở luật nhân quả ba đời ở sự lưu chuyển của thần thức là an toàn nhất. Nếu cả nhân loại mà có niềm tin như thế, thì người người kính trọng nhau, nhường nhịn nhau, cùng tồn tại, cùng phồn vinh. Nếu không tin như thế thì thiện ác không được phân biệt, thế giới tương lai sẽ trở thành hỗn loạn, bất an.

Phàm là đã đi qua tất sẽ để lại dấu vết, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, “nhân quả ba đời” sẽ không tự nhiên mất đi. (Ảnh: Pixabay.com)

Rốt cuộc, sinh mệnh con người có kiếp sau hay không? Đây là bí ẩn mà nhiều người không giải thích được. Phật gia cho rằng, chủ thể chân chính của sinh mệnh con người là nguyên thần. Nguyên thần là bất diệt, còn nhục thể chỉ là thể xác ngoại hình, mà thể xác ở mỗi một đời, mỗi một kiếp đều không giống nhau. Hơn nữa, con người không phải đời đời kiếp kiếp đều có thể làm người. Phật giáo giảng sinh mệnh (nguyên thần) dựa theo nhân quả mà luân hồi trong lục đạo. Phật giáo giảng “nhân quả ba đời.” “Kinh nhân quả ba đời” viết:

Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị; Dục tri hậu thế quả, kim sinh tác giả thị.

Chính là nói, nhân quả thông qua ba đời – bao gồm kiếp trước, kiếp này và kiếp sau. Những phước báo hay tai ương gặp phải ở kiếp này chính là quả báo của những hành động mà bản thân đã làm trong kiếp trước; và tất cả mọi việc làm ở kiếp này sẽ trở thành nguyên nhân của phúc phận hay kiếp nạn của kiếp sau. Đây chính là khái niệm về “nhân quả ba đời.” “Kiếp trước” không chỉ là ngay trước kiếp này, mà còn bao hàm mọi kiếp trước của kiếp này; và “kiếp sau” không chỉ là kiếp kế sau đó, mà còn bao gồm cả đời đời kiếp kiếp sau này.

Tất cả những việc làm của sinh mệnh, thật sự có nhân quả báo ứng sao? Kinh Phật giảng rằng, tất cả mọi việc đều có quan hệ nhân quả, “nhân có thể sinh quả, quả tất có nhân.” Hành thiện tạo nhân, quả là phước báo; Hành ác tạo nhân, quả là khổ báo.

Có người không nhìn thấy được quả báo thiện ác trước mắt, vì thế mà sinh lòng nghi hoặc. Trên thực tế, thiện ác hữu báo, không phải không báo, mà là chưa đến lúc! Khi nhân duyên hội đủ, cũng là ngày quả báo phát sinh.

Bằng chứng thực tế về nhân quả báo ứng ba đời

Vào cuối thời Đông Hán, cao tăng An Thế Cao từ Tây Vực đến Trung thổ. Ông là người dịch “Kinh nhân quả ba đời.” Chính bản thân ông cũng đã để lại những bằng chứng thực tế về nhân quả ba đời, khiến người đời không khỏi kinh tâm sợ hãi và ấn tượng sâu sắc.

Theo ghi chép trong “Thần Tăng truyện – Quyển 1 – Thế Cao truyện,” An Thế Cao là thái tử của Vương quốc An Tức ở Tây Vực (quốc gia thời cổ đại trên cao nguyên Iran, nằm ở Iran ngày nay). Ông bản tính hiếu thuận, không ham vương vị, chỉ thích tu hành. An Thế Cao từ nhỏ đã thông minh, học rộng biết nhiều, đối với thiên văn, ngũ hành, y học, dị thuật và thậm chí cả ngôn ngữ của các loài chim thú, không gì là ông không tinh thông. Sau khi phụ vương qua đời, Thái tử Cao kế thừa vương vị Quốc vương, nhưng sau đó ông đã nhanh chóng nhường ngôi cho người chú, còn bản thân xuất gia tu Phật. Ông bôn ba đến các nước ở Tây Vực để hoằng dương Phật giáo. Vào năm Kiến Hòa thứ hai thời Hán Hoàn Đế (tức năm 148), ông đến Lạc Dương ở Trung thổ, làm công việc dịch Kinh Phật trong hơn 20 năm.

Nhân quả ba đời là những đời nào năm 2024
An Thế Cao bôn ba khắp các nước Tây Vực để hoằng dương Phật Pháp. (Ảnh: Tài sản công)

An Thế Cao có thần thông, danh tiếng truyền xa. Ông có thể nhìn thấy nhân quả kiếp trước của mình. Kiếp trước ông là một người tu hành, vì để trả nợ nghiệp của kiếp trước nữa mà lặn lội ngàn dặm đến Quảng Châu, rồi vong mạng dưới đao của một thiếu niên, trả xong nợ mạng cho cậu thiếu niên này trong kiếp trước. Sau đó, ông chuyển sinh thành Thái tử của nước An Tức, chính là An Thế Cao ở kiếp này.

Năm Kiến Ninh thứ 3 thời Hán Linh Đế (tức năm 170), An Thế Cao hoàn thành công việc dịch Kinh sách. Ông biết rằng, kiếp trước ông không chỉ nợ một mạng, mà vẫn còn một mạng cần phải trả. Vì vậy, ông đã đi lên đường đến Hội Kê (nay là tỉnh Chiết Giang) để trả nợ. Ông đi qua Lư Sơn, thuận đường muốn hoàn thành một tâm nguyện của kiếp trước. Lại nói, trong khi xuất gia tu hành ở kiếp trước, ông có một vị đồng tu. Mặc dù đồng tu này tu hành tinh tấn, nhưng khi cầm bình bát đi khất thực, gặp phải những người không bố thí, thì thường sinh tâm oán giận trong lòng. An Thế Cao ở kiếp trước cũng thường khuyên nhủ đồng tu, nhưng trải qua hơn hai mươi năm, vị này vẫn không thay đổi. An Thế Cao từng nói với người bạn đồng tu rằng: “Về hai phương diện thông hiểu Kinh sách và kiên trì tinh tấn, cậu đều vượt xa tôi. Thế nhưng cậu dễ tức giận và hay oán hận, kiếp sau nhất định sẽ đầu thai thành một sinh mệnh có hình thù xấu xí. Nếu như tôi đắc Đạo, chắc chắn tôi sẽ đến độ cho cậu.”

Vì tâm nguyện này mà ông đã đến Lư Sơn. Trong kiếp này, vị đồng tu kiếp trước của ông đã trở thành Thần miếu của Cộng Đình Thần miếu, nhưng tâm sân hận trong kiếp trước vẫn chưa tu bỏ được, cho nên hình dạng đầu thai trong kiếp này là một con mãng xà lớn xấu xí. Trong kiếp này, vị ấy không đắc thân người nên không thể tu hành, còn phúc phận trong kiếp trước thì sắp hết. Đến lúc phúc phận hết thì mãng xà cũng sẽ phải vong mạng, sau đó bị đọa nhập địa ngục. Vì vậy, An Thế Cao đặc biệt đến siêu độ cho người bạn đồng tu, giúp vị này thoát khỏi hình dạng xấu xa, và tiếp tục được đầu thai vào thiện đạo.

Sau đó, An Thế Cao đi Quảng Châu tìm được cậu thiếu niên đã sát hại ông ở kiếp trước, khuyên giải cậu ấy về đạo lý nhân quả tuần hoàn, buông bỏ oán hận thoát khỏi luân hồi trong ác đạo. Mấy chục năm đã trôi qua, cậu thiếu niên giờ đây đã trở thành một ông lão tóc bạc. Ông lão nhìn thấy An Thế Cao thì có cảm giác như đã từng gặp. Nghe được Phật pháp, ông lão bất giác quỳ xuống sám hối về tội lỗi của mình, và tự nguyện đi theo An Thế Cao về Hội Kê. An Thế Cao muốn đi Hội Kê trả nợ mạng. Khi ông vừa bước vào thị trấn, thì tình cờ gặp cảnh tượng hỗn loạn. Trong lúc đám đông đánh chém hỗn loạn, kẻ gây rối đã “đánh nhầm” vào đầu của An Thế Cao. Vì vậy, cao tăng An Thế Cao lập tức ngã xuống đất tử vong.

Vì sao có lúc không nhìn thấy quả báo?

“Nhân quả ba đời,” thiện ác hữu báo, quả báo sẽ không tiêu mất, mà người làm ra phải tự mình gánh chịu. Vậy tại sao có lúc lại không thấy quả báo? Bởi vì nhân quả báo ứng có thể phải tích lũy trong nhiều đời mới phát sinh! Nhân quả ba đời, kiếp trước, kiếp này, và kiếp sau tương thông với nhau, luân chuyển không ngừng! Người xưa có câu: Không phải không báo, chỉ là chưa đến lúc! Khi nhân duyên hội đủ, cũng là ngày quả báo phát sinh.

Nhìn dưới góc độ của một người thường đã rơi vào cõi mê, do bị hạn cuộc về thời gian và không gian sở tại, nên nhân quả báo ứng luôn ẩn giấu tinh vi và khó lường, giống như chỉ nhìn thấy được một phần nổi của tảng băng trôi. Phần nổi trên mặt nước giống như cảnh ngộ của kiếp này, hiển nhiên là dễ thấy, nhưng phần ẩn dưới mặt nước giống như nguồn gốc của mối quan hệ nhân quả đời này qua đời khác, đan xen phức tạp.

Rốt cuộc thì nhân quả tích lũy từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp? Một người bình thường khó có thể biết được! “Nhân” tạo ra bây giờ chưa chắc sẽ có “quả” ở đời này [1]; nhân tạo trước chưa chắc tạo quả trước, mà nhân tạo sau lại có thể tạo quả trước. Nếu nhân duyên hội đủ, thiện ác đều sẽ báo!

Câu chuyện về cuộc đời của Cao tăng An Thế Cao chính là triển hiện chân thực của “Nhân quả ba đời”! Quả báo có khả năng tích lũy quá ba đời, thậm chí rất lâu dài mới phát sinh báo ứng. Tu hành khiến cho An Thế Cao ở kiếp sau được làm Vương tử, được lên ngôi vua, nhưng những phúc báo này vẫn chưa thể miễn trừ nợ mạng mà ông phải hoàn trả. Tuy nhiên, nhờ nhân duyên hành thiện, có thể khiến nghiệp nặng chuyển thành báo ứng nhẹ. Nhưng mà, nghiệp do kiếp trước tạo ra sẽ không tự động biến mất theo thời gian trôi đi. Vị đồng tu của An Thế Cao ở kiếp trước là một ví dụ. Bởi vì phải nhận quả báo sân hận, khiến cho ông ta không được làm người ở kiếp sau. Câu chuyện này càng khiến cho mọi người nhận thấy tính nghiêm trọng của việc không tu tâm tính.

Chú thích

[1] Các ví dụ thực tế của “Thiện hữu thiện báo” trong đời này:

“Kinh nhân quả ba đời” có một thuyết pháp: “Mạc đạo nhân quả vô nhân kiến, viễn tại nhi tôn cận tại thân.” Có nghĩa là, “Đừng nói rằng việc nhân quả không ai nhìn thấy, có lâu thì cũng thấy ngay ở đời con cháu.”

Có một câu chuyện rất chân thực về “Thiện hữu thiện báo” xảy ra ở Đài Loan.

Hơn 100 năm trước, ở bờ biển phía Bắc của Đài Loan, từ Cơ Long đến Kim Sơn (xưa gọi là Kim Bao Lý), đã xảy ra sự cố chìm tàu: Tàu “Đại Phúc Hoàn” đâm vào đá ngầm và bị chìm ở ngoài khơi Dã Liễu. Hơn 100 người trên tàu thì 90 người bị nước biển cuốn trôi. Một thiếu niên 16 tuổi tên là Lâm Thanh Kỳ đã được cứu lên bờ trong tình trạng đuối nước và hôn mê. Vị ân nhân cứu mạng cậu lại là một con rùa biển lớn!

Khi đó, Lâm Thanh Kỳ là học sinh trung học phổ thông, để di chuyển từ nhà đến trường, cậu phải đi tàu Đại Phúc Hoàn. Hôm đó, ở Kim Bao Lý tổ chức lễ hội cung nghênh Thánh Mẫu trên thiên thượng xuống du ngoạn (ngày 6/4 âm lịch), do đó người đi tàu rất đông. Lâm Thanh Kỳ cũng như bao người khác, muốn trở về làng để kịp tham gia lễ hội, không ngờ gặp phải tai nạn đắm tàu khiến cậu cả đời cũng không quên được.

Nhân quả ba đời là những đời nào năm 2024
Rùa biển khổng lồ. (Ảnh: pixabay)

Cha của Lâm Thanh Kỳ là ông Lâm Tra Mỗ, có một cửa hàng kinh doanh trên phố đặt tên là Ích Nguyên Hiệu, chuyên kinh doanh hàng thời trang và tạp hóa, rất nổi tiếng trong vùng. Ông Lâm còn được biết đến là nhà từ thiện giàu lòng nhân ái. Một năm trước khi tàu Đại Phúc Hoàn gặp nạn, ông Lâm đi qua chợ thì thấy mấy ngư dân đang bán đấu giá một con rùa biển nặng hơn 500 cân (hơn 250kg) bất hạnh sa lưới. Ông nhìn thấy con rùa đáng thương giương đôi mắt ứa lệ, vươn cổ ra như khấu đầu cầu cứu. Vì động lòng trắc ẩn nên ông đã bỏ ra một món tiền lớn để mua chú rùa khổng lồ này, sau đó lại thuê người lập tức vận chuyển thả nó về biển.

Để bảo đảm con rùa không bị bắt và giết thịt, ông Lâm căn dặn người nọ khắc lên lưng rùa năm chữ lớn là “Ích Nguyên Hiệu phóng sinh.” Chính năm chữ này là minh chứng rõ ràng về lẽ Trời thiện hữu thiện báo, hơn nữa còn tạo phúc cho con cháu đời sau. Con trai ông được con rùa cứu mạng, bản thân ông cũng được phúc báo. Trước kia ông đi xem bói, biết tuổi thọ của mình chỉ ở 60 thôi, nhưng sau này nào ngờ không bao giờ ốm đau bệnh tật, sống thọ đến 88 tuổi.

Năm đó, vụ đắm tàu được đưa lên trang nhất các tờ báo lớn. Hơn nữa hôm đó lại là ngày diễn ra lễ hội, nên câu chuyện có thật về rùa báo ân đã được nhiều người địa phương cùng du khách chứng kiến và lan truyền rộng rãi. Rùa báo ân đã triển hiện thần tích, đồng thời cũng chứng minh rằng: Ở hiền ắt sẽ gặp lành, người mang thiện tâm ắt có phúc báo.