Nhà của đường xã công trình công cộng thuộc loại môi trường

Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về mặt vật chất, kỹ thuật,... tồn tại trong xã hội và môi trường dùng để phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Hãy cùng IMUABANBDS tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cơ sở hạ tầng là gì trong bài viết dưới đây nhé. 

Cơ sở hạ tầng là gì?


Nhà của đường xã công trình công cộng thuộc loại môi trường

Cơ sở hạ tầng là gì? Đó là một bộ phần cấu thành nên nền kinh tế xã hội


Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế.

Xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình gồm đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động tri thức… Dựa trên cơ sở có sẵn, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội luôn được duy trì và phát triển. Đây cũng chính là những công trình thuộc hạ tầng xã hội hoặc hạ tầng cơ sở theo quy định tại 

Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD

. Xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội. Xét trên phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư được gom góp lại qua nhiều thế hệ. Nó được coi là một bộ phận giá trị, tiết kiệm quốc gia, được đầu tư đáp ứng mọi yêu cầu, mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đất nước.

Từ đó, tựu chung lại có thể hiểu như sau: Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… được trang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Cơ sở hạ tầng vừa có các yếu tố vật chất vừa phi vật chất và nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội.


Nhà của đường xã công trình công cộng thuộc loại môi trường

Đây là một phạm trù khá rộng, bao gồm tất cả mọi yếu tố


Dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng được phân chia thành nhiều loại như sau:  
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế là một bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Nó sẽ gồm hệ thống đường xá, giao thông vận tải, thủy lại, cấp thoát nước, sân bay, bến cảng…
  • Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận thuộc các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống của con người với các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, các công trình công cộng.
  • Cơ sở hạ tầng môi trường là bộ phận thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường sống như các công trình phòng chống thiên tai, công trình bảo vệ đất, rừng, biển, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…
  • Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực này gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,...


Nhà của đường xã công trình công cộng thuộc loại môi trường

Cơ sở hạ tầng được phân chia theo nhiều lĩnh vực khác nhau


Cơ sở hạ tầng sẽ được phân theo các ngành như: giao thông vận tải, bưu chính, năng lượng, xây dựng, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội…
Cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng…
Cơ sở hạ tầng được chia thành các cấp do trung ương quản lý, do địa phương quản lý:
 
  • Do trung ương quản lý bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn gồm hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng,...
  • Do địa phương quản lý gồm: cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh/huyện/xã như cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa…

Nhờ vào cách phân loại này nhằm để xác định được rõ trách nhiệm cũng như nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, nhờ vào đó để có được biện pháp quản lý, sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.
Cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất:
 
  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất gồm các công trình như hệ thống đường giao thông, điện, kênh rạch, trường học, công trình y tế, cơ sở quốc phòng an ninh…
  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, an ninh trật tự, thủ tục hành chính… Đây đều là các yếu tố liên quan đến điều kiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết lý giải về vấn đề cơ sở hạ tầng là gì, phân loại cơ sở hạ tầng theo những đặc điểm, hình thái riêng. 

Từ việc phân loại cơ sở hạ tầng trên các tiêu chí khác nhau thành các loại hình khác nhau sẽ giúp cho việc phân cấp quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế, xã hội.

Mời bạn tham khảo clip với nội dung "8 dự án cơ sở hạ tầng hứa hẹn nhất thế giới" để hiểu thêm về cơ sở hạ tầng là gì nhé.


Xem thêm


Skip to content

Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì? Đâu là cách phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật chuẩn của Bộ Xây Dựng? Là những câu hỏi đang được rất quan tâm. Bài viết hôm nay, Viện Quản Lý Xây dựng sẽ hướng dẫn cách phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật hạng 1, 2, 3 theo quy định mới của Bộ Xây Dựng.

Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng (cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, hệ thống chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, nhà để xe ô tô, sân bãi để xe máy móc thiết bị) dành cho dịch vụ công cộng.

Nhà của đường xã công trình công cộng thuộc loại môi trường
Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Tương tự như việc phân cấp công trình giao thông, dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm những loại sau:

Hệ thống các công trình cấp nước đô thị

  • Công trình khai thác nước thô: nước mặt, nước ngầm;
  • Trạm bơm;
  • Trạm xử lý nước cấp: các loại bể lắng, bể lọc, bể chứa, đài chứa nước;
  • Mạng lưới cấp nước: đường ống cấp nước.

Hệ thống các công trình thoát nước đô thị

  • Mạng lưới đường ống (thu gom và vận chuyển): nước mưa, nước thải, nước bẩn;
  • Trạm bơm: thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt;
  • Các loại giếng thăm, giếng chuyển bậc, giếng thu nước mưa;
  • Công trình xử lý nước thải (đô thị, khu vực hay cục bộ): bể lắng, bể lọc, hồ sinh học, bể tự hoại, công trình xử lý bùn;
  • Các công trình khác: hồ điều hòa, bể chứa nước thải, cống thoát nước, cửa xả nước thải đã xử lý ra nguồn tiếp nhận.

Hệ thống các công trình cấp điện đô thị

  • Trạm biến áp;
  • Mạng hạ áp (cung cấp điện cho các phụ tải): đường dây.

Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị

  • Chiếu sáng giao thông đô thị: đường phố, nút giao thông, cầu, hầm trong đô thị;
  • Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị: quảng trường, vườn hoa, khu vực vui chơi công cộng, bãi đỗ công cộng, công trình thể thao ngoài trời;
  • Chiếu sáng trang trí, quảng cáo và các loại hình khác.

Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

  • Trạm trung chuyển;
  • Công trình xử lý chất thải rắn: khu liên hợp xử lý, trạm xử lý chế biến thành phân vi sinh, bãi chôn lấp, lò đốt

Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị

  • Nghĩa trang: quốc gia và nhân dân;
  • Nhà tang lễ;
  • Đài hóa thân hoàn vũ.

Bạn đang lo lắng quy trình, hồ sơ thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng rườm rà, phức tạp? Tham khảo ngay bài viết của Viện Quản Lý Xây Dựng để thấy được quy trình này đơn giản đến chừng nào nhé!

Quy định cách phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật hạng 1, 2, 3

Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật hạng 1, hạng 2, hạng 3:

  • Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án xây dựng công trình công nghiệp như công trình cấp nước, xử lý nước thải, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, tuy nen kỹ thuật,… Khi xác định cấp công trình phải tuân theo các quy định như đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
  • Các công trình dân dụng thuộc dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được lấy theo cấp công trình dân dụng tương ứng.
  • Các công trình công nghiệp thuộc dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được lấy theo cấp công trình công nghiệp tương ứng.

Cách xác định cấp công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ căn cứ vào quy định về phân cấp công trình xây dựng hiện đang được thực hiện tại Bảng 1.3 – Phụ lục 01 thông tư 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng. Nội dung bao gồm: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp 1, 2, 3, 4 theo các tiêu chí phân cấp riêng đối từng loại công trình theo bảng phân cấp dưới đây:

Nhà của đường xã công trình công cộng thuộc loại môi trường
Bảng phân loại phân loại cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Trên đây là nội dung về công trình hạ tầng kỹ thuật là gì? Cách phân cấp công trình hạ tầng kỹ tầng. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về công trình hạ tầng kỹ thuật.