Nguyễn tiến là ai

Trong lòng Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hồng Hạnh, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Tiến là một người thầy, chỉ huy rất đỗi gần gũi với đồng đội và luôn dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp sáng tác, đặc biệt là các ca khúc về người lính.

Hiện nay với vai trò là Giám đốc đương nhiệm của Nhà hát, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hồng Hạnh vẫn không thể nào quên những năm tháng tuổi trẻ, khi mới 17, 18 tuổi, chập chững những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp ở Nhà hát đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Tiến dìu dắt và chỉ bảo tận tình trên con đường nghệ thuật.

Đại tá, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Văn Tiến (hàng trên cùng, thứ 4 từ phải sang) và các nghệ sĩ Nhà hát ca múa nhạc Quân đội.Ảnh: Nhà hát cung cấp

“Bài hát theo tôi trong suốt thời tuổi trẻ đến tận bây giờ đó là ca khúc “Hoa cau vườn trầu”. Tôi đã đi biểu diễn bài hát này ở rất nhiều sân khấu, cả ở các đơn vị trong quân đội. Khi những lời ca cất lên: Anh lên đường mẹ xin nắm trầu nhuộm áo cho anh/Một lá trầu xanh thắm tình em.. chẳng phai màu/Hoa cau rụng trắng sân nhà em/Mà hương cau... ngan ngát quanh vườn trầu/Anh thương em rồi sao anh chẳng nói/Để hoa cau rụng trắng đêm trăng buồn…” và đến khi kết thúc bài hát, khán giả vẫn không ngừng vỗ tay.

Đây là bài hát mang âm hưởng nhạc dân gian, mang đậm hương vị thôn quê, gần gũi, tình cảm. Ca khúc này đã có nhiều ca sĩ thể hiện rồi nhưng thực sự đối với tôi, bài hát mang dấu ấn riêng và sẽ theo tôi mãi trong suốt sự nghiệp của mình”, NSƯT Nguyễn Hồng Hạnh cho biết.

Ngoài những sáng tác về người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thì nhạc sĩ Nguyễn Tiến còn sáng tác những bài hát về quê hương, đất nước rất hay, trong đó sở trường là những bài tình ca.

Theo NSƯT Nguyễn Hồng Hạnh, khi đi đến đơn vị nào, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tiến đều có cảm xúc để sáng tác những ca khúc mới. Ông là một tấm gương về tinh thần luôn hết mình vì công việc, để các thế hệ nghệ sĩ sau này học tập.

“Một số ca khúc như “Chuyện tình diêu bông”, đặc biệt là bài hát “Mẹ tôi” với lời ca thấm đẫm tình cảm: Ngả nghiêng trời đất xoay vần/Thấu tình cá chuối bần thần vì con/Nước mắt đỏ mà nước bùn đen/ Chắt chiu lòng mẹ khêu đèn đêm trong… của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tiến là những bài hát mà tôi đã thể hiện nhiều lần trên sân khấu và dù biểu diễn ở đâu, tôi đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả”, NSƯT Nguyễn Hồng Hạnh bộc bạch.

Theo NSƯT Nguyễn Hồng Hạnh, những bài hát của ông rất dễ chạm đến trái tim người nghe bởi lời ca, giai điệu mộc mạc nhưng sâu lắng, chứa chan tình người. Có những tác phẩm về người chiến sĩ nhưng nhạc sĩ Nguyễn Tiến vẫn thổi hồn âm hưởng của nhạc dân gian vào trong đó. Vì thế, hầu hết các tác phẩm do ông sáng tác đều dễ thuộc, dễ nhớ và đi vào lòng người nghe.

Những sáng tác nổi tiếng gắn bó với công chúng yêu nhạc nước nhà của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tiến phải kể đến ca khúc như: “Hoa cau vườn trầu”, “Phú nước non”, “Chiều mưa Hà Nội”, “Chiều xứ Lạng”, “Nhớ đêm giã bạn” “Hồn Việt” “Chuyện tình lá diêu bông”, “Hoa cỏ may”, “Nam Định mình ơi” ,“Dời đô, ngàn năm còn mãi” …

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Văn Tiến biểu diễn đàn bầu.Ảnh: Nhà hát cung cấp

Để có những thành công trong nghệ thuật, năm 7 tuổi, Nguyễn Văn Tiến tham gia hoạt động tại câu lạc bộ Vàng Anh của Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố Nam Định. Năm lên 10 tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Tiến vinh dự được biểu diễn đàn bầu cho Bác Hồ và các đại biểu nghe trong lần Người về thăm Nam Định. Lần thứ hai biểu diễn cho Bác Hồ nghe vào năm 1966, lúc ông 13 tuổi, đó là những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời NSND Nguyễn Văn Tiến.

Với những cống hiến của mình cho nghệ thuật, Đại tá, nhạc sĩ, NSND Nguyễn Văn Tiến được Nhà nước trao tặng: 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Chiến dịch Hồ Chí Minh; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huy chương Hữu nghị Việt - Lào; Huy chương “Vì thế hệ trẻ”.

Ngoài ra, ông còn có nhiều thành tích khác như: Huy chương Vàng quốc tế với bài “Ru con Nam Bộ” năm 1973 ở Béc-lin (Cộng hòa Dân chủ Đức); tác phẩm “Dời đô, ngàn năm còn mãi” được trao giải Nhất Giải thưởng Âm nhạc quốc gia của Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 1977, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tiến được phong danh hiệu NSƯT; năm 2012, được phong danh hiệu NSND. Và cũng năm 2012, ông vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật.

Đại tá, nhạc sĩ, NSND Nguyễn Văn Tiến (nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) từ trần vào 20 giờ 25 phút ngày 27-11-2021; lễ viếng diễn ra vào 11 giờ ngày 1-12-2021, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội); lễ an táng vào 1 giờ ngày 1-12, tại Đài hóa thân hoàn vũ, Văn Điển, Hà Nội.

KHÁNH HUYỀN - ĐẶNG LOAN

Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Tiến. (Ảnh: Hà Nội Mới)

Theo thông tin từ ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, nhạc sỹ, nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Tiến đã qua đời đêm 27/11 sau thời gian dài chữa bệnh, hưởng thọ 68 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ lòng thương tiếc “nghệ sỹ đàn bầu số một Việt Nam,” người đã cống hiến cả đời cho nghệ thuật dân tộc.

“Nhiều năm trước, tôi có đề nghị ông dạy đàn bầu cho tôi. Ông nói ông đã bỏ dạy đàn lâu rồi nhưng với tôi thì ông sẽ dạy. Vậy mà tôi không học được vì quá bận những việc linh tinh...,” nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ngậm ngùi.

Em gái song sinh của nhạc sỹ Nguyễn Tiến là nghệ sỹ ưu tú Thúy Đạt chia sẻ Trong mất mát to lớn qua các câu thơ:

“Thế là bát máu sẻ làm đôi

Từ nay em đã mất anh rồi

Khúc ruột mẹ cho giờ chia nửa

Em hát một mình với đơn côi…”

Đại tá, nhạc sỹ, nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Tiến (tên thật là Nguyễn Văn Tiến), sinh năm 1953 tại Nam Định trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ông nội là nghệ nhân đàn bầu đất Thành Nam, cha là nghệ sỹ đàn bầu Nguyễn Tiếu, công tác tại Nhà hát Ca múa nhân dân Trung ương.

Từ nhỏ, nhạc sỹ Nguyễn Tiến và em gái song sinh được cha dạy và chơi thành thạo nhiều nhạc cụ dân tộc. Năm 7 tuổi, nghệ sỹ Nguyễn Tiến tham gia hoạt động tại Câu lạc bộ Vàng Anh của Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố Nam Định. Năm lên 10 tuổi, nghệ sỹ đã từng biểu diễn đàn bầu cho Bác Hồ nghe và nhận được lời khen ngợi, khích lệ từ Bác.

Năm 1970, sau khi học ở Trường Nghệ thuật Quân đội, ông về công tác tại Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị, là nghệ sỹ đàn bầu xuất sắc của nước nhà.

[Hòa tấu đàn bầu Việt Nam trên sân khấu âm nhạc truyền thống Trung Đông]

Trong hoạt động nghệ thuật, ông đạt nhiều thành công trên 2 lĩnh vực: Nghệ thuật biểu diễn và sáng tác ca khúc. Ông đã được nhận 18 giải thưởng và nhiều huy chương, bằng danh dự, bằng khen trong nước và quốc tế: Huy chương Vàng dành cho tiết mục đàn bầu tại Hội diễn Nghệ thuật toàn miền Bắc; Huy chương Vàng tại Festival Cộng hòa Dân chủ Đức; Bằng danh dự (bằng cao nhất) tại Nhạc hội đàn bầu toàn quốc lần thứ nhất; Giải A đơn ca độc tấu; Huy chương Vàng Hội diễn Nghệ thuật toàn quân...

Nhạc sĩ, nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Tiến còn được đông đảo khán giả biết đến trên lĩnh vực sáng tác với các ca khúc nổi tiếng như: “Hoa cau vườn trầu,” “Nhớ đêm giã bạn,” “Chuyện tình lá diêu bông,” “Chiều mưa Hà Nội,” “Hoa cỏ may,” “Nam Định mình ơi,” “Hoa dâm bụt” (phổ thơ Nguyễn Quang Thiều)…

Trong số đó, tác phẩm “Dời đô, ngàn năm còn mãi” của nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Tiến được Hội đồng nghệ thuật trao giải Nhất Giải thưởng Âm nhạc quốc gia của Hội Nhạc sỹ Việt Nam nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Năm 2012, ông vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học-nghệ thuật./.

Minh Thu (Vietnam+)

Đại tá, Nhạc sĩ, NSND Nguyễn Tiến (nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội), tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Hoa cau vườn trầu”, “Nhớ đêm giã bạn”, “Chuyện tình lá diêu bông”, “Chiều mưa Hà Nội”, “Hoa cỏ may”, “Nam Định mình ơi”, “Dời đô, ngàn năm còn mãi”…đã rời xa nhân thế về với tiên tổ.

Ông tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1953 tại Thành phố Nam Định, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ông nội là nghệ nhân đàn bầu, cha là nghệ sĩ đàn bầu Nguyễn Tiếu, công tác tại Nhà hát Ca múa nhân dân Trung ương. Từ nhỏ, NSND Nguyễn Tiến và em gái song sinh là NSƯT Thúy Đạt (nguyên nghệ sĩ, BTV Âm nhạc Đài TNVN) được cha dạy và chơi thành thạo nhiều nhạc cụ dân tộc. 

Nhạc sĩ Nguyễn Tiến

Năm 7 tuổi Nguyễn Tiến tham gia hoạt động tại CLB Vàng Anh của Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố Nam Định. Năm lên 10 tuổi, cậu bé Nguyễn Tiến vinh dự được biểu diễn đàn bầu cho Bác Hồ và các đại biểu nghe trong lần Người về thăm Nam Định. Và lần thứ hai biểu diễn cho Bác Hồ nghe vào năm 1966, lúc ông 13 tuổi. Đó là những dấu ấn quan trọng để người nghệ sĩ tài hoa có thêm động lực trở thành một tên tuổi Nhạc sĩ, NSND Nguyễn Tiến sau này. 

Năm 1970, Nguyễn Tiến nhập ngũ vào Trường Nghệ thuật Quân đội rồi về công tác tại Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) tới lúc về hưu với quân hàm Đại tá. 

Với đời sống âm nhạc Việt Nam, ông là một nghệ sĩ hiếm hoi thành công ở cả hai lĩnh vực biểu diễn và sáng tác nhạc. Ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, nơi vùng quê giàu đặc trưng văn hóa, dòng chảy đó lắng đọng những lớp trầm tích để tạo nên một nghệ sĩ dân gian với nghệ danh “Tiến Bầu”. Ấy là công chúng, giới chuyên môn cũng ghi nhận những đóng góp của ông, người nghệ sĩ biểu diễn có công mang cây  đàn bầu độc đáo quảng bá tới hàng chục nước trên thế giới. 

Với những cống hiến của mình, Đại tá, Nhạc sĩ, NSND Nguyễn Tiến được Nhà nước tặng 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất - Nhì - Ba, Huy chương Chiến dịch Hồ Chí Minh, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy chương Hữu nghị Việt - Lào, Huy chương “Vì thế hệ trẻ”. Và nhiều thành tích khác như: Huy chương Vàng quốc tế với bài “Ru con Nam Bộ”năm 1973 ở Berlin (Cộng hòa Dân chủ Đức) , tác phẩm “Dời đô, ngàn năm còn mãi” được trao giải Nhất Giải thưởng Âm nhạc quốc gia của Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.  

Năm 1977, nhạc sĩ Nguyễn Tiến được phong danh hiệu NSƯT. Năm 2012 ông được phong danh hiệu NSND. Và cũng năm 2012, ông vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật./.

Video liên quan

Chủ đề