Nguyễn thị chiên quê ở đâu

Đó là Anh hùng Nguyễn Thị Chiên – nữ chiến sĩ gan dạ, dũng cảm của quê lúa Thái Bình. Năm đó, bà mới 22 tuổi và là nữ du kích duy nhất được chọn đi báo cáo điển hình tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.

Bà Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại xóm Trại Đồng, xã Tân Tiến (nay là thị trấn Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) trong gia đình có 5 anh chị em, bà là con út. Cái tên Nguyễn Thị Chiên là do anh em du kích đặt cho bà sau này, còn cha mẹ bà chỉ gọi là Tý Con. Gia cảnh khốn khó, sinh bà hôm trước, hôm sau người mẹ đã phải ủ con trong gio bếp cho nóng để đi làm thuê, làm mướn lần hồi kiếm miếng ăn. Nạn đói năm 1945 đã lần lượt cướp đi 4 anh chị của bà. Mới được vài tuổi, bà đã phải đi ở mướn, bế con cho nhà giàu trong làng để kiếm ăn qua ngày.

Sau phong trào ‘Tiếng trống Tiền Hải’ năm 1930, Thái Bình trở thành điểm nóng trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Mặc dù bị địch quây hãm, đàn áp nhưng phong trào ở đây không vì thế mà yếu đi. Mạng lưới cách mạng được nối nhịp, dựng xây và huyện Kiến Xương của bà được chọn làm nơi hoạt động đi về của các chiến sĩ cách mạng, của binh đoàn chủ lực.

Nguyễn thị chiên quê ở đâu

Bà Nguyễn Thị Chiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng ở tuổi 22.

Lúc này Kiến Xương trở thành tâm điểm chú ý của thực dân Pháp. Ngoài công việc được giao từ trước, bà bàn với anh em du kích tìm cách quấy nhiễu và phá hủy các đồn bốt địch, cướp súng, trộm súng của địch cho bộ đội chủ lực. Bà còn cùng với chị em mò cua bắt cá, đem bán lấy tiền đi mua lại súng đạn của những tên lính ngụy để chuyển cho bộ đội…Do nhanh nhẹn và có chí khí từ bé, mới hơn 10 tuổi, cô bé Nguyễn Thị Chiên hơn 10 tuổi đã được các anh, các chị vận động vào lực lượng du kích. Thế là ban ngày đi làm thuê làm mướn, bế em, xay cám, chăn lợn, tối đến, cứ xong bữa cơm tối bà lại đóng cửa phòng ‘đi ngủ’, chờ chủ nhà không để ý, lén mở cửa ra ngoài rải truyền đơn bí mật đến chỗ các anh, các chị du kích trong xã tập luyện và làm các công việc các anh, các chị phân công. Bà được các anh chị du kích giao nhiệm vụ rải truyền đơn, kết hợp với bảo vệ vòng ngoài cho các cơ sở bí mật của cách mạng, đồng thời phát hiện nơi ém quân của địch.

Bà không thể quên được những lần chặt cây chuối làm phao kẹp vào nách bơi vượt sông Thái Bình đi quấy nhiễu đồn bốt của thực dân Pháp. Lúc đi đạn bắn dữ dội, lúc về xe lội nước địch ào ào đuổi đằng sau. Những chuyến đi, về đều an toàn và những đợt tập kích địch đã làm vững vàng thêm bản lĩnh và nối dài chiến công của nữ du kích Nguyễn Thị Chiên.

Trong thời gian hoạt động du kích, ngoài những lần cải trang, lọt qua sự kiểm soát nghiêm ngặt của địch để đưa công văn, thư từ, đưa cán bộ ra vào an toàn, bà nhớ nhất là lần phối hợp với Đại đội 44, Tiểu đoàn 680, Đại đoàn 320 đánh lính Âu Phi trên đường 39. Chính ở trận này, dù chỉ tay không nhưng bà đã bắt được tên quan hai Pháp.

Đó là khi phát hiện tên quan hai Pháp cùng 2 tên lính cận vệ tách khỏi tiểu đoàn lính Âu Phi, bà đã bám theo. Địch có 3 tên trong khi chỉ có mình bà, nhanh chóng và bản lĩnh, từ bụi chuối bên bờ mương, bà dõng dạc hô như đang chỉ huy  một đội hình lớn mạnh trong tay. Nghe lời hô bất thần, hai tên cận vệ đã bỏ tên quan hai Pháp chạy ra đường, bà thừa thế nhanh chóng nhảy vào giật ngay khẩu súng tiểu liên trong tay tên quan hai chĩa vào hắn bắt hàng rồi dẫn về giao nộp cho Đại đội 44. Tên quan hai Pháp bị bắt, cả tiểu đoàn Âu Phi rơi vào cảnh hỗn độn. Đại đội 44 được giữ bí mật đến phút chót đã quyết định tấn công. Trận này ta thắng lớn. Ngoài tên quan hai Pháp bị bắt, tiểu đoàn lính Âu Phi cũng bị xóa sổ. Cái tên ‘Người phụ nữ tay không bắt giặc’ cũng theo bà từ đó.

Tháng 4/1950, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, bà bị địch bắt, giam cầm hơn 3 tháng trời. Giặc hết dụ dỗ đến tra tấn dã man, song người nữ du kích gan dạ kiên quyết không hé răng nửa lời. Những ngày ở lao tù, bà nhớ nhất là những lần bị địch buộc tay chân vào một cây tre rồi đem vứt xuống sông. Chờ bà sắp chết, chúng lại vớt lên nhưng vẫn không moi được thông tin. Địch lại giả vờ đem bà đi bắn. Băng đen bịt mắt, tay chân buộc như tử tù, giặc nổ súng. Bà vẫn không sợ. Không khai thác được thông tin gì và không có chứng cứ buộc tội, cuối cùng, giặc phải thả bà ra.

Nguồn sức mạnh khiến một cô gái mới mười chín, đôi mươi lại có thể chịu đựng được những đòn tra tấn dã man của địch đó là là bởi trong tim bà luôn có hình ảnh Bác Hồ. Nhiều năm sau, bà tâm sự rằng: ‘Tôi đã tự đề ra câu hỏi trong đầu như thế này: Nếu như địch bắn vào chỗ nguy hiểm và nhất định mình nắm chắc cái chết trong tay, thì lúc bấy giờ tôi hô: Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Cộng sản muôn năm!… Tôi cương quyết không khai và hy vọng sau này nếu kháng chiến thành công, nhất định tôi sẽ được gặp Bác Hồ. Cuối cùng tôi đã chiến thắng’.

Ra tù, Nguyễn Thị Chiên tiếp tục lao vào hoạt động du kích. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh địch trên đường 39, bà bắn bị thương một tên địch, bắt sống 6 tên, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, bà chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 tên địch.

Nguyễn thị chiên quê ở đâu

Bác Hồ và các Anh hùng Chiến sĩ thi đua tại Việt Bắc năm 1952 (Anh hùng Nguyễn Thị Chiên đứng thứ 5 từ trái qua).

Càng vinh dự, tự hào hơn khi tại Đại hội, bà đã được gặp Bác Hồ. Quá xúc động khi được gặp Bác, bà đã òa khóc, một lúc sau mới trấn tĩnh lại để ghi nhớ những lời Bác dặn. Những lời căn dặn của Bác trong lần gặp này là động lực lớn khích lệ các đồng chí quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ chiến đấu giành thắng lợi.Với thành tích trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch, Nguyễn Thị Chiên đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất, hai Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1952, Nguyễn Thị Chiên vinh dự là đại biểu nữ du kích duy nhất được chọn đi báo cáo điển hình tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Việt Bắc (1-6/5/1952). Với những đóng góp của mình, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Năm ấy bà mới 22 tuổi.

Bà còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một khẩu súng lục của Người với lời nhắn nhủ: ‘Cháu Chiên ước mong được một khẩu súng lục để chiến đấu, Bác thay mặt Chính phủ và đoàn thể sẽ cho cháu một khẩu súng lục”. Đây là một phần thưởng cao quý không phải chiến sĩ nào cũng đạt được, thỏa mong ước cháy bỏng của bà trong suốt quá trình hoạt động du kích.

Ngày 10/8/1952, Chủ tịch Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 107/QĐ tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc cho chị cùng 6 chiến sĩ thi đua của các ngành. Không những thế, bà còn được Bác viết bài khen ngợi, tuyên truyền tấm gương gan dạ, dũng cảm cùng thành tích trong chiến đấu trên báo chí và trong nhiều cuộc hội nghị trong kháng chiến chống Pháp.

Nguyễn thị chiên quê ở đâu

 Trung tá Nguyễn Thị Chiên tại Đại hội Anh hùng CSTDD toàn quốc năm 2010

Sau Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc, Anh hùng Nguyễn Thị Chiên được cử tham gia đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hòa bình châu Á – Thái Bình Dương tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại hội Hòa bình Thế giới tại Viên (Áo) cùng với các nhà trí thức Việt Nam như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, cư sĩ Lê Đình Thám, nhà giáo Đặng Chấn Liêu, nhạc sĩ Đỗ Xuân Oanh, Nguyễn Xuân Trâm, Anh hùng Ngô Gia Khảm… do đồng chí Xuân Thủy làm trưởng đoàn.

Năm 1953, Nguyễn Thị Chiên chính thức gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Với kinh nghiệm tổ chức và triển khai lực lượng du kích địa phương, bà được điều về Hà Nội với nhiệm vụ phụ trách và quản lý dân quân 4 huyện ngoại thành. Trong công tác mới, bà đã gặp ông Vũ Anh Tài, cán bộ Sư đoàn 320. Bà và ông đã nên duyên, rồi sinh được một người con gái và đây cũng là người con gái duy nhất của họ.

Sau nhiều năm công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, bà Nguyễn Thị Chiên về hưu với quân hàm Trung tá năm 1984 với thương tật hạng 4/4. Anh hùng Quân đội Nguyễn Thị Chiên qua đời vào sáng 1/6/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

(Theo_Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Phòng khách nhỏ của vợ chồng Anh hùng Nguyễn Thị Chiên treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ở những vị trí trang trọng nhất. 

Sinh thời, ông bà dùng làm nơi trưng bày và lưu niệm kỷ vật đời thường của mình, trong đó có giá sách nhỏ gồm những đầu sách ông bà từng đọc, với mong muốn nơi đây sẽ truyền lửa ấm đến thế hệ kế tiếp.

Anh hùng tuổi hai mươi hai

Trước ngày Anh hùng Nguyễn Thị Chiên qua đời không lâu (1-6-2016), tôi mới lại đến thăm bà tại nhà riêng trong con ngõ nhỏ thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội). 

Năm đó, bà bước sang tuổi 87. Tuổi mỗi ngày một cao, lại thêm hậu quả từ những trận tra tấn của thực dân Pháp để lại trên cơ thể khiến bà yếu dần. Khi người bạn đời của bà, Đại tá Vũ Anh Tài, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Quân đội (nay là Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam) ra đi ở tuổi 94 càng khiến bà suy sụp.

Theo hồ sơ, Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, tại xóm Trại Đồng, xã Tân Tiến (nay là thị trấn Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), nhưng bà cho tôi biết, năm sinh này không biết đúng hay sai vì lý lịch của bà do anh em công tác khai hộ. 

Ngay cả cái tên Nguyễn Thị Chiên cũng là do anh em du kích đặt cho bà sau này, chứ cha mẹ bà chỉ gọi là Tý con. Người thân của bà thì cho biết, bà sinh năm 1927 mới là tuổi thực.

Nhà bà có 5 anh chị em, bà là út. Gia cảnh khốn khó, sinh bà hôm trước, hôm sau người mẹ đã phải ủ con trong gio cho nóng để đi làm thuê, làm mướn lần hồi kiếm miếng ăn. Bà mới sinh được mấy ngày, bố không có tiền nộp thuế thân thì trốn đi mỏ Vàng Danh (Quảng Ninh) không có ngày về. Mẹ đi xin ăn bên đường rồi chết. 

Từ nhỏ, bà không biết bố mẹ như thế nào, lớn lên cũng không thể nào hình dung nổi bố mẹ ra sao. Mới lớn, Nguyễn Thị Chiên đã phải đi ở đợ, bế con cho nhà người khác.

Nguyễn thị chiên quê ở đâu
Anh hùng Nguyễn Thị Chiên (1930-2016). Ảnh: Lê Vũ Linh

Sinh ra và lớn lên trên quê hương cách mạng, từ năm 16 tuổi Nguyễn Thị Chiên tự nguyện đến với cách mạng, bà được các anh chị du kích giao nhiệm vụ rải truyền đơn, kết hợp với bảo vệ vòng ngoài cho các cơ sở bí mật của cách mạng, đồng thời phát hiện nơi ém quân của địch.

Bà không thể quên được những lần chặt chuối làm phao kẹp vào nách bơi vượt sông Thái Bình đi quấy nhiễu đồn bốt của thực dân Pháp. Lúc đi đạn bắn dữ dội, lúc về xe lội nước địch ào ào đuổi đằng sau. Nhưng những chuyến đi, về đều an toàn và những đợt tập kích địch đã làm vững vàng thêm bản lĩnh và nối dài công trạng của nữ du kích Nguyễn Thị Chiên.

Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Việt Bắc (1-5-1952), Nguyễn Thị Chiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng ở tuổi 22, cùng Anh hùng La Văn Cầu, Anh hùng Trần Đại Nghĩa, Anh hùng Ngô Gia Khảm...

Căn phòng truyền hơi ấm

Trong gian phòng khách nhỏ, ông bà treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ở những vị trí trang trọng nhất. Ở đó, ông bà lưu giữ những kỷ vật đời thường của mình. Một giá sách nhỏ gồm những đầu sách ông bà từng đọc. Ông bà từng mong muốn nơi đây sẽ truyền lửa ấm đến thế hệ kế tiếp.

Từ gian phòng này, tôi đã được nghe ông bà kể nhiều chuyện về cuộc đời mình, cùng với đó là tình cảm đồng chí, đồng đội của những bậc khai quốc công thần sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu…

Về mối lương duyên, bà Chiên kể lại, trong công tác, bà gặp ông Vũ Anh Tài, cán bộ Đại đoàn 320. Bà và ông đã nên duyên, rồi sinh được một người con gái và đây cũng là người con duy nhất của họ.

"Lấy ông ấy sợ chết đi được vì ông ấy cấp to. Tôi bảo tôi lấy cái người trung đội trưởng thôi, vì tôi trung đội trưởng mà", bà Chiên cười hồn hậu. Ông Vũ Anh Tài cùng góp vui: "Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua, tôi phụ trách thi đua quân đội, là trợ lý chuyên về thi đua khen thưởng của Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị. 

Vì công việc mà phải đi theo, vì thế mới nên nghĩa vợ chồng. Thủ trưởng Tổng cục Lê Liêm cũng se vào, chứ không làm sao bà nhà tôi quê ở Thái Bình, còn tôi quê ở Hải Dương gặp nhau được".

Đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông đi biền biệt, bà ở lại vừa công tác vừa nuôi con. Sau nhiều năm công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, bà Nguyễn Thị Chiên về hưu với quân hàm Trung tá (1984) và thương tật hạng 4/4.

Nhắc nhớ kỷ niệm, ông bà luôn kể đầu năm ông đèo xe đạp đưa bà đi chúc Tết. Bao giờ cũng đến chúc tết đồng chí Hoàng Quốc Việt trước, vì đó là người thủ trưởng cao tuổi nhất.

"Chúc sức khỏe anh Hoàng Quốc Việt xong thì đi cổng sau sang anh Trường Chinh. Cả hai vợ chồng anh Trường Chinh cùng tiếp hai vợ chồng tôi. Tiếp xong, lại tiễn chân nữa, rất bình đẳng. Trong khi nói chuyện thì đời sống xã hội có cái gì đều nói cho anh nghe. Anh lắng nghe và tìm hiểu mọi chuyện. Anh Võ Nguyên Giáp cũng thế".

Thiếu thời, ông Tài học trường Thăng Long, "cái lò Việt Minh", là học trò của thầy Võ Nguyên Giáp (dạy Lịch sử), thầy Bùi Kỷ (dạy tiếng Việt). 

Vào quân đội, ông trở thành người lính cấp dưới của Người Anh Cả. Ngoài 90 tuổi, ông vẫn kính trọng thủ trưởng của mình. Ngày Anh Văn về cõi vĩnh hằng, không quản tuổi cao sức yếu, ông bà dìu nhau đến viếng tại nhà riêng.

"Lên thăm anh Văn, chị Hà, vợ chồng tôi cũng biết anh nhiều việc. Trông thấy anh chị khỏe là mừng rồi. Vợ chồng tôi ra về luôn. Kể cả đến anh Trường Chinh cũng thế, không lạm dụng đâu, anh ạ. Ngồi lâu thì anh chị phải tiếp, mà anh chị bao nhiêu việc", Đại tá Vũ Anh Tài thủ thỉ kể.

Anh hùng giữa đời thường

Thời kỳ đầu 1980, cả nước gặp khó khăn, cuộc sống người dân vất vả thiếu thốn, tem phiếu mấy thước vải, vài cân gạo. Để trang trải cuộc sống, Anh hùng Nguyễn Thị Chiên đi bán thêm vé số. 

Ông Vũ Anh Tài kể: "Mùa rét, tôi mặc trong là quần áo dạ, ngoài phủ áo mưa kín mít, ngồi bán vé số. Trưa thì nhà tôi chạy đi bán rong. Khách mua vé số họ biết đây là anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên, người ta cho thêm dăm ba hào cũng không dám nhận đâu".

Thế rồi, báo chí đăng chuyện anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên phải đi bán vé số. Đọc được trên báo, vị Đại tướng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị xuống nhà.

"Sáng tôi dậy tập thể dục - ông Tài nhớ lại - chạy đi để vé số ở 53 Hàng Bài, xong tôi chạy về. Thấy anh ấy mắng vợ tôi: Tại sao đi bán vé số mà không nói với tôi, mà nhà cửa để bừa bộn như thế này? Tôi mới bảo: Thôi, anh đừng mắng nhà tôi như thế. Tôi là đảng viên thường nhưng tôi vẫn phải kiếm sống. Làm một người đảng viên nhỏ, làm một người công dân nhỏ, xưa nay nhà tôi có xin Nhà nước cái gì đâu. Làm thêm là bình thường thôi chứ có gì".

Nguyễn thị chiên quê ở đâu
Ông bà Nguyễn Thị Chiên - Vũ Anh Tài. Ảnh: Lê Vũ Linh

Vị thủ trưởng cũ nghe ông "cãi lý" như vậy thì cũng im lặng. Thủ trưởng chẳng lạ gì cái cậu "Tài con" vừa bướng vừa giỏi lý luận, chỉ có điều không hét ra lửa như ông "Tài lớn" tức Thượng tướng Phùng Thế Tài. Kể lại cho tôi nghe chuyện cũ, Đại tá Vũ Anh Tài lại nhìn ra khoảng sân trước cửa, đôi mắt ông nheo nheo nhìn ánh chiều tà chậm buông mà trong lòng cũng gợn biết bao câu chuyện của cõi nhân sinh hơn 90 năm cuộc đời ông đã từng nếm trải.

Khi ông Tài vào tuổi 90, bà Chiên cũng ngoài 80, thứ hai hàng tuần ông bà vẫn từ Long Biên sang dự sinh hoạt Câu lạc bộ Thăng Long (91 Trần Hưng Đạo). Bà đi ô tô bus. Ông đi xe đạp để rèn luyện đôi chân. Tuổi cao, nhờ tự rèn luyện, ông bà vượt qua được biết bao chứng bệnh mỗi khi trái nắng trở trời.

Có nhiều ưu tiên, nhưng trong cuộc sống Anh hùng Nguyễn Thị Chiên đều tự lực. Ít ai ngờ rằng, dù bị địch bắt tù đày, tra tấn chết đi sống lại nhưng bà cũng không kê khai làm chế độ, vì bà nghĩ rằng, sự quan tâm của Nhà nước với bà như vậy là đủ. Tiêu chuẩn đó, có thể dành cho người khác gặp khó khăn hơn.

Khi còn khỏe mạnh, người nữ Anh hùng quân đội đầu tiên không quản ngại nắng mưa, đêm hôm vất vả, đi dạy bình dân học vụ ở bãi giữa sông Hồng. Bà tự nhận mình là người ít chữ nhưng có thể san sẻ được với những người chưa có chữ. 

Nhìn tấm gương những trí thức lớn giàu chữ như Tiến sĩ - Luật sư Hồ Đắc Điềm, Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Mạnh Tường mà bà từng được gần gũi trong các đợt công tác, bà lại càng nỗ lực làm việc. "Tri túc tâm thường lạc. Vô cầu phẩm tự cao", cho đến những ngày cuối đời Anh hùng Nguyễn Thị Chiên vẫn sống giản dị như vậy. 

Người anh hùng "tay không bắt giặc"

Hồ sơ lưu tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có viết: Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Chiên, trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch.

Đặc biệt nhất là lần phối hợp với Đại đội 44 Tiểu đoàn 680, Đại đoàn 320 tiêu diệt lính Âu Phi trên Đường 39. Chính ở trận này, tay không mà bà đã bắt được tên quan hai Pháp. Danh hiệu "tay không bắt giặc" cũng theo bà Nguyễn Thị Chiên từ đó.

Kiều Mai Sơn