Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng bất thường của thai kỳ. Lúc này, bào thai sẽ không phát triển trong tử cung (dạ con) mà ở một vị trí khác của cơ thể, thường là ống dẫn trứng. Nếu không phát hiện sớm thì sự phát triển của thai nhi sẽ gây vỡ ống dẫn trứng. Từ đó gây chảy máu bên trong và đe dọa tính mạng người mẹ. Vậy nguyên nhân thai ngoài tử cung là gì? Tình trạng này có ngăn ngừa được không?

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về vấn đề thai kỳ này qua bài viết sau của Hello Bacsi. Việc nhận thức được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ sẽ giúp phụ nữ có biện pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả hơn.

Nguyên nhân thai ngoài tử cung là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung?

Ở một thai kỳ bình thường, trứng sẽ thụ tinh tại ống dẫn trứng rồi di chuyển về buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Khi trứng không làm tổ ở vị trí này, mà làm tổ ở vị trí khác như: ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng, sừng tử cung, cổ tử cung… gây ra tình trạng thai ngoài tử cung. Hay gặp nhất là thai ngoài tử cung vị trí ở vòi tử cung ( ống dẫn trứng). Vậy nguyên nhân nào khiến phụ nữ chửa ngoài dạ con?

Nguyên nhân thai ngoài tử cung

Trên thực tế, nguyên nhân thai ngoài tử cung thường liên quan đến các vấn đề của ống dẫn trứng nhưng không phải lúc nào cũng có thể xác định rõ ràng. Trong một số trường hợp, các nguyên nhân gây chửa ngoài dạ con có thể bao gồm:

  • Ống dẫn trứng bị tổn thương, hình thành sẹo, bị tắc nghẽn do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật trước đó.
  • Vòi trứng bị lệch, tắc, hẹp bẩm sinh gây cản trở hoặc làm chậm quá trình di chuyển của trứng xuống tử cung.
  • Mất cân bằng nội tiết hoặc sự phát triển bất thường của trứng đã thụ tinh cũng có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung.

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung?

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản. Bên cạnh những nguyên nhân thai ngoài tử cung kể trên, phụ nữ sẽ có nguy cơ chửa ngoài dạ con cao hơn nếu:

  • Trên 35 tuổi
  • Đã từng mang thai ngoài tử cung
  • Hút thuốc lá nhiều trước khi mang thai
  • Từng phẫu thuật vùng bụng, phẫu thuật vùng chậu hoặc phá thai nhiều lần
  • Có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa chẳng hạn như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung…
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia… có thể gây viêm ống dẫn trứng và làm tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con.
  • Mặc dù hiếm gặp nhưng nếu thụ thai xảy ra sau khi bạn đã thắt ống dẫn trứng hoặc đặt vòng tránh thai thì nguy cơ mang thai ngoài tử cung xảy ra rất cao.
  • Việc dùng thuốc cải thiện khả năng sinh sản hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được chứng minh là làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Hơn nữa, bản thân tình trạng vô sinh cũng làm tăng nguy cơ này.

Nếu bạn phát hiện mình có những nguy cơ kể trên thì cần đi khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai. Hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp giảm thiểu rủi ro nếu mang thai ngoài tử cung nhé!

Triệu chứng cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung bạn có thể có những dấu hiệu của mang thai như: Chậm kinh, nghén, căng tức ngực, đau bụng… kèm theo các dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung là chảy máu âm đạo nhẹ và đau vùng chậu. Các triệu chứng cụ thể thường phụ thuộc vào vị trí tụ máu và dây thần kinh nào đang bị kích thích.

Mặt khác, trong trường hợp tình trạng mang thai ngoài tử cung không được phát hiện sớm có thể dẫn đến biến chứng như Vỡ khối chửa gây chảy máu ồ ạt, có thể gây sốc và dẫn đến tử vong. Điều này có thể đe dọa tính mạng nên bạn cần lưu ý đến các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Chảy máu âm đạo nghiêm trọng
  • Sốc, choáng váng và ngất xỉu.

Nếu có những triệu chứng cảnh báo mang thai ngoài tử cung kể trên thì mẹ bầu nên được nhập viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời. Việc sớm điều trị thai ngoài tử cung giúp hạn chế nguy cơ tử vong cũng như giúp phụ nữ bảo tồn được ống dẫn trứng.

Bạn có thể phòng ngừa thai ngoài tử cung không? Giải pháp ngăn ngừa là gì?

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Việc phòng ngừa có thể khó khăn nếu nguyên nhân thai ngoài tử cung liên quan đến di truyền, mất cân bằng nội tiết hoặc thậm chí là do không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ thì bạn vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh bằng cách:

  • Ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý
  • Không hút thuốc hoặc tập cai thuốc nếu có kế hoạch mang thai sinh con
  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục
  • Sử dụng biện pháp tránh thai nếu chưa muốn mang thai. Điều này giúp bạn tránh nguy cơ nạo phá thai và các hệ lụy về sau.
  • Bạn nên khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi có triệu chứng mắc bệnh để được điều trị sớm nhất có thể. Điều này giúp bạn ngăn ngừa rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nhìn chung, việc tìm hiểu về nguyên nhân thai ngoài tử cung và các triệu chứng giúp chị em có nhiều thông tin hữu ích để ngăn ngừa rủi ro hiệu quả hơn khi mang thai. Ngoài ra, nếu có những thắc mắc cụ thể khác về vấn đề thai ngoài tử cung thì cách tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhé!

Bình thường trứng sau khi được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng sẽ di chuyển vào trong buồng tử cung và làm tổ tại đây. Vì 1 lí do nào đó mà trứng được thụ tinh không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng (95-98%)…gọi là chửa ngoài tử cung. Chửa ngoài tử cung là 1 bệnh lý sản phụ khoa cấp tính, khi vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người bệnh.


Chửa ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 0,45 – 1,05%. Tỷ lệ chửa ngoài tử cung tăng có liên quan với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt Chlamydia trachomatis, viêm nhiễm tiểu khung, tiền sử nạo phá thai, sử dụng một số biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung hay mẹ lớn tuổi... Người có chửa ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị chửa ngoài tử cung lại.


Chửa ngoài tử cung có thể là ở vòi tử cung, buồng trứng hoặc trong ổ bụng, trong ống cổ tử cung. Tỉ lệ như sau:
- Vòi tử cung: 95 - 98%.
- Buồng trứng: 0,7 - 1%.
- Ống cổ tử cung: 0,5 - 1%.
- Ổ bụng: hiếm gặp.


Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung


Các vị trí chửa ngoài tử cung hay gặp


Nguyên nhân chửa ngoài tử cung:
Nguyên nhân gây ra chửa ngoài tử cung thường là do các biến dạng ở vòi trứng.
+ Viêm vòi trứng (trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất )
+ Hẹp vòi trứng sau tạo hình vòi trứng.
+ Khối u trong lòng vòi trứng hoặc ở ngoài vòi trứng đè ép làm hẹp lòng vòi trứng.
+ Do vòi trứng bị co thắt và có những nhu động bất thường.

Triệu chứng lâm sàng
• Chửa ngoài tử cung chưa vỡ:
+ Chậm kinh sau đó thử nước tiểu thấy có thai.
+ Đau bụng: đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi thành cơn
+ Ra huyết rỉ rả kéo dài: thường sau chậm kinh vài ngày, huyết ra thường ít, màu nâu đen, socola, có khi lẫn màng.
• Chửa ngoài tử cung bị vỡ gồm:
+ Các triệu chứng của chửa ngoài tử cung chưa vỡ
+ Kèm theo: đau bụng đột ngột, dữ dội, đau vã mồ hôi, xanh xao, nhợt nhạt…
+ Các triệu chứng của chảy máu trong ổ bụng tùy theo mức độ mất máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán

• Định lượng βhCG máu: βhCG thường tăng thấp hơn bình thường.
Trong 6 tuần đầu thai kì, lượng βhCG tăng nhanh, sau 6 tuần βhCG đạt mức > 6.000-10.000mUI/ml, sau đó tăng chậm dần.
Thai bình thường βHCG tăng gấp đôi sau 48h (ở > 60% các trường hợp).
Theo dõi sau 48h nếu lượng βHCG không tăng như vậy và siêu âm không thấy thai trong tử cung thì phải nghi ngờ chửa ngoài tử cung.
• Progesteron huyết thanh: Nồng độ Progesterone thấp hơn trong chửa thường
Progesterone > 25ng/ml: 70% thai sống trong TC.
Nồng độ Progesterone < 5ng/ml nghi ngờ thai bất thường.
• Siêu âm: qua đường bụng và qua đường âm đạo.
- Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ, siêu âm Doppler màu có dấu hiệu vòng lửa “ring of fire” sign. Một số ít trường hợp có thể nhìn thấy khối có kích thước lớn hơn, có hình ảnh âm vang thai và hoạt động của tim thai nằm ngoài buồng tử cung.


Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trên buồng trứng.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trong ổ bụng

- Có khoảng ~ 30% các trường hợp có hình ảnh túi thai giả trong buồng tử cung. Cần phân biệt túi thai thật và túi thai giả trong tử cung. (Túi thai thật: Nằm lệch, túi tròn được bao quanh bởi vòng echo dày của các nguyên bào nuôi, đường giữa nội mạc nguyên vẹn, túi thai nằm dưới lớp nội mạc. trong khi đó hình ảnh túi thai giả thương nằm giữa lớp nội mạc, hình dạng tùy theo buồng tử cung và chỉ có 1 lớp tế bào mỏng bao quanh, đường giữa nội mạc không nhìn thấy trên mặt cắt dọc).

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung


Túi thai thật và túi thai giả trong buồng tử cung

- Siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas, dịch trong ổ bụng • Soi ổ bụng: Để chẩn đoán xác đinh trong trường hợp nghi ngờ. Soi ổ bụng sẽ nhìn thấy một bên vòi trứng căng phồng, tím đen, đó là khối chửa ngoài.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hình ảnh khối chửa ngoài ở vòi trứng phải

Điều trị Gồm các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa Lựa chọn các phương pháp tùy thuộc nhiều yếu tố gồm tình trạng lâm sàng, vị trí thai ngoài tử cung, kích thước túi thai…

• Điều trị nội khoa:

- Sử dụng Methotrexate, một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai. - Chỉ định: + Có huyết động ổn định + Nồng độ BHCG ≤ 5000mUI/ml + Không có bằng chứng của chảy máu ổ bụng đang tiến triển. + SA không có hoạt động tim thai + Kích thước khối thai ngoài nhỏ hơn 3-4cm.


• Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở: Phẫu thuật nội soi khi: khối chửa ngoài tử cung chưa vỡ hay mới rỉ máu, tại những cơ sở có điều kiện về trang thiết bị và kỹ thuật, phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây dính vùng bụng sau mổ và ít để lại sẹo hơn phương pháp mổ mở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể mổ nội soi được thì bắt buộc phải mổ mở. Chửa ngoài tử cung là một bệnh lí sản phụ khoa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy phụ nữ khi có bất kì dấu hiệu mang thai nào cần được đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn, phát hiện sớm các trường hợp bất thường của thai kì để có biện pháp xử trí nhanh chóng, kịp thời.

Khoa Chẩn đoán Chức năng - Bệnh viện TƯQĐ 108