Uống thuốc có được uống nước dừa không

Hải Minh   -   Thứ sáu, 04/03/2022 07:30 (GMT+7)

Uống thuốc có được uống nước dừa không
Nước dừa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống nước dừa. Ảnh đồ họa: Minh Anh

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe. Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc COVID-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…

Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

Mặc dù nước dừa tốt cho sức khỏe mọi người và F0 như vậy, nhưng lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể.

Người mắc COVID-19 có triệu chứng lạnh nhiều, đờm nhiều, đầy bụng, chậm tiêu, chân tay lạnh, hạ huyết áp, đường huyết cao… không nên sử dụng nước dừa.

Bạch Cúc (T/H)   -   Chủ nhật, 28/02/2021 16:14 (GMT+7)

Nước dừa không chỉ có tác dụng làm đẹp, giúp làm trắng da mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng chung với một số loại thực phẩm khác, nó có thể gây nên tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vậy, những loại thực phẩm nào chúng ta không nên kết hợp với nước dừa.

1. Chocolate

Đây chính là loại thực phẩm đầu tiên mà bạn không nên kết hợp với nước dừa. Vì trong chocolate có chứa hàm lượng axit oxalic lớn mà trong dừa thì lại chứa nhiều canxi và protein. Cho nên khi kết hợp với nhau sẽ gây cản trở hấp thụ canxi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu vô tình sử dụng chung hai loại thực phẩm này thường xuyên, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng tiêu chảy, rụng tóc đặc biệt là ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến việc làm chậm quá trình tăng trưởng.

2. Đá lạnh

Nhiều người nghĩ rằng nước dừa uống với đá sẽ ngon hơn. Nhưng thực tế đá lạnh là thứ không nên kết hợp với nước dừa. Nguyên do là đá lạnh có tính hàn và nước dừa cũng là loại nước uống có tính hàn. Thế nên việc dùng chung với nhau sẽ khiến cơ thể dễ bị lạnh, gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu, sốt nhẹ hoặc thậm chí là sốt cao.

Uống thuốc có được uống nước dừa không
Nước dừa tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nước dừa. Ảnh minh họa.

3. Các loại hải sản

Tương tự như đá lạnh, trong hải sản cũng có tính hàn. Nếu như kết hợp hai loại thực phẩm này chung một thời điểm thì người dùng sẽ cảm thấy khó chịu, khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt, đối với những trương hợp bụng yếu, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể... thì không nên sử dụng cùng lúc hai loại thực phẩm trên.

4.Thuốc

Nếu bạn có thói quen uống thuốc cùng với nước dừa thì hãy nên từ bỏ vì điều này vô cùng gây hại. Việc uống thuốc bằng nước dừa có thể sẽ tạo ra một lớp màng bám quanh thuốc. Ngoài ra, lượng canxi, magie cũng như các loại khoáng chất khác có trong thuốc sẽ làm giảm đi công dụng, khiến bệnh lâu khỏi hơn. Tương tự như thuốc, bạn cũng không nên uống viên sắt chung với nước dừa.

Hy vọng thông qua bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và có thể dùng nước dừa hợp lý và đúng cách để có thể giữ nguyên được thành phần chất dinh dưỡng của loại đồ uống thơm ngon này.

Hỏi

Chào Dược sĩ! Tôi đang được phẫu thuật tạo hình van 2 lá, 3 lá, rung nhĩ và đã uống thuốc kháng đông (sintrom 4mg), chia đều mỗi ngày uống 1/2 viên (sáng 1/4, chiều 1/4). Dược sĩ cho tôi hỏi, đã sử dụng thuốc sintrom uống nước dừa có sao không? Nếu chia đều 2 lần uống vậy mình uống gộp lại 1 lần (1/2 viên) được không? Xin cảm ơn.

Dũng Hùng, 1997

Trả lời

Chào em.

Chào em. Dược sĩ xin trả lời câu hỏi: “Đã sử dụng thuốc sintrom uống nước dừa có sao không?” của em như sau:

Các loại thức ăn nên hạn chế ở người đang dùng thuốc kháng đông là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K bao gồm bông cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, đậu xanh, rau diếp, nhân sâm, quả việt quất, trà xanh... Nước dừa không thuộc các nhóm thực phẩm cần tránh khi dùng thuốc kháng đông.

Ngoài ra, thuốc kháng đông như sintrom cần phải dùng đúng theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Em không nên tự ý thay đổi cách dùng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến điều trị và gây ra các biến chứng nguy hiểm (thiếu liều thuốc gây rung nhĩ tái lại hoặc quá liều thuốc gây chảy máu nghiêm trọng). Em nên trao đổi với bác sĩ điều trị nếu cảm thấy bất tiện hoặc có khó khăn trong việc dùng thuốc. Bác sĩ sẽ là người cân nhắc và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.

Cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Dược sĩ Huỳnh Xuân Lộc - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo, cũng như:

  • Carb: 15 gram
  • Đường: 8 gam
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV
  • Kali: 15% DV

Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Uống thuốc có được uống nước dừa không

Nước dừa bổ dưỡng, giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, nước dừa là vị thuốc có vị ngọt mát, tính bình, tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Thường dùng chữa say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, tiêu chảy, suy nhược…

Do vậy, nước dừa vừa có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lại là nước uống bổ dưỡng giàu vitamin và khoáng chất có thể bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể trong các trường hợp mất nước do suy nhược, sốt, tiêu chảy…

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

https://suckhoedoisong.vn/qua-dua-gia...

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.

Uống thuốc có được uống nước dừa không

Người mắc COVID-19 cần uống nhiều nước.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc COVID-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…

Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

3. Nên uống nước dừa như thế nào là phù hợp?

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Uống thuốc có được uống nước dừa không

Không nên uống quá nhiều nước dừa.

Theo ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, 2 - 3g muối tăng dương tính, khử bớt tính hàn.

Ngoài ra, không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

- Người bị COVID-19 biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…

- Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…

- Người béo phì bị COVID-19 biểu hiện tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…

- Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

Xem thêm video đang được quan tâm

10 điều F0 "Không" cần nhớ với điều trị F0 tại nhà


Thu Vân

(tổng hợp)