Nguyên nhân hư hỏng máy khai thác đá

Địa bàn gần mỏ đá, mật độ phương tiện giao thông rất cao, cùng với việc người dân phải tưới nước hàng ngày để giảm bụi, khiến mặt đường ngày càng xuống cấp.

Có mặt tại km 426+500, thuộc địa bàn giáp ranh xã giữa Tân Tiến (huyện CHương Mỹ, Hà Nội) và xã Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn, Hòa Bình), chúng tôi không ai bảo ai đều phải mang khẩu trang kín mít, bởi mặt đường khói bụi dày đặc.

Hàng loạt xe máy, ô tô con lọt thỏm giữa những đoàn xe tải cỡ lớn, xe container, xe trộn bê tông… lắc lư theo từng ổ gà, gờ sống trâu… Nhiều tài xế phải điều khiển xe đi chậm vào sát lề đường để tránh ổ gà, nhưng xe vẫn liên tục chồm lên nghiêng hẳn về phía lòng đường…

Hàng ngày phải lưu thông qua tuyến đường này, anh Nguyễn Hoài Nam, ở Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội không khỏi chán ngán khi mặt đường hư hỏng nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho người đi đường: "Cả cung đường này có mỗi đoạn ngã 3 này đường rất xấu, hay bị ùn ở đây.

Có người bị húc ổ gà bị ngã luôn. Xe đã đi rất chậm rồi, biết đường đã xấu rồi, có người bị ngã giữa đường luôn. Mật độ thì đông, phương tiện lớn ở đây thì có mỏ đá ở đây nên không cần nói thêm".

Nguyên nhân hư hỏng máy khai thác đá

Nhà ở ngay lối vào mỏ đá, cũng là nơi mặt đường hư hỏng nhất, ông Nguyễn Văn Bắc, ở xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, Hòa Bình nắm rất rõ quy luật hoạt động của xe chở đá, chở bê tông và việc phun nước của mỏ đá và việc người dân trong khu vực để giảm bụi.

Ông Bắc không ít lần kiến nghị quản lý mỏ đá và nhắc nhở người dân về việc phun nước, nhưng không hiệu quả. Nước đọng, xe tải lớn nhiều, khiến mặt đường ngày càng xuống cấp: "Đoạn đường do phương tiện chạy quá lớn. Hai nữa là trong 2 mỏ đá này, với các phương tiện giao thông qua lại ngã 3 này quá lớn.

Bà con nhân dân muốn giảm bụi thì công ty mỏ đá tưới nước thường xuyên dẫn đến mặt đường bị phá vỡ. Vụ ngã xe, những ngày mưa thì hơi bị nhiều. Chúng tôi là những người giúp đỡ cho bà con bị ngã cũng đã nhiều".

Nguyên nhân hư hỏng máy khai thác đá

Một số người tham gia giao thông qua khu vực này cũng không khỏi lo lắng, ngán ngẩm:

"Qua đoạn này khổ quá, xe trong mấy mỏ đá, trạm trộn bê tông ở đây nó cày qua, mật độ phương tiện thì nhiều, quá tải, rất sợ nguy hiểm. Đoạn này rất sợ".

"Đoạn này đường ổ gà. Nếu đi tốc độ nhanh rất dễ xảy ra tai nạn".

Có mặt tại km426+500 đường Hồ Chí Minh qua xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, ông Trần Mạnh Doanh, Đội trưởng Đội quản lý giao thông 4, Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 1 Hà Tây – đơn vị trực tiếp quản lý, duy tu tuyến đường cho hay, trước khi có dịch covid, tuyến đường này vẫn đảo bảo êm thuận.

Tuy vậy, gần 3 tháng nay, khi việc khai thác đá mỏ đá Cự Yên và mỏ đá Phương Nam được đẩy mạnh, cùng với xe của các trạm trộn bê tông gần đó hoạt động liên tục.

Dù doanh nghiệp khai thác mỏ đá đã thuê đơn vị tưới nước để giảm bụi, nhưng lượng nước tưới trên đoạn đường dài hơn 5km từ mỏ đá ra lại đổ dồn, ứ đọng tại đường Hồ Chí Minh, gặp xe tải lớn khiến đường ngày càng hư hỏng nghiêm trọng:

"Đơn vị quản lý thường xuyên đảm bảo giao thông bằng các biện pháp đều không ổn, bằng thấm nhựa, láng nhựa, bằng bê tông nhựa nóng để đảm bảo cũng không được, chỉ được vài ba hôm là tình trạng nước vào lại phá ngay", ông Trần Mạnh Doanh nói.

Nguyên nhân hư hỏng máy khai thác đá

Ông Phùng Khắc Thành, Phó phòng giám sát, duy tu càu hầm và đường thủy nội địa, Ban Duy tu, Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, đơn vị đã nhiều lần yêu cầu đơn vị duy tu đường cùng với việc đảm bảo duy tu, bảo dưỡng đường, cũng vận động bà con hạn chế tưới nước để khong làm ứ đọng nước trên mặt đường. Đặc biệt, vận động đơn vị khai thác mỏ đá làm rãnh thoát nước, nhưng chưa thực hiện được:

"Chúng tôi đã tăng cường thường xuyên phối hợp với địa bàn, ngay cả đối với địa phương, xã, trưởng thôn, trưởng xóm nhắc nhở nhiều hộ giam đình xung quanh hạn chế tưới nước ra đường. Còn đối với các mỏ đá tăng cường việc xẻ rãnh, đầu tư kết hợp với chúng tôi thì sẽ hiệu quả hơn. Nhưng cái này các đơn vị kia chưa có tính phối hợp cao", ông Phùng Khắc Thành cho biết.

Lãnh đạo Ban Duy tu, Sở GTVT Hà Nội cho biết đang kiến nghị Thanh tra Sở GTVT Hà Nội tăng cường việc kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là lối ra vào khu vực các mỏ đá, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông./.

TMO - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp khai thác đá do hành vi khai thác vượt công suất cấp phép.Đồng thời, buộc doanh nghiệp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi vi phạm gây ra.

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Đông Quỳnh Biên (phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai) số tiền 250 triệu đồng do khai thác đá vượt 43% công suất được cấp phép. Công ty Cổ phần Đông Quỳnh Biên được UBND tỉnh Đắk Nông cấp phép khai thác đá bazan tại mỏ đá bazan C, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông với công suất 50.000m3 đá nguyên khai/năm.

Nguyên nhân hư hỏng máy khai thác đá

Ảnh minh họa 

Hành vi của Công ty Cổ phần Đông Quỳnh Biên được xác định đã vi phạm Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Quyết định của UBND tỉnh Đắk Nông cũng buộc Công ty Cổ phần Đông Quỳnh Biên phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra.

Thời gian gần đây, tuyến đường chính kết nối mỏ đá bazan C xã Đắk Nia vào trung tâm thành phố Gia Nghĩa có nhiều đoạn xuống cấp, hư hỏng nặng. Theo một số người dân, việc xe chở đá chở quá khổ, quá tải là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên.

Trần Tuấn