Nguồn lực nào là quan trọng nhất vì sao

Tìm hiểu nguồn lực là gì và các khái niệm liên quan

Khái niệm nguồn lực

Nguồn lực chính là một sức mạnh bên trong với mỗi doanh nghiệp, nhờ có những nguồn lực khác nhau mà các doanh nghiệp có sự phát triển khác nhau. Có thể hiểu đơn giản nguồn lực chính là nội lực bên trong. Vậy nguồn lực gồm những gì?

Khái niệm nguồn lực

Nguồn lực sẽ bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn lực con người, hệ thống chính trị xã hội, thị trường,… Tất cả các nguồn lực được khai thác để sử dụng cho mục đích phát triển đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh được gọi là nguồn lực.

Nguồn lực chính là những thứ có sẵn cho doanh nghiệp nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung phát triển kinh tế. Nguồn lực càng mạnh thì tốc độ phát triển càng nhanh, phải biết tận dụng và sử dụng nguồn lực hiệu quả để phát triển bền vững.

Nguồn lực con người là gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguồn lực con người chính là một yếu tố mạnh nhất để phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi biết cách tập trung đầu tư để phát triển nguồn nhân lực đạt chất lượng cao thì hiệu quả công việc sẽ cực tốt và phát triển bền vững trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.

Nguồn lực xã hội là gì?

Nguồn lực xã hội là gì?

Nguồn lực xã hội chính là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động kinh doanh của họ. Có thể kể đến những nguồn lực xã hội như: sự phát triển của khoa học – kinh tế, chính sách quản lý của nhà nước, chính sách đối ngoại,….

Nguồn lực cá nhân là gì?

Nguồn lực cá nhân chính là nguồn lực của mỗi con người. Mỗi người sẽ có những khả năng khác nhau, khi ứng tuyển vào bất kỳ một vị trí công việc nào cũng cần phô diễn những nguồn lực cá nhân của mình cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp. Nguồn lực cá nhân của bạn càng chất lượng thì cơ hội để có việc làm tốt và mức lương hấp dẫn càng cao.

👉 Xem thêm: Nhà quản trị là ai? Một nhà quản trị giỏi cần những gì?

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI - YẾU TỐ CƠ BẢN ĐẢM BẢO CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG

Dù ở thời đại nào, hay hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng luôn giữ vai trò quyết định, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay luôn chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày đăng : 12/05/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in

Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Trong các văn kiện các Đại hội của Đảng đã khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”. Các quan điểm trên đặt ra cho vấn đề phát triển nguồn lực con người ở nước ta những nhiệm vụ to lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực cơ bản, có tính quyết định đối với việc nâng cao chất lượng con người như: Giáo dục và đào tạo,chăm sóc sức khỏe, dân số và môi trường sống của con người. Phát triển giáo dục và đào tạo - nhiệm vụ chủ yếu để phát triển nguồn lực con người.

Nhân lực lại càng là yếu tố số một, là nguồn cội, động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì thế, muốn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững không thể không chăm lo phát triển con người.

Nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người. Giáo dục và đào tạo chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững, vì lợi ích hiện tại và vì tương lai của đất nước, của dân tộc. Ở nước ta, truyền thống hiếu học, trọng hiền tài, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã được hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước. Đến Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về “trồng người” vì “lợi ích trăm năm” của dân tộc đã được Đảng ta nhận thức, quán triệt sâu sắc.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đặc biệt, văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác đinh giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục và đào tạo được coi là con đường cơ bản để phát triển nguồn lực con người, tăng cường năng lực nội sinh để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.

Mặt khác, để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với việc phát triển giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta rất quan tâm đến các vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, vấn đề dân số và nâng cao chất lượng dân số.... những năm qua đã đem lại những kết quả thiết thực, nâng cao một bước chất lượng dân số nước ta.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tầm vóc và thể lực của người Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho người lao động vẫn là vấn đề cấp thiết, vừa cơ bản, vừa lâu dài với hướng ưu tiên và quan tâm hàng đầu là chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển toàn diện người lao động, là sự chuẩn bị cần thiết nguồn lực con người cho những bước phát triển tiếp theo. Ngoài ra, cần chú ý các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nhiều nguồn lực khác nhau, đầu tư cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, trong đó đầu tư của Nhà nước phải giữ vai trò chính....

Bên cạnh chính sách về y tế, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách dân số vì đây cũng đang là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Hiện tỷ lệ tăng dân số ở Việt Nam còn khá cao, có thể dẫn đến làm triệt tiêu những thành quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, làm gay gắt thêm những vấn đề xã hội và là vật cản đối với việc cải thiện chất lượng dân số. Kinh nghiệm cho thấy, những người có mức sống khá và trình độ học vấn cao trong xã hội thường không có nhu cầu sinh nhiều con mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sống. Vì vậy, trong chính sách dân số cần chú ý kết hợp việc hạn chế số dân với việc cải thiện, nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, cần chú trọng đưa nội dung giáo dục, bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục quốc dân.Cùng với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển của con người về thể lực, chiều cao, trí tuệ, tâm sinh lý... Do đó, cần quan tâm xây dựng một cơ chế mới bảo đảm thực hiện giải phóng người lao động về mọi mặt để phát huy tối đa sức mạnh của trí tuệ, tài năng, phẩm giá con người. Cũng cần nhận thức rõ rằng, sức khỏe của con người không chỉ là thể lực mà còn là sức khỏe tinh thần, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng được một chiến lược tổng thể đảm bảo sự trong sạch của các loại môi trường để con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó cho thấy, để phát triển nguồn lực con người, toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành cần đặc biệt coi trọng các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống của con người.

Trong điều kiện ngày nay, nguồn lực con người là yếu tố nội sinh quan trọng nhất quyết định sự phát triển của một đất nước. Hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm chăm lo hơn nữa vấn đề phát triển toàn diện con người, đồng thời phải có những chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt và khai thác tốt nhất tiềm năng trí tuệ của đội ngũ lao động chất xám để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hải Đăng

Lê Thùy Trang
Lần xem: 50693
Go top

Các nguồn lực phát triển kinh tế

I.Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các nguồn lực

a. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau :

b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.

- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):

+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất.

+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

- Kinh tế - xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Loigiaihay.com

  • Cơ cấu nền kinh tế

    Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.

  • Dựa vào sơ đồ trang 99, em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 99 SGK Địa lí 10

  • Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 100 SGK Địa lí 10

  • Dựa vào sơ đồ trang 101 SGK Địa lí 10, em hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 101 SGK Địa lí 10

  • Dựa vào bảng 26 (SGK trang 101), hãy nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 101 SGK Địa lí 10

  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt - may.

  • Công nghiệp điện tử- tin học

    Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tố mũi nhọn của nhiều nước

  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 133 SGK Địa lí 10

    Dựa vào bảng số liệu: 1. Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên. 2. Nhận xét biểu đồ:

  • Công nghiệp thực phẩm

    Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Tại sao lại lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.11 KB, 3 trang )

Tại sao lại lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững?
 Nguồn lực con người: Là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo
đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v. tạo nên năng lực của con
người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi chúng ta nói
tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động
sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.
 Phát triển nhanh và bền vững: Là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng tổn hại đến nhu cầu tương lai”. Phát triển bền vững là một sự
phát triển triển cân đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội, môi trường,
không được xem nhẹ cực nào.
 Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững.
- Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ xã hội của một
quốc gia dân tộc nào cũng phụ thuộc vào 5 nguồn lực chủ yếu: vốn; khoa
học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý
nhà nước trong đó, nguồn lực con người được coi là yếu tố cơ bản, quyết
định nhất, vì:
• Các nguồn lực khác không có khả năng tự thân mà phải thông qua
nguồn lực con người mới phát huy được tác dụng.
• Nguồn lực con người là một nguồn lực dồi dào, càng dùng càng phát
triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của
mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công
nghệ, khoa học quản lí, và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò
đặc biệt quan trọng. Đòi hỏi nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ,
có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ
mới.
 Về kinh tế: Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế
nhanh và ổn định. Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố


tất yếu : nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất
do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Bởi vì về mặt kinh tế,
nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng
lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai. Vai trò
của người lao động được V.I.Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản
xuất hàng đầu của nhân loại. Con người là một đầu vào trực tiếp
của quá trình sản xuất. Nếu người lao động có kỹ năng lao động,
trình độ khoa học - kĩ thuật năng suất lao động sẽ cao hơn.
 Con người vừa là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực vừa
là khách thể khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự phát
triển kinh tế-xã hội. Đầu tư cho phát triển nguồn lực con người
mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử
dụng các nguồn lực khác.
 Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư cho
phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển
con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn
về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự
phát triển. Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất,
suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu
cầu sống của bản thân con người.
 Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát
triển kinh tế.
 Về xã hội: Bền vững về mặt xã hội là phải thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, lấy chỉ số phát triển con
người làm mục tiêu cao nhất của sự phát triển xã hội. Ở đây, vị
trí trung tâm của con người nổi lên với tư cách là mục tiêu cao
nhất của sự phát triển xã hội. Mục tiêu của phát triển bền vững
chủ yếu không phải là tạo ra nhiều hàng hóa, của cải mà nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống con người, không phân biệt tầng

lớp, chủng tộc, giới tính, vùng miền.
 Vậy, để phát triển xã hội bền vững, trước hết cần phát triển con người một cách
bền vững, hay làm tăng năng lực và phạm vi lựa chọn của con người để họ có
một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
 Từ thực tiễn phát triển đất nước trong thời gian qua Đảng ta đã rút ra bài học
kinh nghiệm và cũng là tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới : Phát triển nhanh
phải đi đôi với nâng cao tính bền vững. Quan điểm của Đảng đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt tới con người trước hết và trên hết phải nêu cao vai trò của
con người với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tác động cải tạo tự nhiên,
biến đổi tự nhiên; là phương tiện, là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế
đồng thời là mục tiêu cao nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội. Có thể thấy,
quan điểm của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với những tuyên bố quốc tế về phát
triển bền vững, trong đó nổi lên tư tưởng hàng đầu lấy con người là trung tâm
của sự phát triển.

1. Nguồn lực là gì?

Nguồn lực là nội lực đến từ bên trong của nước ta, nó có thể là vị trí địa lý, có thể là tài nguyên thiên nhiên, có thể là hệ thống tài sản quốc gia, có thể là nguồn lực con người, có thể là đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vốn và thị trường hàng hóa, thị trường lao động,.. Được khai thác và đưa vào sử dụng với mục đích để phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thì được gọi là nguồn lực.

Nguồn lực là gì?

Nguồn lực là những thứ có sẵn và có thể vào những nguồn lực đó làm lực đẩy và tiền đề để phát triển kinh tế của một vùng đất nước và phát triển nền kinh tế chung trong cả nước.

Lấy ví vụ về nguồn lực để phát triển được nền kinh tế của địa phương như Lào Cai là một tỉnh giáp biên giới phía Bắc, là một tỉnh còn nghèo và có nhiều khó khăn về địa hình. Tuy nhiên, đây lại là một tỉnh được thiên nhiên ưu ái với SaPa đẹp và rất thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng, vùng giáp cửa khẩu thuận tiện với giao lưu văn hóa và xuất nhập khẩu các mặt hàng hóa ở nước ngoài về nước ta. Cùng với nguồn lực phát triển con người ở đây đã giúp cho tỉnh phát triển về kinh tế các ngành du lịch được đẩy mạnh tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững.

* Phân loại nguồn lực

Nguồn lực được chia thành hai nhóm nguồn lực để thúc đẩy cho nền kinh tế nước ta phát triển đó là:

+ Nguồn lực trong nước hay ta còn gọi đó là nội lực của một quốc gia, nó bao gồm những nội lực ở bên trong của đất nước đó (tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất và kỹ thuật).

+ Nguồn lực bên ngoài hay con gọi là ngoại lực của quốc gia là gồm gồm tất cả các nguồn lực đến từ bên ngoài nước ta và nó ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội nước ta như khoa học kỹ thuật, xu thế phát triển trên thế giới, sự hội nhập của các quốc gia trên thế giới, vốn từ nước ngoài, thị trường hàng hóa nước ngoài cũng đều là các nguồn lực bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

Việc làm nhân viên phát triển thị trường

* Bạn có biết nguồn lực có vai trò như thế nào không?

Đã gọi là nguồn lực thì chắc chắn nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội của một quốc gia và cụ thể như sau:

+ Vị trí của một quốc gia cũng tạo ra thuận lợi và khó khăn cho đất nước hay địa phương đó trong việc trao đổi và tiếp cận các nền kinh tế phát triển và chuyển giao công nghệ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do địa hình ảnh hưởng. Nguồn lực về vị trí địa lý rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của vùng và việc tiếp cận với các thông tin một cách nhanh chóng nhất để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Các nguồn lực tự nhiên của địa phương và quốc gia chính là thế mạnh của quốc gia đó để lấy đó làm tiền đề cho sự phát triển sản xuất và phục vụ trực tiếp cho con người và đời sống sản xuất của con người. Thông qua các tài nguyên thiên nhiên của địa phương làm lực đẩy để phát triển cho nền kinh tế chung của địa phương đó và hướng đến là phát triển kinh tế của một quốc gia.

+ Với các nguồn lực về kinh tế - xã hội nhất là nguồn lực về con người, nguồn lao động và vốn là hai nguồn lực cực kỳ quan trọng và đóng vai trò then chốt để làm lên sự phát triển của một nền kinh tế phát triển bền vững. Nhà nước, Đảng cần có các chính sách để phát triển nguồn lực con người cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội để phát triển nền kinh tế đi song song với sự phát triển của xã hội hiện nay.

Nguồn lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một đất nước và để phát triển nền kinh tế đi xa hơn và bền vững hơn cần phải kết hợp và phát huy được nội lực trong nước với các nguồn lực từ bên ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế nước ta.

Khai thác tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

(ĐCSVN)- Tại Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế” tổ chức chiều 13/12, đại diện cho Viện, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp… đã có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững…

Dữ liệu – yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả các nguồn lực kinh tế

Đồng chí Trần Minh Tân, chuyên gia cao cấp, Ban Công nghệ Thông tin, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.

Tham luận tại hội thảo, đồng chí Trần Minh Tân, chuyên gia cao cấp, Ban Công nghệ Thông tin, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: Trong mọi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đều cần phải có dữ liệu. Phạm vi dữ liệu phục vụ cho phát triển kinh tế không chỉ đơn thuần là những số liệu thống kê, mà quan trọng hơn, còn là các dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, dự báo, xây dựng các kế hoạch phát triển đất nước. Thời điểm hiện tại, thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), chuyển đổi số đang dần được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và tác động sâu sắc tới hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của các nước. Ở trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, dữ liệu tiếp tục là đòn bẩy quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng và quản lý kinh tế của mỗi quốc gia.

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình từ kinh tế truyền thống sang kinh tế số thì dữ liệu cho chuyển đổi số đóng vai trò then chốt để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Căn cứ các mục tiêu cụ thể về nguồn nhân lực, nguồn vật lực và nguồn tài lực đã được đề ra trong Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; để chuẩn bị tốt dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế, cần hệ thống các giải pháp đồng bộ, trong đó trước mắt cần tập trung vào những giải pháp cơ bản như:

Thứ nhất: Kiến tạo thể chế, chính sách về dữ liệu. Theo đó, hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế chính sách và quy định liên quan đến quản trị dữ liệu; chính sách thúc đẩy, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng và tạo lập dữ liệu và đóng góp vào hạ tầng dữ liệu quốc gia; quản lý dữ liệu xuyên quốc gia; bổ sung các quy định về bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, giao dịch điện tử và pháp luật về thương mại điện tử và thuế. Bên cạnh việc triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia, cần đồng thời rà soát, sửa đổi, ban hành mới quy định, chính sách về tài sản dữ liệu, mua, bán, chuyển nhượng dữ liệu, cung cấp dịch vụ dữ liệu,.... để tạo thị trường dữ liệu phát triển lành mạnh, an toàn, tuân thủ pháp luật. Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí, lệ phí để cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu cho doanh nghiệp, tạo nguồn thu hợp pháp để duy trì, phát triển dữ liệu và có cơ chế thu mua dữ liệu từ doanh nghiệp.

Thứ hai, khai thác, sử dụng và tận dụng dữ liệu để kiến tạo phát triển kinh tế. Cụ thể, sử dụng dữ liệu để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khai thác dữ liệu để nâng cao năng lực, hiệu suất làm việc; cắt giảm các hoạt động thủ công, giấy tờ thay bằng các hệ thống thông tin, xử lý trên dữ liệu số. Thực hiện chỉ đạo điều hành trên dữ liệu, quyết định chỉ đạo phải có thuyết minh lấy dữ liệu làm cơ sở lựa chọn phương án. Tăng cường sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong hoạt động quản trị nhà nước, hỗ trợ ra quyết định….

Thứ ba, thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu và các doanh nghiệp dữ liệu. Trong đó hình thành những doanh nghiệp chuyên về dữ liệu thuộc các nhóm, lĩnh vực: tư vấn chiến lược quản trị dữ liệu; cung cấp nội dung số; cung cấp nền tảng, dịch vụ quản trị dữ liệu. Ưu tiên thúc đẩy các ngành nghề mới về dữ liệu mới theo nhu cầu phát triển. Xây dựng dữ liệu vườn ươm doanh nghiệp….

Thứ tư, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác quốc tế về dữ liệu. Trước mắt là hợp tác với các nước ASEAN triển khai sáng kiến quản trị dữ liệu xuyên biên giới để thúc đẩy dòng chảy dữ liệu giữa các nước an toàn và phù hợp với quy định pháp luật của từng nước. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số, phát triển nhân lực về dữ liệu, phát triển đội ngũ khoa học về dữ liệu trong các lĩnh vực.

Ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong ngành ngân hàng

Đồng chí Trần Kiên Cường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Ngân hàng Công Thương Việt Nam Trần Kiên Cường, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang làm thay đổi một cách toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. CMCN 4.0 được phát triển trên cơ sở nhiều công nghệ khác nhau và các công nghệ này được tích hợp lại để tạo ra sự thay đổi đột biến trong mọi lĩnh vực, đời sống. Trong xu thế đó, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển đều đã và đang chủ động tìm kiếm, xây dựng chính sách tham gia, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp này. Đối với ngành ngân hàng, với tác động của CMCN 4.0, quá trình số hóa các dịch vụ ngân hàng đang là xu hướng tất yếu, nó không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn cải tiến các quy trình nội bộ của ngân hàng.

Những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ bước vào cuộc CMCN 4.0. Trong xu thế đó, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển đều đã và đang chủ động tìm kiếm, xây dựng chính sách tham gia, tận dụng cơ hội từ việc khai thác lợi ích của các công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo (AI); Chế tạo đắp lớp (3D Printing); Thực tế ảo/Thực tế tăng cường (VR/AR); Internet vạn vật (IoT), Công nghệ Chuỗi khối (Blockchain); Điện toán đám mây (Cloud Computing); Dữ liệu lớn (Big Data)…một cách tối ưu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì khả năng cạnh tranh và giải quyết các vấn đề tạo ra do áp lực của sự phát triển ảnh hưởng tới môi trường và xã hội.

Không nằm ngoài xu thế phát triển của toàn cầu và khu vực, CMCN 4.0 và những đột phá công nghệ trong CMCN 4.0 được Đảng, Nhà nước xác định là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững… Đối với Ngành ngân hàng, tương lai sẽ số hóa hoàn toàn, các dịch vụ ngân hàng sẽ được tích hợp vào các hoạt động hàng ngày của khách hàng mà không cần tới một giao diện riêng. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó trong toàn bộ hành trình trải nghiệm của khách hàng, từ khi khách hàng bắt đầu tìm kiếm sản phẩm cho đến khi họ trở thành khách hàng thân thiết của ngân hàng. Ngay từ khâu tìm kiếm sản phẩm, các dịch vụ ngân hàng sẽ được tích hợp trong những gói sản phẩm lớn, nằm trong hệ sinh thái phục vụ khách hàng thay vì khách hàng tìm kiếm riêng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Quan hệ với khách hàng được tăng cường nhờ việc sử dụng phân tích nâng cao, AI để nhận diện, dự đoán nhu cầu, từ đó gợi ý sản phẩm phù hợp hay xây dựng sản phẩm mới. Bên cạnh đó, tận dụng những thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0, các công ty Fintech và các ngân hàng kiểu mới đã sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Thông qua việc sử dụng rộng rãi API (Application Programming Interface) - Giao diện lập trình ứng dụng, các kỹ thuật phân tích nâng cao, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị IoT, họ có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ tối ưu tới khách hàng với thời gian và chi phí nhỏ hơn nhiều so với các ngân hàng truyền thống.

Chúng ta đang hướng tới một xã hội kết nối hoàn toàn, thiết bị cá nhân sẽ được kết nối với các thiết bị khác trong xã hội. Internet vạn vật (IoT) sẽ thay đổi toàn bộ xã hội và nền kinh tế: thiết bị đeo thông minh, căn hộ thông minh, thành phố thông minh, chế tạo thông minh (tối ưu hóa quy trình, cung ứng hàng theo nhu cầu, theo dõi tài sản, bảo trì đúng lúc, …), chăm sóc sức khỏe thông minh, xe thông minh. Và do vậy, khách hàng sẽ không tiếp tục chấp nhận sử dụng những dịch vụ ngân hàng “kém thông minh”. Do đó, đối với ngành ngân hàng, Chuyển đổi số để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghiệp 4.0 chính là nhiệm vụ chiến lược của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và cả những năm sắp tới.

Đồng chí Trần Kiên Cường cho biết, Đảng ủy NHCTVN đã thống nhất mục tiêu và quan điểm chỉ đạo:

Thực hiện chuyển đổi số là đổi mới toàn diện hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCTVN theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ, Đảng ủy Khối DNTW, NHNN, góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia, xây dựng kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, góp phần bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển, gia tăng tiện ích, nâng cao trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện. Tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, đảng viên, người lao động được học hỏi, đào tạo, cập nhật kiến thức và phát triển bản thân dựa trên công nghệ số. Phát triển bền vững trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

Thực hiện chuyển đổi số với mục tiêu đến năm 2025, Ngân hàng Công thương Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN về mức độ trưởng thành chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.

Trên cơ sở các mục tiêu và định hướng đó, Đảng ủy Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về thực hiện “Chuyển đổi số trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm xác định cụ thể tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để các tập thể, cá nhân trong NHCTVN xác định và triển khai kế hoạch chuyển đổi số cụ thể của mình. Đây là những giải pháp cần thiết, có tính đột phá, phù hợp với tình hình mới để thực hiện chủ trương của Trung ương, Đảng ủy Khối DNTW, NHNN, Đảng ủy và Ban Lãnh đạo NHCTVN về chuyển đổi số; đóng góp tích cực hơn cho công cuộc hiện đại hóa và phát triển đất nước.

Khai thác hiệu quả tối đa nguồn nhân lực lao động

Đồng chí Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Đồng chí Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho rằng, với lĩnh vực Dệt May, quan niệm cho đây là một ngành giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động nhưng thu nhập cũng thấp là chưa chính xác. Nó mới chỉ xuất phát từ cách làm của chúng ta, chứ không phải là bức tranh chung của dệt may thế giới. Vì trên thực tế hiện nay ngành dệt may vẫn tồn tại tại các nước phát triển thu nhập gấp 10-15 lần Việt Nam như Pháp, Ý, Đức…cho các phân khúc cao cấp, hàng hiệu. Nhưng tương đồng với Việt Nam là các quốc gia sản xuất quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ thì dệt may vẫn được xác định là ngành kinh tế trọng điểm…

Với thực tế của Việt Nam hiện nay, chúng ta khó hình thành những sản phẩm đột phá về công nghệ so với thế giới nhưng chúng ta lại đang ở thời kỳ dân số vàng. Vì vậy, không thể coi nhẹ ngành công nghiệp dệt may mà phải coi đây là ngành quan trọng trong vòng vài chục năm tới vì sử dụng được số lượng lớn lực lượng lao động tay nghề đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) nhưng lại có thu nhập cao hơn 2-3 lần lao động nông nghiệp. Vấn đề là phải tập trung đầu tư xây dựng công nghiệp dệt may đáp ứng được yêu cầu cao của các hiệp định thương mại tự do mới là đi từ sợi để từng bước tham gia được cả vào 4 công đoạn: thiết kế - sản xuất nguyên liệu – gia công – phân phối của ngành công nghiệp dệt – may trong vòng 20-30 năm tới, giúp giải quyết được việc làm cho một số lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Do vậy, phải gắn phát triển công nghiệp dệt – may với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn Việt Nam.

Hiện tại dệt may Việt nam đang sử dụng khoảng 2,5 triệu lao động trên cả nước, tạo ra kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, thặng dư thương mại (kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cho dệt may) đạt gần 20 tỷ USD là ngành có thặng dư cao nhất trong các ngành xuất khẩu do có tỷ lệ nội địa hoá khả quan nhất. Đồng thời đang chi trả thu nhập cho người lao động khoảng 3800USD/người/năm. Với mục tiêu khả thi có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 70 tỷ USD đến năm 2030, ngành dệt may hoàn toàn có thể sử dụng khoảng 4 triệu lao động trực tiếp (tăng 1,5 triệu so với hiện nay) và tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động dịch vụ phục vụ ngành. Cùng với tỷ lệ hưu trí tự nhiên 5%/năm. Mỗi năm ngành có thể tạo việc làm cho 250.000-300.000 việc làm mới.

Để đạt được mục tiêu này trước hết cần thay đổi tư duy về ngành dệt may của đất nước lớn thứ 2 về xuất khẩu dệt may trên thế giới. Do đó không thể sản xuất phân tán, vụn vặt, quy mô nhỏ, không có ngành sản xuất nguyên liệu và ngành nghiên cứu phát triển về vật liệu, thiết kế. Kinh nghiệm từ quy hoạch dệt may của 2 quốc gia lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ thì nhà nước đều có đầu tư các khu tập trung lớn quy mô hàng ngàn hec ta cho sản xuất nguyên liệu và khoảng 20% nguyên liệu được làm đến khâu may tại khu công nghiệp. Xác thực vai trò của 1 điểm đến cung ứng trọn gói giải pháp cho người mua hàng hoá dệt may toàn cầu…

Với cách tiếp cận đó, ít nhất Việt Nam cần 8-10 khu công nghiệp quy mô trên 1000 ha cho dệt may với 1 ở trung du bắc bộ, 2 đồng bằng Nam sông Hồng, 1 Bắc Trung bộ, 2 ở Trung bộ và Nam Trung bộ, 2 ở Nam bộ. Các khu công nghiệp cần có điều kiện tiếp cận giao thông thuận tiện với cảng biển, có quy hoạch để xây dựng ký túc xá cho công nhân. Mỗi khu công nghiệp sẽ có module đầu tư từ 1 triệu – 1,5 triệu cọc sợi, khả năng sản xuất 150 triệu mét vải dệt thoi, 60.000 tấn dệt kim, và khoảng 250 triệu sản phẩm may. Toàn khu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 2,3-2,5 tỷ USD, thu hút 25.000-30.000 lao động. Các khu tập trung chủ yếu sản xuất nguyên liệu nên sử dụng ít lao động, kim ngạch xuất khẩu trên đầu người cao gấp 3-4 lần hiện nay (hiện nay 40.000-50.000 lao động mới tạo ra 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nếu chỉ dựa vào khâu may).

Dệt may cùng các ngành thâm dụng lao động đảm bảo hài hòa phát triển kinh tế xã hội theo mô hình tam giác phát triển: kinh tế - môi trường sống – an sinh phúc lợi xã hội. Trong đó chú trọng việc quy hoạch hạ tầng cho lao động sống ổn định cả về văn hoá – tinh thần – giáo dục.

Trong quá trình phát triển kinh tế, tất yếu là chúng ta phải có tác động vào hệ cân bằng sinh thái – môi trường sống của con người. Vấn đề là sau đó chúng ta ứng xử thế nào. Với dệt may, hiện nay vấn đề các địa phương lo ngại là nước thải khi sản xuất vải, tuy nhiên không thể tiếp cận theo hướng có rủi ro thì không cho làm, mà nên quản trị rủi ro theo pháp luật. Có quy định, có đánh giá cấp phép hoạt động và sẵn sàng đóng cửa nếu vi phạm về mô trường. Đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp tuân thủ và doanh nghiệp vi phạm.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW

KS Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Theo KS Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), với đặc thù là doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ khai thác nguồn lực tài nguyên, khoáng sản của đất nước và vai trò là một trong các trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, là công cụ để điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Với tinh thần đó, Đảng uỷ TKV đã bám sát các mục tiêu và các giải pháp Nghị quyết 39 đã đề ra, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và từng bước triển khai hiệu quả, vừa khắc phục những tồn tại mà Nghị quyết đưa ra, vừa phát triển sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong những năm qua, Đảng uỷ TKV đã chủ động xây dựng nhiều Nghị quyết, Chương trình hành động tập trung lãnh chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực về tài nguyên khoáng sản, trong đó nổi bật là các chương trình trọng tâm như: Chương trình tái cơ cấu lại các doanh nghiệp; Chương trình cơ giới hóa, tự động hoá, tin học hoá; Chương trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Chương trình tái cơ cấu lực lượng lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ… và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính trong các năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bình quân 7,9%/năm; Năng suất lao động tăng 12%/năm; Thu nhập bình quân của người lao động tăng 9,2%/năm…

Từ thực tế những khó khăn và các kết quả đã đạt được, Đảng ủy TKV đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong lãnh, chỉ đạo, cụ thể như: Kịp thời đề xuất, tham mưu Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương ban hành chính sách nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước nói chung và TKV nói riêng phát triển, đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế; Thường xuyên rà soát điều chỉnh, thay thế các quy chế, quy định quản lý trong TKV đảm bảo phù hợp với sự điều chỉnh, thay đổi của Nhà nước và sự phát triển của TKV; Ngoài việc đẩy mạnh xây dựng quy chế ưu đãi, chăm lo, thu hút lực công nhân kỹ thuật, đặc biệt là thợ lò, cần có cơ chế truyền thông, khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Cùng với đó xã hội hóa huy động các nguồn lực chung của xã hội để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm của TKV về thăm dò, huy động tài nguyên; các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, giảm tổn thất tài nguyên, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo an toàn; các dự án bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc triển khai các Nghị quyết chuyên đề của Đảng uỷ TKV (về an toàn, quản lý tài nguyên, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường… đã ban hành). Đặc biệt tăng cường công tác quản trị tài nguyên, bảo vệ an toàn, an ninh trật tự ranh giới mỏ, chống thất thoát tài nguyên, xử lý nghiêm túc các vi phạm về quản lý khai thác tài nguyên (nếu có)...

Từ thực tiễn tại Tập đoàn, KS Lê Minh Chuẩn đề nghị Chính phủ và các cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách trong quản lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là điều tiết giá bán than theo thị trường để đảm bảo các đơn vị khai thác, chế biến, tiêu thụ than, khoáng sản cân đối được tài chính, cân bằng giá đầu vào nguyên, nhiên vật liệu với giá bán sản phẩm đầu ra.

Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chính quyền các địa phương tạo điều kiện về cơ chế để TKV có thể xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình công nhân (hiện mới chỉ xây dựng nhà ở cho công nhân tập thể), nhằm đẩy mạnh hơn nữa chăm lo nguồn nhân lực, thu hút được công nhân khai thác mỏ hầm lò làm việc lâu dài, cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân kỹ thuật.

Đồng thời cần tiếp tục đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên nhằm thống nhất giữa Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với Quy hoạch phát triển các ngành và Quy hoạch Quốc gia. Cho phép TKV sớm tái khởi động triển khai Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ Sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh; Cấp giấy phép khai thác khoáng sản Cromit mỏ Cổ Định - Thanh Hoá; Bộ Chính trị sớm tổng kết 02 dự án thí điểm đầu tư khai thác và chế biến quặng bauxite tại Tây Nguyên..../.

Nhóm PV

Video liên quan

Chủ đề