Người đứng đầu Lưỡng Hà gọi là gì

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 : ai cập và lưỡng hà cổ đại trang 29, 30, 31, 32, 33 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại của Chương 3: Xã hội cổ đại.

==>> Lịch sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại tải về tại đây

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 7 chương 3 trong sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Mobitool:

==>> Bạn muốn có cái tên thật ngầu khi học online không vậy hãy đặt tên theo bảng kí tự đặc biệt đầy đủ này nhé.

Tải Về

Nói thật nếu muốn làm tốt bài này các bạn nên tham khảo file ở trên vì đó là file của giáo viên nhé !

Câu 1: Dựa vào hai đoạn tư liệu (tr30), hãy chỉ ra những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.

Gợi ý trả lời vùng hạ ai cập nằm ở khu vực nào của ai cập

Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại:

  • Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông O-phrát và Tigro ở khu vực Tây Nam Á.
  • (Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi là Mêdôpôtami (Mésopotamie) “miền đất giữa hai con sông” (hay Lưỡng Hà). Phía bắc và phía đông bình nguyên Mêdôpôtami có dãy núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa)
  • Giống như Sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và Ơphơrát có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Hàng năm, vào mùa xuân, băng tuyết ở vùng núi rừng Ácmêni tan ra, lũ đổ về xuôi, làm mực nước hai con sông ấy dâng cao, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp ở lưu vực Lưỡng Hà. Nước rút đi, còn lại lớp phù sa màu mỡ, dày đặc thích hợp cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Tigrơ và Ơphơrát còn tạo ra những con đường thương mại cầu nối giữa vùng Hắc Hải – vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đông – Tây.
  • Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó khăn và thua thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.
  • Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể dùng để đốt thay than

Câu 2: Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập cổ đại?

Gợi ý trả lời thành tựu nào sau đây của người lưỡng hà cổ đại còn sử dụng đến ngày nay

Hình 4 cho em biết những điều sau về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập:

  • Trên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sông bồi đắp, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp. Họ đã phát minh ra cái cày, biết sử dụng sức kéo của động vật để cây ruộng.
  • Họ trồng trọt lương thực, hoa quả thay vì hái lượm trong tự nhiên.

Dựa vào thông tin trên mạng và khai thác trục thời gian (tr.29), hãy nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà

Gợi ý trả lời:

Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

  • Nhà nước Ai Cập: Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mô-nét đã thống nhất các công xã (còn gọi là các nôm) thành Nhà nước Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn: Tảo kì vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc. Đến giữa thế I TCN thì bị La Mã xâm lược và thống trị. Ở Ai Cập, vua được gọi là Pha-ra-ông-Kẻ ngự trong cung điện,
  • Ở Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông. Sau đó người Ác-cát. At-xi-ri, Babylon,…đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này cho đến khi bị Ba Tư xâm lược vào thế kỷ III TCN. Ở Lưỡng Hà vua được gọi là En-xi.

Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế.

Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà.

Gợi ý trả lời lịch sử lớp 6 bài 7 ai cập và lưỡng hà cổ đại

Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay như cách làm thuỷ lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết,..

– Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:

  • Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ”paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ “Papyrus”. Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm “bút” rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.
  • Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình (hình 1, tr.29).
  • Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
  • Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.
  • Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.
  • Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư

– Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà:

  • Chữ viết: Người Lưỡng Hà dùng chữ hình nêm. Đó là loại chữ cổ nhất thế giới
  • Toán học: Người Lưỡng Hà thì theo hệ đếm 60, từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây, tính được diện tích các hình
  • Kiến trúc: Vườn treo Ba-bi-lon

Từ các hình ảnh và thông tin ở mục 3, em ấn tượng nhất với thành tựu văn hoá nào của người Ai Cập và Lưỡng Hà? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em ấn tượng nhất với công trình Kim tự tháp ở Ai Cập, đặc biệt là Kim tự tháp Kê-ốp có chiều cao tới 147m. Đế xây dựng công trình này, người ta sử dụng tới 2,3 triệu tăng đá, mỗi tảng nặng từ 2,5 đến 4 tần được ghè đẽo theo kích thước đã định, rồi mài nhẵn và xếp chồng lên nhau hàng trăm tầng mà không dùng bất cứ vật liệu kết dính nào. Trải qua hàng nghìn năm, đến nay các kim tự tháp vẫn đứng vững như muốn thách thức với thời gian.

Em hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

Gợi ý trả lời:

Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

  • Hệ đếm 60 và 1 giờ có 60 phút: Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ.
  • Toán học: Từ xưa, người Lưỡng Hà cổ đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3. Họ biết lập bảng căn số để dễ tra cứu và biết giải phương trình có 3 ẩn số. Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác rất lâu trước khi Pitago (sống vào những năm 500 TCN) chứng minh điều này.
  • Lịch âm 12 tháng: Những nhà thiên văn học người Babylon (một bộ phận của nền văn minh Lưỡng Hà) có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí trong năm. Cũng chính họ đưa ra ý tưởng lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Không lâu sau, người Ai Cập học hỏi loại lịch 12 tháng này nhưng áp dụng với Mặt Trời.
  • Bánh xe và xe kéo: Người Lưỡng Hà trong những năm 3.000 TCN là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật. Đến khoảng năm 2.000 TCN, xe kéo mới du nhập vào Trung Quốc. Xe kéo nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau, được điều khiển bởi một người đánh xe. Cỗ xe được sử dụng trong nhiều mục đích như vận chuyển, diễu hành, thi đấu thể thao và cả trong chiến tranh. Xe kéo xuất hiện ở nền văn minh Lưỡng Hà cũng là điều dễ hiểu khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính cư dân Lưỡng Hà là người sáng tạo ra bánh xe những năm 3.500 TCN phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận tải.
  • Thuyền buồm: Do nhu cầu giao thương hàng hóa, người Sumer nhận thấy di chuyển bằng đường bộ mất nhiều thời gian và không vận chuyển được hàng hóa số lượng lớn. Người Sumer chế tạo ra một loại thuyền hình vuông có một cột cao gắn vải để nhờ sức gió di chuyển vượt các sông Tigris và Euphrates.

Dựa vào bảng chữ số của người Ai Cập dưới đây em hãy làm phép tính: 124 + 321 = ? và 1565 – 1243 = ? theo cách viết của người Ai Cập cổ đại.

Người đứng đầu Lưỡng Hà gọi là gì

Xem thêm : Tìm hiểu về tụ điện

Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên di đến lưu vực Lưỡng Hà, từ bỏ dần lối sống du mục. Họ xây đắp nhiều công trình trị thủy, lấy nước tưới tiêu cho hoạt động kinh tế nông nghiệp, biến Lưỡng Hà thành một khu vực “có đầy đủ những điều kiện tốt nhất đối với nông nghiệp” (Hêrôđốt). Những quốc gia tối cổ của người Sumer đã xuất hiện vào cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN, nổi tiếng nhất là Êriđu, Lagas, Ua, Umma, Uruc…

Tình hình phát triển kinh tế của người Sumer

Mỗi quốc gia Sumer đều có những viên quan đặc trách công tác thủy lợi, người Sumer gọi là những Nubanđa.

Mặc dù hiếm kim loại và tuyệt đại bộ phận kim loại phải mua từ Êlam và Iran về, nhưng người Sumer cũng có những thành đạt nhất định trong lĩnh vực thủ công nghiệp. Họ đã chế tạo được đồ gốm tinh xảo, dệt được nhiều loại vải.

Từ thiên niên kỉ III TCN cùng với gỗ, người Sumer đã sử dụng đồng thau để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng và đồ trang sức.

Nằm trên vị trí giao thông quan trọng có sản phẩm nông nghiệp và thủ Công nghiệp tương đối phong phú, nên việc buôn bán giữa các thành thị của Lưỡng Hà với nhau và với các nước phụ cận đã sớm phát triển. Tuy nhiên, hoạt động thủ công nghiệp và thương mại của Sumer mang đậm tính chất của nền kinh tế tự nhiên. Sản phẩm làm ra chủ yếu để tiêu dùng trong công xã. Những thỏi đồng, bạc được sử dụng như một loại tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến, trao đổi theo phương thức vật đổi vật vẫn chiếm địa vị chủ đạo, kể cả trong ngoại thương (người Lưỡng Hà mang những sản phẩm của họ như lông cừu, lương thực sang các nước lân bang để đổi lấy kim loại).

Các tầng lớp xã hội của người Sumer

– Sự phát triển của chế độ tư hữu đã tạo nên 2 giai cấp cơ bản trong xã hội Lưỡng Hà : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị

Giai cấp thống trị bao gồm quý tộc và tầng lớp tăng lữ, nắm quyền sở hữu ruộng đất. Về danh nghĩa, ruộng đất trong toàn quốc thuộc về Patesi – người đứng đầu mỗi quốc gia. Nhưng trên thực tế phân bổ thành nhiều bộ phận: ruộng đất của Patesi, hoàng tộc, quý tộc, quan lại và các đền miếu.

Số ruộng đất này khá lớn. Bọn quý tộc đã thiết lập nên những trang trại riêng của chúng, rộng hàng nghìn ha, bản thân Patesi có những trang trại riêng giao cho những người thân tín trông coi (với bổng lộc do nhà vua cấp bằng chính ruộng đất từ 200 – 300 ha cho một người).

Đền miếu cũng chiếm nhiều ruộng đất, ở quốc gia Lagas vào thiên niên kỉ III TCN, số ruộng đất thuộc sở hữu của các tăng lữ đã chiếm hơn nửa tổng số ruộng đất cả nước. Số ruộng đất còn lại thuộc quyền cai quản của các công xã nông thôn. Ruộng công xã được chia nhỏ theo định kì và giao cho mỗi gia đình canh tác.

Nông dân công xã nhận ruộng phải nộp thuế cho nhà nước, đồng thời phải làm nhiều nghĩa vụ khác như nghĩa vụ quân sự, lao dịch không công trên ruộng đất của quý tộc, đền miếu, lao động nghĩa vụ xây dựng các công trình công cộng, đền miếu, lăng tẩm, đường sá, công trình thủy lợi…

Tầng lớp bị trị

Nông dân công xã là bộ phận cư dân đông đảo nhất của xã hội Sumer. Về danh nghĩa, họ là những người tự do, được công xã chia ruộng đất, có tư liệu sản xuất và tự canh tác trên những phần ruộng được chia. Nhưng trong thực tế, họ bị lệ thuộc, cai quản và chịu sự bóc lột của giai cấp quý tộc. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, là chỗ dựa và là đối tượng bị bóc lột chủ yếu của nhà nước, những nông dân công xã ở Sumer lại sống gắn bó chặt chẽ với công xã của mình theo những tập tục riêng, khép kín, ít quan tâm tới những biến động của nhà nước.

Sự tồn tại các công xã nông thôn và lối sống của các nông dân trong công xã đã tạo nên đặc trưng riêng của tổ chức xã hội người Sumer ở các thiên niên kỉ IV, III TCN.

Tầng lớp quý tộc đã không ngừng dùng quyền thế của mình để lấn chiếm, cướp đoạt phần ruộng đất của nông dân công xã. Nông dân tự do bị tước đoạt tư liệu sản xuất ngày càng tăng. Nông dân công xã bị phân hóa, một bộ phận còn giữ được tư cách tự do theo đúng nghĩa của nó (tự do thân thể, tự do canh tác trên phần ruộng riêng của họ). Một bộ phận khá đông khác mất tư liệu sản xuất, trở thành những người lính canh hoặc làm thuê cho quý tộc, đền miếu. Một bộ phận khác (ít hơn) bị bần cùng, bị biến thành nô lệ của các gia đình chủ nô hoặc cho các đền miếu.

Bộ phận cuối cùng trong tầng lớp bị trị là những người nô lệ. Nhiều tài liệu ở Lưỡng Hà thuộc thiên niên kỉ III TCN đã nói tới họ. Nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu cho xã hội Sumer là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay được mua từ nước ngoài về (giá một nô lệ khoảng chừng từ 14 đến 20 Sêken bạc bằng 117 – 170g bạc), trong số đó, nữ nô lệ chiếm tỉ lệ cao hơn.

Giống như Ai Cập, chế độ nô lệ ở các quốc gia cổ đại Sumer đã tồn tại và phát triển trong khuôn khổ của chế độ nô lệ gia trưởng. Số lượng nô lệ không đáng kể so với lực lượng đông đảo nông dân công xã. Lao động của nô lệ (dù là của nhà nước, hay tư nhân) được sử dụng trong một số ngành sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, đào đắp những công trình thủy lợi,… Thậm chí nô lệ cũng thành vật hi sinh trong các lễ tế thần, nhưng lao động của họ không phải là lao động cơ bản của xã hội. Quan hệ bóc lột chủ đạo cũng không phải là quan hệ giữa quý tộc chủ nô và nô lệ.

Nhà nước và quý tộc Sumer vừa bóc lột nông dân công xã, vừa bóc lột sức lao động của nô lệ, bởi vậy sự đối đầu và mâu thuẫn giữa quần chúng bị trị – nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ, với nhà nước và giai cấp quý tộc trở thành mâu thuẫn cơ bản của xã hội. Tiếc rằng còn quá ít tài liệu ghi chép về những cuộc đấu tranh trong xã hội Sumer. Do vậy, bức tranh về phong trào phản kháng của quần chúng lao khổ ở Sumer còn mờ nhạt, chỉ còn lại sử liệu ghi chép không chi tiết về phong trào đấu tranh sôi động của thợ thủ công, nông dân công xã và nô lệ ở quốc gia thành thị Lagas, lật đổ quyền lực của Patesi tàn bạo ở Lagas, đưa Urucaginna lên ngôi Patesi, thực hiện một số cải cách có lợi cho những người nghèo khổ. Như nới rộng quyền tự do cho các thành viên công xã nông thôn, hạn chế sự bóc lột quá mức của bọn quý tộc quan lại…

Tổ chức nhà nước của người Sumer

Tổ chức chính trị và hình thái nhà nước của người Sumer cũng được xây dựng và phát triển theo hướng của một nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Khuynh hướng tăng cường quyền lực vào tay nhà vua và tập đoàn quý tộc thống trị được xúc tiến ngày một mạnh mẽ.

Đứng đầu mỗi quốc gia của người Sumer là Patesi (cũng có nơi gọi là Lugalơ – người chủ). Thoạt đầu, Patesi do hội đồng dân biểu bầu ra, là người đại diện của tầng lớp quý tộc thị tộc, dần dần Patesi trở thành một chức vị có tính chất cha truyền con nối, thâu tóm trong tay mình mọi chức năng và quyền lợi:

  • Patesi là đại diện tối cao của tầng lớp tăng lữ, là đại diện của thần dân trước các thần thánh;
  • Patesi là người chỉ huy quân đội Sumer, người quản lý kinh tế, coi sóc các công trình công cộng và là người sở hữu tối cao mọi đất đai trong một quốc gia.

Dưới các Patesi và giúp việc cho Patesi là một hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu hệ thống quan lại đó là Nubanđa (gần giống như Vidia ở Ai Cập) trông coi hoạt động kinh tế, kho tàng và thủy lợi. Tiếp đó là các quan lại đặc trách các công việc khác như thu thuế, các hoạt động thương mại, quân sự, kho tàng, xây dựng các công trình công cộng…

Bên cạnh việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước Sumer cổ đại cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn quý tộc chiếm nhiều đất đai và tư liệu sản xuất khác, trên cơ sở đó để tiến hành bóc lột cư dân bị thống trị – Có những tên quý tộc chiếm giữ tới 200 – 3000 ha đem phát canh để thu tố thuế.

Tuy nhiên, nét nổi bật của nhà nước Sumer thời kì này là tính chất sơ khai của nó và những tàn dư của chế độ dân chủ bộ lạc, thị tộc còn tồn tại khá phổ biến. Ở các quốc gia Sumer vẫn tồn tại các hội đồng nhân dân và hội đồng bô lão (trưởng lão) với những quyền lực nhất định: đề cử và chọn lựa những quan chức của bộ máy nhà nước, quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia (tuyên chiến hay kí kết hòa bình…).

Mặt khác sự bền vững của công xã nông thôn Sumer cũng đã buộc nhà nước phải sử dụng tới các cơ quan quản lí của công xã như là bộ phận của guồng máy cai trị trong cả nước ; có như thế nhà nước mới có thể với tay xuống các làng xã và điều khiển các thành viên trong công xã nông thôn.

Do vậy, nhà nước ở Sumer ngay từ khi mới thiết lập do những nhu cầu và đặc trưng riêng của nền kinh tế, thiết chế xã hội đã được xây dựng theo khuynh hướng của một nhà nước quân chủ, tập quyền. Nhưng thể chế trung ương tập quyền này chưa ổn định, vững mạnh. Những tàn dư của xã hội thị tộc, sự tồn tại dai dẳng của các công xã nông thôn phần nào đã làm cho thể chế chính trị của người Sumer mang sắc thái riêng. Và đó cũng là lí do vì sao trong suốt nửa đầu thiên niên kỉ III TCN, các quốc gia Sumer luôn luôn đấu tranh với nhau. Họ cố gắng vươn tới để xác lập một quốc gia chung thống nhất nắm bá quyền ở khu vực, nhưng chưa có quốc gia nào đủ sức thống nhất toàn bộ khu vực Lưỡng Hà thành một khối thống nhất hùng cường.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,