Người có tầm ảnh hưởng về khí hậu là ai

Các bạn học sinh có thể tham khảo bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 với chủ đề khủng hoảng khí hậu dưới đây để tìm cho mình ý tưởng riêng độc đáo nhất.

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51 (năm 2022) có chủ đề: “Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu” (“Write a letter to someone influential explaining why and how they should take action on the climate crisis”). Cuộc thi hứa hẹn sẽ là sân chơi ý nghĩa để học sinh cả nước đưa ra các ý tưởng, mong muốn hoặc đóng góp các giải pháp thiết thực góp phần đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái đất.

Dưới đây là 1 bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 về hành động trước khủng hoảng khí hậu. Các bạn học sinh có thể tham khảo để lên ý tưởng bài viết của mình chứ tuyệt đối không sao chép nhé!.

"…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!

Cháu tên là Trần A*, học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Việt Nam

Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác. 

Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu đe dọa cuộc sống người dân

Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.

Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.

Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi sinh vì sạt lở.

Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?

Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.

Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.

Các quốc gia cần tăng cường các hành động bảo vệ môi trường, bao gồm: Đầu tư vào việc làm bền vững; không hỗ trợ cho các đối tượng gây ô nhiễm; chuyển từ đánh thuế thu nhập đối với người nộp thuế sang đánh thuế khí thải carbon đối với đối tượng gây ô nhiễm môi trường; chấm dứt trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch, nhất là than đá; cân nhắc mọi nguy cơ đối với khí hậu khi ra quyết định và công bố những rủi ro tài chính liên quan tới biến đổi khí hậu....

Cháu mong tin vui từ bác,

Trần A*"

Dưới đây là một số bài mẫu gợi mở ý tưởng trước chủ đề viết thư UPU lần thứ 51 năm 2022 về khủng hoảng khí hậu để các em học sinh tham khảo trước khi quyết định thực hiện bài viết của mình.

 Những lưu ý khi viết thư UPU 2022- Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi về chủ đề cuộc thi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.- Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt.- Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy. Bài đánh máy vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ.- Ở góc trên cùng bên trái, ghi đầy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.- Trong nội dung bài dự thi, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.- Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết.- Bài dự thi không đưa lên báo chí, truyền hình hoặc mạng xã hội khi Ban Tổ chức chưa công bố giải thưởng.Thời hạn nộp bài dự thi cuộc thi viết thư UPU năm 2022* Thời gian dự thi: Từ ngày 2/12/2021 - 2/3/2022 (theo dấu Bưu điện).

* Địa chỉ tiếp nhận: Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Mã bưu chính: 11611).

Trong khi nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg, nhà tự nhiên học David Attenborough và các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thu hút hầu hết sự chú ý của giới truyền thông tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), công việc thực sự của 197 quốc gia trong việc cam kết về chống biến đổi khí hậu sẽ thuộc về các nhà ngoại giao, các nhà đàm phán và các bộ trưởng.

Vai trò của họ đòi hỏi một trí óc nhạy bén, sự khéo léo và chịu được áp lực. Các cuộc đàm phán thường diễn ra xuyên đêm và hiếm khi kết thúc đúng giờ.  

Các quốc gia đã tạo liên minh với nhau và hình thành các khối đàm phán. Các nước có thể là thành viên của nhiều nhóm khác nhau cùng một lúc.

Dưới đây là 5 nhà đàm phán sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của Hội nghị thượng đỉnh COP26.

Giải Chấn Hoa

Theo BBC, nhiều nguồn tin cho rằng nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc về biến đổi khí hậu Giải Chấn Hoa đã nghỉ hưu, nhưng ông được mời tiếp tục đảm nhiệm vị trí này vào đầu năm nay, có thể do mối quan hệ công việc thân thiết với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu John Kerry.

Ông Giải Chấn Hoa. Ảnh: AFP

Mối quan hệ của họ được cho là rất quan trọng trong việc xây dựng Thỏa thuận Paris vào năm 2015, trong đó các quốc gia cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải.

Tuy nhiên, các ưu tiên của hai quan chức tại COP26 là khác nhau. Ông Kerry muốn các quốc gia như Trung Quốc cam kết cắt giảm khí thải carbon nhiều hơn, trong khi tại một cuộc họp báo gần đây với truyền thông quốc tế, ông Giải nói rằng đối với ông, COP26 sẽ hoàn thiện các quy tắc của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015.

Cắt giảm khí thải carbon và các vấn đề khác đã tồn tại trong quá trình thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong 3 năm qua, việc hoàn thiện chúng ở COP26 được coi là điều quan trọng đối với độ tin cậy của quá trình này.

Trung Quốc là nước phát thải lượng khí thải CO2 nhiều nhất thế giới. Tại COP26, quốc gia này là thành viên chủ chốt của một số khối đàm phán, bao gồm nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc.

Ayman Shasly

Trong thập kỷ qua, Ayman Shasly là chủ tịch của nhóm các nhà đàm phán khí hậu Arab. Từng là nhân viên của công ty dầu khí nhà nước Saudi Aramco, hiện tại ông Shasly đảm nhận nhiều vai trò. Ông lãnh đạo nhóm Saudi Arabia tại Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu và cũng là thành viên hội đồng quản trị của Quỹ Khí hậu Xanh.

Ông Ayman Shasly. Ảnh: IISD/ENB

Trong khi Saudi Arabia từ lâu được coi là phản đối những hành động cấp thiết chống biến đổi khí hậu, quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này đã giảm nhẹ giọng điệu trong năm gần đây và đưa ra tuyên bố mục tiêu đạt phát thải ròng carbon bằng 0.  

Trong những ngày gần đây, Saudi Arabia đã công bố kế hoạch đạt phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2060 và cắt giảm 30% lượng khí metan phát thải vào năm 2030. Tuy nhiên, trong khi đó, nước này vẫn tiếp tục sản xuất và xuất khẩu dầu trong nhiều thập kỷ tới.

Ông Shasly có uy tín lớn trong các cuộc đàm phán, với trọng tâm là bảo vệ lợi ích quốc gia của Saudi Arabia. “Có lẽ chúng tôi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác”, ông Shasly nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2018.

“Nguồn thu nhập của Saudi Arabia chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu dầu. Nền kinh tế của chúng tôi dễ bị tổn thương và với dầu, chúng tôi có thể sinh sống, đi du lịch, học tập, chăm sóc y tế và có được nhiều thứ khác”, ông Shasly nói.

Alok Sharma

Người có nhiệm vụ đưa tất cả các chủ đề khác nhau của cuộc đàm phán COP26 đến thành công là Bộ trưởng Anh Alok Sharma.

Ông Alok Sharma. Ảnh: AFP

Theo BBC, ông Sharma hiện nay nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông thế giới. Ông được ca ngợi vì nỗ lực tìm kiếm điểm chung giữa các quốc gia, nhưng có thể mọi thứ sẽ thay đổi khi ông đảm nhận vai trò Chủ tịch COP26. Khi đó, mọi lời nói và hành động của ông sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Hình mẫu của ông Sharma có thể sẽ là Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius – Chủ tịch COP21. Ông Fabius là người tuyên bố hiệp định Paris về khí hậu đã được thông qua vào năm 2105. Ông là người đã lôi kéo các quốc gia miễn cưỡng chấp thuận cùng thông qua một thỏa thuận mang tính lịch sử.

Sheikh Hasina

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina sẽ phát biểu đại diện cho Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu, gồm 48 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.

Bà Hasina, một chính trị gia có tính cách thẳng thắn, sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm về chống biến đổi khí hậu tại COP26. Chỉ trong năm 2020, khoảng 1/4 diện tích Bangladesh đã chìm trong nước, hàng triệu ngôi nhà bị phá hủy khi lũ lụt tràn vào quốc gia này.

Bà Sheikh Hasina. Ảnh: AFP

“Những người như Thủ tướng Hasina sẽ thay đổi đổi quan điểm về biến đổi khí hậu và có thể giúp các nhà lãnh đạo thế giới hiểu thêm về hiện tượng này”, Tiến sĩ Jen Allan, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Cardiff, cho biết.

Dù Bangladesh nằm trong số các quốc gia nghèo nhất, nhóm các nước dễ bị tổn thương về khí hậu và nhóm các nước kém phát triển, nhưng quốc gia này vẫn có thành tích nổi trội trong các cuộc đàm phán.

Theo Quamrul Chowdhury, nhà đàm phán người Bangladesh làm việc trong nhóm của bà Sheikh Hasina, các quốc gia dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu tới Glasgow với những mục tiêu rõ ràng.

“Hiện có hơn 1 tỷ người đang chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chúng tôi muốn họ không phải chịu sự ảnh hưởng bằng cách kêu gọi các nước giàu cắt giảm đáng kể lượng khí thải, tăng cường nguồn tài chính cho khí hậu và giải quyết những tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu”, ông Quamrul Chowdhury nói.

Teresa Ribera

Bà Teresa Ribera đã tham gia vào quá trình đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc trong nhiều thập kỷ. Bà cũng là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, hiện đang giữ chức vụ Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Tây Ban Nha.

Bà Teresa Ribera. Ảnh: Getty Images

Tây Ban Nha thuộc Liên minh châu Âu (EU) - một khối độc lập trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Châu Âu thường tự coi là nhóm các quốc gia giàu có tham vọng trong việc thúc đẩy cắt giảm khí thải nhiều hơn. Các nhà đàm phán nhiều kinh nghiệm như bà Ribera hiểu rằng chìa khóa để đạt được tiến bộ về khí hậu là xây dựng liên minh với những quốc gia đã sẵn sàng.

Bà Ribera được coi là người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển liên minh trên diện rộng này. Bà được biết đến là người có mối quan hệ tốt đẹp với các nước Nam Mỹ, Trung Quốc và Mỹ, những mối quan hệ đóng vai trò quan trọng nếu Hội nghị COP26 thành công./.

Video liên quan

Chủ đề