Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không

07/30/2019 10:00:11 AM 07/26/2019 02:12:59 AM Hoàng Minh

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Hoàng Minh

Nhiều người có quan niệm sai lầm là người bị bệnh tim cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối. Thực ra, khi bị bệnh tim, bác sĩ vẫn mong muốn bạn hoạt động thể chất. Nhưng người bị bệnh tim có nên tập gym? Người bị bệnh tim nên tập môn thể thao gì?

Khi nghĩ đến tập gym, phần lớn mọi người nghĩ đến các bài tập gym nặng như tập tạ, tập các máy tập cơ, ... Đối với các bài tập này, người bị bệnh tim không thể tham gia. Ví dụ như có người không rõ hở van tim có nên tập thể hình. Câu trả lời là tuyệt đối không. Khi tập cử tạ hay các bài tập tạo cơ, huyết áp có thể tăng đột ngột, tạo áp lực lên tim, gây nguy hiểm cho những người bị cao huyết áp, hay bị bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, người bị bệnh tim vẫn cần phải hoạt động thể chất. Các bài tập thể dục phù hợp sẽ giúp cho tim khỏe mạnh hơn. Người bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn những bài tập phù hợp.

Trước khi tập thể dục, cần khởi động kỹ khoảng 15 phút để cho cơ, xương, khớp, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp có thể quen dần với vận động. Người bị bệnh tim không nên vận động quá sức, nên vận động theo phương pháp luyện tập vài phút, rồi nghỉ ngơi gấp đôi thời gian luyện tập. Điều quan trọng không phải là tập nhiều, mà là tập thường xuyên, đều đặn, và phù hợp với sức khỏe của mình.

Người bị bệnh tim nên chọn tập gì?

Người bị bệnh tim nên tập những loại hình thể thao “động”, tức là sử dụng cả tứ chi. Tổng thời gian tập luyện khoảng từ 30-40 mỗi ngày là đủ. Một số những loại hình thể thao phù hợp với người bị bệnh tim là:

  • Đi bộ: Đi bộ là một bài tập dễ dàng, không đòi hỏi kỹ năng, hay dụng cụ. Để tốt cho tim mạch, bạn nên đi bộ nhanh hơn bình thường một chút, để cho tim đập nhanh lên. Khi thấy ra mồ hôi và thở hơi gấp là được. Sau đó, bạn đi chậm dần lại. Đi bộ có thể chia ra nhiều lần mỗi ngày sao cho tổng thời gian đi bộ khoảng 30-60 phút.
  • Chạy bộ: Người bị bệnh tim có thể bắt đầu bằng việc chạy chậm và chạy quãng đường ngắn. Khi thấy mệt, bạn nên chạy chậm dần lại, hoặc nghỉ một chút. Quan trọng là bạn chăm chỉ tập chạy và quãng đường chạy ngày càng dài hơn. Một tuần, chỉ cần chạy khoảng ba đến bốn lần nếu như không có thời gian. Cần tránh chạy ở những nơi có không khí ô nhiễm, bởi việc hít thở không khí ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ chết vì bệnh tim.
  • Bơi: Việc bơi cũng rất tốt cho tim mạch, nếu như bạn bơi nhẹ nhàng, không bơi quá nhanh và gắng sức. Đặc biệt, không nên lặn sâu vì việc nín thở rất không tốt cho tim mạch. Với việc đi bơi, cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết chắc mức độ vận động cho phép của bạn.
  • Yoga, khí công: Đây là các môn tập nhẹ nhàng, tốt cho người bị bệnh tim bởi nó giúp thư giãn tinh thần, có ảnh hưởng tốt đến tâm lý.
  • Bóng bàn, cầu lông: Đây là hai môn thể thao không cần quá nhiều sức. Người bị bệnh tim khi chơi cần chơi vừa phải, không gắng sức, không chơi kéo dài quá một tiếng.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Tập luyện thể dục, thể thao có tác dụng rất tốt để phòng ngừa bệnh mạch vành

Người bị mạch vành có thể tập thể dục thể thao

Người bị bệnh tim thực thể như bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim… thì cần hạn chế tập luyện thể dục thể thao. Còn những người bị bệnh tim mạch cơ năng như rối loạn thần kinh tim, tim đập nhanh, mạch vành, tăng huyết áp… thì vẫn có thể tập luyện thể dục thể thao theo chỉ định của bác sỹ.

Tác dụng của thể dục, thể thao

Tập luyện thể dục, thể thao có tác dụng rất tốt để phòng ngừa bệnh mạch vành. Nó giúp tiêu mỡ thừa trong cơ thể, lập lại cân bằng lipid máu (giảm cholesterol xấu LDL hoặc cholesterol toàn phần, trong khi làm tăng cholesterol tốt HDL) nhờ đó làm giảm mức độ và tiến triển của xơ vữa động mạch.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Người mắc bệnh mạch vành nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng

Những hoạt động thể lực làm cho động mạch dẻo dai hơn, các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan và các cơ bắp, giãn mạch ngoại biên làm giảm huyết áp, phòng ngừa biến chứng tim mạch do bệnh tăng huyết áp.

Luyện tập thể dục thường xuyên làm tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng oxy tại cơ và các mô của cơ thể, nhờ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với gắng sức. Điều này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân bị bệnh mạch vành hoặc suy tim bởi vì những bệnh nhân này thường có biểu hiện mệt mỏi, khó thở khi gắng sức.

Người bị mạch vành nên tập luyện thế nào? 

Người bị bệnh mạch vành luôn phải khởi động trước mỗi lần tập luyện và thư giãn trong khoảng thời gian tương đương với khởi động, dù hình thức tập luyện thế nào đi nữa. Cũng cần khởi động lâu hơn nếu xuất hiện đau ngực do gắng sức. Thời gian khởi động cần liên tục trong 6 – 10 phút.

Khi tập luyện nên tập vừa sức mình. Khi thấy mệt, khó thở hoặc đau ngực thì nên ngừng, không nên cố gắng tập tiếp. Nên ngày nào cũng tập là tốt nhất, nếu không phải tập ít nhất tuần 3 lần, mỗi lần khoảng 30 – 40 phút. Những bệnh nhân có thể trạng yếu có thể tập các môn như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp…

Cần lên kế hoạch tập luyện và ghi chép nhật ký tập luyện, thời gian vận động và cảm giác của chính mình… làm cơ sở điều chỉnh và tổng kết kinh nghiệm để việc tập luyện phát huy hết tác dụng.

Một số môn thể thao mà người bị bệnh mạch vành nên áp dụng là đi bộ, chạy, bơi, bóng bàn, cầu lông, yoga… Những môn thể thao mà người bị bệnh mạch vành không được tập là: Tập tạ, leo núi, chạy marathon…

Bên cạnh việc dùng thuốc, tập luyện thể dục thể thao người bị bệnh mạch vành nên tái khám thường xuyên. Điều quan trọng là người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, cholesterol máu cao… Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên như bồ hoàng, đỏ ngọn, hoàng bá, sơn tra… có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Không chỉ có khả năng làm hạ cholesterol, giảm lipid máu, những hoạt chất sinh học này còn có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình oxy hóa tế bào, ngăn ngừa nguy cơ làm tổn thương thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế được sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa, là nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch vành.

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các vị thảo dược này đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng để giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh mạch vành.

Thùy Trang H+ 

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không

Người bị bệnh tim cần phải thật cẩn trọng trong tất cả hoạt động thường ngày. Vậy nên nhiều người thường băn khoăn rằng khi bị bệnh tim có chơi thể thao được hay không? Vậy người bị bệnh tim có được tập luyện thể thao không? Có những môn thể thao có lợi cho người bệnh tim nào? Bạn cần chú ý điều gì khi luyện tập thể thao? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của YouMed.

Người bị bệnh tim có nên tập luyện thể thao hay không?

Đa số mọi người đều cho rằng, khi bị bệnh tim, bạn không nên vận động mạnh. Chính vì vậy, việc thoải mái chơi những môn thể thao yêu thích cũng là điều cần tránh. Tuy nhiên, chơi những môn thể thao có lợi cho người bệnh tim sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thường xuyên tập luyện thể thao sẽ giúp giảm huyết áp động mạch. Các thành phần mỡ có hại trong máu sẽ được loại bỏ. Nhờ đó, sự phát triển của xơ vỡ động mạch sẽ được chậm lại. Vậy nên thường xuyên tập thể thao thật sự có lợi cho những người bị bệnh tim.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Tập thể dục tốt cho cơ thể của những người bị bệnh tim

Ngoài ra, luyện tập thể thao còn giúp cơ thể bạn trở nên hoạt bát, linh hoạt hơn. Các biến chứng của bệnh tim như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cũng sẽ được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà những người hay chơi thể thao sẽ ít xuất hiện triệu chứng của bệnh tim hơn. Việc thường xuyên tập luyện thể thao thật sự quan trọng với người bị bệnh tim.

Những môn thể thao giúp ích cho người mắc bệnh tim

Không phải môn thể thao nào cũng phù hợp với người bị bệnh tim. Vào lúc này, mọi sự vận động đều cần có sự tính toán, lựa chọn. Dưới đây là một số môn thể thao có lợi cho người bệnh tim được bác sĩ lựa chọn:

Đi bộ

Đây chính là môn thể thao an toàn, đơn giản nhất dành cho người bị bệnh tim. Quá trình vận động này diễn ra nhẹ nhàng nên phù hợp với sức khỏe của nhiều người. Bạn cũng không cần phải lo lắng về hiệu quả mà nó đem lại.

Chỉ với 30 phút đi bộ mỗi ngày, bạn đã giảm được 18% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Bên cạnh đó, đi bộ còn giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và các cholesterol xấu trong cơ thể.

Lưu ý khi đi bộ bạn nên lựa chọn những loại quần áo có thể co dãn tốt. Chọn giày sao cho vừa chân để đảm bảo thoải mái khi di chuyển nhé. Thời gian tập luyện hiệu quả nhất là khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Đi bộ chính là môn thể thao nhẹ nhàng nhất dành cho người bệnh tim

Đi bộ được xem là môn thể thao đơn giản nhưng rất hiệu quả cho người bệnh tim. Bạn có thể đi bộ vào buổi sáng hoặc tối ở công viên, khu thể dục thể thao. Nếu không có nhiều không gian, bạn có thể luyện tập với máy. Ngoài đi bộ thì việc luyện tập lên xuống cầu thang cũng rất tốt. Thay vì thang máy bạn có thể đi thang bộ, vận động nhẹ nhàng cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bơi

Không chỉ để giúp cơ bắp phát triển, bơi lội còn góp phần giúp cải thiện hệ tim mạch. Đây là một trong số ít môn thể thao có lợi cho người bệnh tim vừa nâng cao sức khỏe toàn thân, vừa làm ổn định nhịp tim.

Huyết áp của bạn sẽ được ổn định khi thường xuyên bơi lội. Những người bị bệnh tim chỉ cần bơi 30-60 phút/buổi. Bơi từ 3-4 buổi/tuần là đã giúp cơ thể tránh khỏi nguy cơ đột quỵ, tim mạch. Quá trình tuần hoàn máu cũng sẽ được thực hiện tốt hơn nhờ môn thể thao này.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Bơi lội thường xuyên sẽ tăng cường đề kháng cho cơ thể bạn

Aerobic

Những bài tập aerobic đơn giản chính là môn thể thao có lợi cho người bệnh tim. Mỗi buổi tập, bạn chỉ cần mất 20 – 25 phút và tập 5 buổi/tuần là đã đủ. Những bài tập aerobic nhẹ nhàng, vừa sức sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn. Lưu ý, người bệnh tim cần tránh những bài tập aerobic đột ngột. Những bài tập đột ngột sẽ khiến tim phải hoạt động một cách đột ngột, gây nguy hiểm cho bạn.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Những bài tập nhẹ nhàng sẽ phù hợp với những người bệnh tim

Chạy bộ

Đây chính là môn thể thao có lợi cho người bệnh tim nhất. Đối với môn thể thao này, bạn cần theo đúng tiến độ được vạch ra. Những ngày đầu, bạn chỉ nên chạy những quãng đường ngắn rồi sau đó mới tăng dần đều lên. Khi bắt đầu buổi tập, bạn chỉ nên chạy chậm để cơ thể quen dần. Sau đó, bạn có thể chạy nhanh hơn nhưng nhớ giữ sức vừa và đều đặn.

Nếu bạn muốn nghỉ, bạn cần phải chạy chậm lại rồi mới dừng hẳn. Việc dừng lại đột ngột sẽ có hại đến tim. Mỗi tuần bạn chỉ cần chạy từ 3 – 4 lần là đủ. Tuy nhiên, tổng số chiều dài quãng đường phải được nâng dần lên sau mỗi buổi tập của bạn.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Khi bắt đầu, bạn nên chạy từ từ với quãng đường ngắn rồi mới tăng dần

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng máy chạy bộ. Tuy nhiên cần lưu ý điều chỉnh tần số cũng như mức độ vận động cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Đạp xe đạp

Đạp xe thường xuyên sẽ giúp tăng sức bền cho tim khỏe mạnh hơn. Đối với người bệnh tim, đạp xe còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất.

Nếu có thể, bạn nên trang bị máy đạp xe tại nhà vì với người bệnh tim, điều đó an toàn hơn. Đạp xe tại nhà, bạn sẽ tránh được sự ảnh hưởng của thời tiết, giao thông. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn chủ động sắp xếp được thời gian luyện tập phù hợp với mình.

Tuy nhiên, nếu không đủ điều kiện, bạn vẫn có thể tập luyện ngoài trời như bình thường. Chỉ cần chú ý đảm bảo an toàn cho mình, việc tập luyện vẫn sẽ đạt hiệu quả như bạn muốn.

Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Cần chú ý đến những yếu tố ngoại cảnh khi đạp xe bên ngoài

Người bị bệnh tim cần chú ý những gì khi tập luyện thể thao?

Tuy thường xuyên thể thao có lợi cho người bệnh tim. Nhưng không phải bạn muốn tập như thế nào cũng được. Để việc tập luyện diễn ra an toàn, hiệu quả, bạn cần nhớ những điều sau:

  • Việc tập bất cứ môn thể thao nào cũng cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
  • Trước khi tập, bạn cần khởi động tối thiểu 15 phút. Việc này sẽ giúp hệ tuần hoàn, hô hấp thích nghi được với nhịp độ vận động.
  • Chỉ thực hiện những bài tập nhẹ nhàng. Cố gắng tập những bài tập nặng sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn.
Người bị bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không
Chỉ tập những bài tập phù hợp với thể trạng của mình
  • Duy trì tập luyện đều đặn tốt hơn việc dồn hết sức cho một lần tập.
  • Người bệnh tim cần lựa chọn phương pháp tập có hệ thống, phù hợp với thể lực của mình.
  • Bạn cần chú ý đến yếu tố thời tiết khi muốn chơi thể thao. Trời quá nóng hay quá lạnh đều gây ảnh hưởng đến tim.
  • Khi cảm thấy chế độ tập luyện của mình quá nặng, bạn cần lập tức giảm cường độ luyện tập xuống.
  • Nếu có bất kì triệu chứng đau ngực, hoa mắt, khó thở, chóng mặt… Bạn phải dừng ngay việc luyện tập lại.

Hy vọng gợi ý về môn thể thao có lợi cho người bệnh tim sẽ có ích cho bạn. Qua đó, bạn đã có thể lựa chọn đâu là môn thể thao phù hợp với bạn nhất. Nên nhớ, việc luyện tập của bạn phải được thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của bạn. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật những kiến thức sức khỏe mới nhé!