Ngủ hay gặp ác mộng là bệnh gì năm 2024

Những giấc mơ có thể cho biết rất nhiều về những gì thực sự đang diễn ra trong đầu bạn. Những vấn đề đã chôn sâu trong tiềm thức có thể hiện ra trong những giấc mơ, đặc biệt vào những lúc quá căng thẳng, hoặc trải qua chấn thương.

Một số người gặp nhiều ác mộng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ.

Ác mộng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và giảm dần sau 10 tuổi.

Sức khỏe tinh thần kém là một trong những lý do chính đằng sau những cơn ác mộng thường xuyên. Tiến sĩ Milan Balakrishnan, Chuyên gia tư vấn tâm thần tại Bệnh viện tâm thần Masina, Mumbai (Ấn Độ), cho biết căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm là những nguyên nhân phổ biến gây ra quá nhiều ác mộng.

Ngủ hay gặp ác mộng là bệnh gì năm 2024

Ác mộng là giấc mơ hãi hùng dẫn đến cảm giác tiêu cực khiến người ta thức dậy trong lo lắng, sợ hãi

Shutterstock

Ông cũng liệt kê chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (CTTL) là một trong những lý do gây ra những cơn ác mộng tái diễn.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của CTTL là trải qua lần nữa hoặc hồi tưởng về biến cố đau buồn. Đôi khi những hồi tưởng này có thể biểu hiện như những cơn ác mộng, theo Hindustan Times.

Tiến sĩ Shefali Vaidya, nhà tâm lý học, từ Bệnh viện đa khoa Apollo Spectra Mumbai (Ấn Độ), liệt kê 6 lý do khiến bạn gặp ác mộng thường xuyên.

1. Căng thẳng

Cuộc sống cá nhân hoặc công việc có thể là nguyên nhân dẫn đến cơn ác mộng của bạn.

Một số yếu tố như ly hôn, khủng hoảng tài chính, người thân qua đời, hoặc mất việc làm là một số lý do gây ra cơn ác mộng.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra ác mộng và cần được giải quyết kịp thời.

2. Chấn thương

Ác mộng là hiện tượng thường xảy ra sau một tai nạn, thương tích, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, hoặc một biến cố đau thương. Ác mộng thường gặp ở những người có xu hướng bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.

Ngủ hay gặp ác mộng là bệnh gì năm 2024

Sức khỏe tinh thần kém là một trong những lý do chính đằng sau những cơn ác mộng thường xuyên

Shutterstock

3. Thiếu ngủ

Lịch trình ngủ sai lệch sẽ làm giảm thời lượng giấc ngủ của bạn và có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Mất ngủ dẫn đến nguy cơ gặp ác mộng cao hơn. Cố gắng thực hiện thói quen ngủ tốt.

Rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ rũ có thể gây ra những cơn ác mộng tái diễn.

4. Một số loại thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc điều trị bệnh Parkinson hoặc giúp ngừng hút thuốc có thể gây ra ác mộng.

5. Lạm dụng chất gây nghiện

Sử dụng rượu và chất kích thích có thể gây ra ác mộng. Vì vậy, bạn sẽ không thể có được một giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Tiến sĩ Balakrishnan nói: Cai rượu và các chất gây nghiện khác cũng có thể gây ra ác mộng.

6. Sách và phim kinh dị

Đọc sách hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt là trước khi ngủ, có thể khiến bạn gặp ác mộng, theo Hindustan Times.

Những rối lọan trong giấc ngủ là những hành vi không mong muốn xảy ra trong khi đi vào giấc ngủ, trong thời gian ngủ hoặc khi thức dậy. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị có thể bao gồm dùng thuốc và trị liệu tâm lý.

Đối với các bệnh lý này, bệnh sử và khám lâm sàng có thể chẩn đoán xác định.

Ngồi, đi bộ hoặc các hành vi phức tạp khác xảy ra trong lúc ngủ, thường với đôi mắt mở mà không bệnh nhân không biết. Mộng du phổ biến nhất trong giai đoạn sau của thời thơ ấu và thanh thiếu niên, xảy ra sau và trong thời kỳ tỉnh táo từ giai đoạn không có chuyển động của mắt nhanh (NREM) giai đoạn N3. Thiếu ngủ trước đó và sinh hoạt cá nhân không hợp lý sẽ làm tăng khả năng xảy ra những thời kỳ này, và nguy cơ cao hơn đối với các người thân bậc 1 của các bệnh nhân có rối loạn này. Các giai đoạn có thể được kích hoạt bởi các yếu tố gây thức trong khi ngủ (ví dụ như caffeine, các chất kích thích, các hành vi làm gián đoạn giấc ngủ) hoặc tăng cường giấc ngủ N3 (ví dụ như thiếu ngủ trước đó, tập thể dục quá mức).

Bệnh nhân có thể lẩm bẩm lặp lại và beenhjnhaan có thể bị thương do những chướng ngại vật hoặc cầu thang. Bệnh nhân không nhớ giấc mơ sau khi tỉnh giấc hoặc sáng hôm sau, thường không nhớ mộng du.

Điều trị là nhằm vào việc loại bỏ các yếu tố gây khởi phát mộng du. Nó cũng bao gồm việc bảo vệ bệnh nhân khỏi bị thương tích-ví dụ như bằng cách sử dụng báo thức để đánh thức bệnh nhân khi họ rời khỏi giường, sử dụng giường thấp, cài đặt cửa báo động loại bỏ các vật sắc nhọn khỏi giường bệnh và chướng ngại vật từ phòng ngủ. Đôi khi, bệnh nhân nên ngủ nệm trên sàn nhà.

Benzodiazepine, đặc biệt là clonazepam 0,5 đến 2 mg uống trước khi đi ngủ có thể hữu ích nếu các biện pháp hành vi không hoàn toàn hiệu quả, nhưng những loại thuốc này có tác dụng bất lợi đáng kể.

Vào ban đêm, bệnh nhân đột nhiên la hét, bùng phát và dường như sợ hãi và kích thích mạnh mẽ. Điều này có thể dẫn đến mộng du. Bệnh nhân rất khó đánh thức. Giấc ngủ kinh hoàng thường gặp ở trẻ em và xuất hiện khi trẻ em được đánh thức một phần hoặc bị đánh thức từ giấc ngủ giai đoạn N3; do đó, chúng không đại diện cho những cơn ác mộng. Ở người lớn, chứng sợ ngủ có thể liên quan đến các vấn đề tâm lý hoặc rối loạn sử dụng rượu.

Điều trị trọng tâm đối với trẻ em là sự trấn an của phụ huynh. Nếu các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng (ví dụ học tập không tốt) cần chỉ định các thuốc benzodiazepine đường uống tác dụng trung bình hoặc kéo dài (như clonazepam 1 đến 2 mg, diazepam 2 đến 5 mg) uống lúc đi ngủ. Người lớn có thể đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc điều trị thuốc.

Trẻ em thường gặp ác mộng hơn người lớn. Ác mộng xảy ra trong giấc ngủ REM, thường gặp khi sốt, mệt mỏi quá mức, tinh thần đi xuống hoặc sau khi uống rượu.

Điều trị các cơn ác mộng là hướng vào bất kỳ bệnh lý nền tâm thần nào.

Nói lời nói (đôi khi thô tục) và thường là các cử động hung hăng (ví dụ: vẫy tay, đấm, đá) xảy ra trong giấc ngủ REM. Những hành vi này có thể mô phỏng giấc mơ của bệnh nhân, không rõ vì lý do gì mà trong suốt giấc ngủ REM thường không mất trương lực cơ. Khi bệnh nhân tỉnh dậy sau các hành vi đó họ nhận thức được những giấc mơ sống động.

Bệnh lý này phổ biến hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là những người có các bệnh lý thoái hóa thần kinh trung ương (CNS) – ví dụ, bệnh Parkinson Bệnh Parkinson Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa chậm tiến triển, được đặc trưng bởi run tĩnh trạng, tăng trương lực cơ, giảm vận động và vận động chậm, và sau cùng ổn định tư thế và/hoặc dáng đi. Chẩn... đọc thêm hoặc Alzheimer Bệnh Alzheimer Bệnh Alzheimer gây suy thoái nhận thức tiến triển và được đặc trưng bởi sự lắng đọng beta amyloid và các đám rối thần kinh ở vỏ não và chất xám dưới vỏ. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; xét nghiệm... đọc thêm , chứng sa sút trí tuệ mạch máu Suy giảm nhận thức do mạch máu và sa sút trí tuệ Suy giảm nhận thức do mạch máu và sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm nhận thức cấp tính hoặc mạn tính do nhồi máu não cục bộ hoặc nhồi máu não lan tỏa thường liên quan đến bệnh mạch máu não... đọc thêm , thoái hóa sụn khớp thần kinh, teo đa hệ thống Teo đa hệ thống (MSA) Teo đa hệ thống là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển gây nên các rối loạn chức năng bó tháp, tiểu não và thần kinh tự chủ. Nó bao gồm 3 bệnh trước đây được cho là khác biệt: teo trám cầu tiểu... đọc thêm , liệt trên nhân tiến triển Liệt trên nhân tiến triển (PSP) Liệt trên nhân tiến triển là bệnh lý thoái hóa hệ thần kinh trung ương hiếm gặp, gây liệt vận nhãn tiến triển, chậm vận động, co cứng cơ, loạn trương lực quanh trục tiến triển, giả liệt hành... đọc thêm . Hành vi tương tự có thể xảy ra ở những bệnh nhân ngủ rũ Ngủ rũ Ngủ rũ đặc trưng bởi buồn ngủ quá mức ban ngày mạn tính, thường mất đột ngột trương lực cơ (cataplexy). Các triệu chứng khác bao gồm bóng đè, ảo giác thức và ảo giác mơ. Chẩn đoán bằng đa ký... đọc thêm hoặc dùng thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine (ví dụ atomoxetine, reboxetine, venlafaxine). Ở bệnh nhân rối loạn hành vi giấc ngủ REM, synuclein tích lũy trong tế bào thần kinh, như xảy ra trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, teo đa hệ thống và sa sút trí tuệ với thể Lewy Sa sút trí tuệ với thể Lewy và bệnh Parkinson Sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ thể Lewy bao gồm chứng sa sút trí tuệ được chẩn đoán lâm sàng với thể Lewy và sa sút trí tuệ do bệnh Parkinson. Sa sút trí tuệ với thể Lewy là sự suy giảm nhận thức mạn tính đặc... đọc thêm . Một số bệnh nhân xuất hiện bệnh Parkinson nhiều năm sau khi được chẩn đoán rối loạn hành vi ngủ REM.

Chẩn đoán có thể nghi ngờ dựa trên khai thác các triệu chứng do bệnh nhân hoặc người ngủ cùng kể. Chẩn đoán xác định bằng đo đa kí giấc ngủ. Nó có thể phát hiện hoạt động vận động quá mức trong thời kỳ REM; thiết bị theo dõi nghe nhìn có thể ghi lại những chuyển động cơ thể bất thường và ngôn ngữ. Khám thần kinh để loại trừ các bệnh lý thoái hóa thần kinh. Nếu phát hiện thấy bất thường, có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI.

Điều trị rối loạn hành vi khi ngủ REM là dùng clonazepam 0,5 đến 2 mg uống trước khi đi ngủ. Hầu hết các bệnh nhân cần uống thuốc kéo dài để tránh tái phát; khả năng dung nạp hoặc lạm dụng thấp. Một thay thế là melatonin 3 đến 12 mg (nhưng không biết liều lượng tối ưu).

Người ngủ cùng nên được cảnh báo về khả năng gây hại và có thể ngủ trên giường khác cho đến khi triệu chứng của bệnh nhân được giải quyết. Những đồ vật sắc nhọn cần được lấy ra khỏi giường bệnh.

Ở những bệnh nhân lớn tuổi trung niên và cao tuổi trong lúc ngủ các cơ cẳng chân hoặc cơ bàn chân thường bị chuột rút.

Chẩn đoán chuột rút liên quan đến giấc ngủ dựa trên tiền sử và thiếu các dấu hiệu thể chất hoặc khuyết tật.

Phòng bệnh bao gồm kéo giãn cơ bắp bị ảnh hưởng trong vài phút trước khi ngủ. Kéo giãn cơ ngay khi chuột rút xảy ra nhanh chóng làm giảm triệu chứng và tốt hơn nên điều trị bằng thuốc.

Nhiều loại thuốc (ví dụ bổ sung quinin, Ca, Mg, diphenhydramine, benzodiazepine, mexiletine) đã được sử dụng mà không có hiệu quả và xuất hiện nhiều tác dụng phụ (đặc biệt là với quinine và mexiletine). Tránh uống cà phê và các chất kích thích khác.

Ngủ hay gặp ác mộng là bệnh gì năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.