Ngu công là gì

Ông Hoàng Đại Phát suốt 36 năm nỗ lực đào con kênh dài gần 10 km xuyên 3 quả núi để đưa nước sinh hoạt về làng khiến nhiều người vô cùng xúc động, và thành tựu của ông Hoàng được ví như việc “Ngu Công dời núi” trong truyền thuyết.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Ngu Công dời núi trong đời thực.

Thảo Vương Bá là một ngôi làng nhỏ với hơn 1.000 cư dân sinh sống, nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh của tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Năm 1959, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến nước trong chiếc giếng duy nhất phục vụ đời sống của dân làng bị cạn kiệt. Đất đai khô cằn nứt nẻ, nước sinh hoạt không đủ, lúa và hoa màu bị chết khô.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Ngôi làng Thảo Bá Vương ở vùng núi xa xôi hẻo lánh nơi ông Hoàng Đại Phát sinh sống. (Ảnh: Cn.chinadaily.com)

Ở một quả núi lớn lân cận có một dòng suốt nhỏ trong vắt, nhưng vách đá thẳng đứng, khiến việc đào kênh dẫn nước về Thảo Vương Bá quả là một công trình gian nan bậc nhất. Nếu muốn dẫn nước về, cần phải vượt qua 3  quả núi lớn, vượt qua hàng trăm mét vách đá thẳng đứng, bởi vậy phần lớn dân làng đều chỉ lắc đầu than thở.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Ông Hoàng Đại Phát – Ngu Công thời hiện đại.

Xắn tay áo, phá núi dẫn nước

Nhưng thay vì rời làng và tìm đến ngôi nhà mới, một người đàn ông tên Hoàng Đại Phát đã thấy rằng cần phải làm những gì nên làm. Bởi vậy, ông đã quyết định dẫn dắt dân làng thực hiện một dự án đầy tham vọng để đào một con kênh dài gần 10km dọc theo một vài vách đá cheo leo để đưa nước về làng, cải thiện tình trạng thiếu nước nghiêm trọng của thôn làng.

Đầu năm 1960, ông Hoàng đã bắt tay làm công trình để đời của mình khi mới 23 tuổi. Ban đầu, ông phải dành thời gian để thuyết phục dân làng đồng tình tham gia vào dự án này. Ý tưởng của ông được chính quyền địa phương ủng hộ, người dân trong thôn hăng hái ủng hộ, nhiệt tình cùng ông đi dẫn nước về cho dân làng.

Để xây dựng con kênh, dân làng đã phải đục dọc theo những vách đá cheo leo của 3 quả núi đá vôi, công việc vô cùng gian nan và nguy hiểm. Nhiều đoạn dân làng phải leo lên đỉnh núi cao cả trăm mét, buộc dây vào cây cổ thụ, và đầu còn lại buộc vào hông, và sau đó áp sát vách đá leo xuống vị trí đã được chỉ định. Rồi bắt đầu đục và đào khoét.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Nam giới trong làng cùng ông Hoàng đi “dời núi”. (Ảnh: cn.chinadaily.com.cn)

Ban đầu, trước cảnh núi cao vực thẳm, phần lớn dân làng đều chùn bước. Là người có ý chí mạnh mẽ, để cổ động tinh thần mọi người, ông Hoàng đã đi tiên phong. Ông tự buộc dây thừng vào hông, từ trên vách đá cao gần 100 mét mà leo xuống, gắng sức từng bước từng bước.

Được ông Hoàng khích lệ tinh thần, những người tham gia vào việc dẫn nước ngày càng đông, tất cả toàn tâm toàn ý và phối hợp cùng nhau vì mục tiêu cao cả.

Tuy nhiên, đôi khi sự thật lại rất tàn khốc

Sau 10 năm “màn trời chiếu đất”, họ đã thất bại. Bởi lẽ, tuy ý chí của họ rất kiên định, nhưng họ lại thiếu kiến thức về thủy lợi.

Nói là thất bại, nhưng công sức của ông và dân làng cũng không hoàn toàn uổng phí: nỗ lực này của ông đã tạo ra một đường hầm xuyên qua những rặng núi cho phép việc đi lại dễ dàng hơn bằng cách xuyên qua những núi đá, chứ không phải chèo đèo lội suối, đi vòng vèo qua những ngọn núi. Con đường này vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Đường hầm hình thành khi ông Hoàng và dân làng đào kênh. (Ảnh: cn.chinadaily.com.cn)

Ông Hoàng nhận ra rằng để thực hiện thành công dự án này, họ phải có kiến thức về thủy lợi. Bởi vậy ông đã học kỹ thuật này trong vài năm, và lên kế hoạch tỉ mỉ cho lần triển khai kế tiếp.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Ông Hoàng đang hướng dẫn dân làng thực hiện dự án.

Qua lần thất bại này, mọi người đều mất hết ý chí, và hoàn toàn không còn hy vọng vào việc đào núi đào kênh. Tuy nhiên, ông Hoàng không chấp nhận thất bại.

Đầu những năm 1990, ông lại chủ động thuyết phục dân làng thực hiện việc dẫn kênh một lần nữa. Ông và những dân làng tham gia dự án thường ngủ lại trong các hang động dọc theo sườn vách đá, và ở nơi xa xôi như vậy sẽ rất khó khăn để có thể tìm đến họ trong trường hợp khẩn cấp. Con gái và cháu trai ông đã lâm trọng bệnh và qua đời khi ông đang làm việc trên dãy núi này, và ông đã không thể nhìn họ lần cuối trước khi họ ly thế.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Con kênh đẫn nước về làng của ông Hoàng.

Mất 36 năm và ít nhất đã một lần nếm mùi thất bại, nhưng giờ đây lượng nước đưa về làng đủ để cung cấp nước ăn uống cho mọi người. Nhiều người ví ông Hoàng với nhân vật Ngu Công trong truyền thuyết, một người mà sự quyết tâm của ông đã khiến các vị Thần cảm động mà dời núi ra khỏi con đường của ông.

Ngu công là gì
Ngu công là gì
Con kênh dẫn xuyên bên hông vách đá cheo leo. (Ảnh: ECNS.en)

Năm 1995, kênh dẫn nước mới cuối cùng đã hoàn thành, và nước bắt đầu được dẫn tới ngôi làng Caowangba. Nỗ lực của ông Hoàng đã không chỉ đưa nước về làng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa điện và tạo nên một con đường mới dẫn tới thôn làng ngay trong năm đó, cho phép dân làng tiếp cận được với cuộc sống thời hiện đại.

Giờ đây, cuộc sống quê hương ông ngày càng phát triển, và ông Hoàng được dân làng vinh danh như một anh hùng ở tuổi 82. Con kênh cũng dẫn nước tới cho 3 ngôi làng khác, mang nước sinh hoạt đến cho 1.200 cư dân và cho phép họ trồng được 400.000 kg thóc mỗi năm.

Qua câu chuyện của ông Hoàng Đại Phát và dân làng Thảo Vương Bá đã chứng minh một điều rằng chỉ cần kiên định, vững tin thì không gì là không thể.

Minh Minh (T/H)

Xem thêm:

Ngu công dời núi không phải là 1 câu chuyện có thật trong lịch sử Trung Quốc nhưng ý nghĩa của nó thì lưu truyền đến muôn đời sau. Câu chuyện chứa đựng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện này nhé!

Chuyện kể rằng, có một ông lão, tên là Ngu Công, đã gần 90 tuổi rồi. Trước cửa nhà ông có hai ngọn núi lớn, một ngọn tên là Thái Hàng Sơn, một ngọn là Vương Ốc Sơn, mọi người ở đây đi lại rất bất tiện.  Một hôm, Ngu Công triệu tập tất cả người trong nhà lại nói: “Hai ngọn núi này đã ngăn cản trước cửa nhà ta, ta ra cửa phải đi nhiều đường vòng oan uổng. Chi bằng chúng ta cả nhà ra sức, di chuyển hai ngọn núi này, mọi người thấy thế nào ?”

Các con, cháu Ngu Công nghe nói đều nói: “Ông nói đúng, từ ngày mai chúng ta bắt tay vào làm.” Thế nhưng, vợ Ngu Công cảm thấy dọn hai ngọn núi này khó quá, nêu ra ý kiến phản đối nói: “Chúng ta đã sống nhiều năm tại đây, làm sao lại không thể tiếp tục sống như thế này ? Huống chi, hai ngọn núi lớn như vậy, cho dù có thể di dời từng tí một, nhưng nơi nào có thể đổ nhiều đất đá xuống như vậy ?”

Ngu công là gì

Lời nói của vợ Ngu Công lập tức khiến mọi người bàn luận, đây quả thực là một vấn đề. Sau cùng họ quyết định: Chuyển đất đá trên núi đổ xuống biển.

Ngày thứ hai, Ngu Công dẫn cả nhà bắt đầu dọn núi. Láng giềng của ông là một bà goá, bà có một đứa con trai, mới mười bảy, mười tám tuổi, nghe nói dời núi cũng vui vẻ đến giúp. Nhưng công cụ giúp nhà Ngu Công dời núi chỉ là cuốc và gùi địu trên lưng, hơn nữa giữa núi và biển cả cách nhau xa xôi, một người một ngày không đi được hai chuyến. Một tháng làm việc, ngọn núi xem ra chẳng khác gì ban đầu.

Có một ông lão tên là Trí Tẩu, ăn ở đối xử rất tinh ranh. Ông thấy cả nhà Ngu Công dọn núi thì cảm thấy nực cười. Có một hôm, ông nói với Ngu Công rằng: “ông đã nhiều tuổi như vậy, đi lại đã không dễ dàng, làm sao có thể dọn được hai ngọn núi này ?”

Ngu Công trả lời rằng: “Tên ông là Trí Tẩu, nhưng tôi thấy ông còn không giỏi bằng con nít. Tôi tuy đã sắp chết, nhưng tôi còn có con trai, con trai tôi chết, còn có cháu, con cháu đời đời truyền cho nhau, vô cùng vô tận. Đất đá trên núi dọn đi chút nào thì ít đi chút ấy, không thể mọc thêm được. Chúng tôi ngày nào, tháng nào, năm nào cũng dọn, làm sao không thể dọn nổi ngọn núi ?” Trí Tẩu tự cho là thông minh nghe nói cũng không nói thêm được lời nào.

Ngu công là gì

Ngu Công dẫn cả nhà, bất kể mùa hè nóng nực, hay là mùa đông giá lạnh, hàng ngày đi sớm về tối, không ngừng đào núi. Việc làm của họ cuối cùng đã cảm động Thượng Đế. Thượng Đế đã cử hai vị thần tiên xuống trần gian, dọn hai ngọn núi này. Sáng hôm tỉnh dậy, Ngu Công thấy 2 ngọn núi đã được dọn đi và không ai biết người nào đã dọn đi. Câu chuyện Ngu công dời núi cứ thế lưu truyền đến ngày nay như 1 sự nhắc nhở chúng ta dù làm bất cứ việc gì cũng cần phải có lòng kiên trì và quyết tâm.

Các bạn có biết câu “ Ngu Công dời núi” trong tiếng Trung viết như thế nào không nhỉ? Chính là “ 愚公移山”. Nhưng ngày nay câu nói này cách sử dụng đã rộng hơn không chỉ để chỉ sự kiên nhẫn nữa mà còn dùng để chỉ tinh thần chinh phục tự nhiên, cái tạo thế giới của con người.

Các bạn thấy câu chuyện Ngu công dời núi có hay không? Lần sau mình sẽ kể những câu chuyện khác nữa nhé!

Muốn học tiếng Trung miễn phí, xem tại đây.

THANHMAIHSK là ai ? – THANHMAIHSK là trung tâm tiếng Trung số 1 Hà Nội và HCM về chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo của THANHMAIHSK được khẳng định từ các khóa học viên thành công: tự apply du học Trung Quốc, luyện thi HSK điểm cao, học cơ bản vững chắc và rút ngắn thời gian học mà vẫn giành thành tích học tập cao.

Về giáo trình : Giáo trình bài bản, chuẩn Đại Học và được cập nhật liên tục.

Giảng viên THANHMAIHSK : Hiện là giảng viên tại các trường ĐH lớn chuyên Trung(Hanu, ngoại ngữ ĐH quốc gia,…) với trình độ trên thạc sỹ trở lên, hàng nghìn giờ đứng lớp và luôn luôn theo sát các bạn học viên.

Xem thêm: 10 lý do các bạn sinh viên chọn THANHMAIHSK là nơi học tiếng Trung ở HN và HCM