Nghe kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì năm 2024

Kiểm soát chất lượng (tiếng Anh: quality control hay viết tắt QC) là một quá trình mà các chủ thể xem xét chất lượng của tất cả các yếu tố liên quan đến sản xuất. ISO 9000 định nghĩa kiểm soát chất lượng là "Một phần của quản trị chất lượng tập trung vào công việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng".

Kiểm soát chất lượng nhấn mạnh vào ba khía cạnh (được quy định theo các tiêu chuẩn như ISO 9001):

  1. Các yếu tố như kiểm soát, quản lý công việc, các quy trình được xác định và quản lý tốt, các tiêu chí về hiệu suất, tính toàn vẹn và tính đồng nhất hóa
  2. Năng lực, chẳng hạn như về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bằng cấp
  3. Các yếu tố mềm, chẳng hạn như nhân sự, lòng chính trực, tin tưởng, văn hóa của tổ chức, động lực, xây dựng đội ngũ và các mối quan hệ chất lượng.

Giám sát là một bộ phận chính của kiểm soát chất lượng, khi sản phẩm vật chất được kiểm tra trực quan (hoặc kết quả cuối cùng của một dịch vụ được phân tích). Người giám sát sản phẩm sẽ được cung cấp danh sách và mô tả về các khuyết tật không thể chấp nhận được của sản phẩm chẳng hạn như vết nứt hoặc vết mờ trên bề mặt.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các công cụ đá thời kì đầu như đe không có lỗ và không được thiết kế theo kiểu các bộ phận có thể hoán đổi. Sản xuất hàng loạt đã thiết lập các quy trình để tạo ra các bộ phận và hệ thống có kích thước và thiết kế giống hệt nhau, nhưng các quy trình này không đồng nhất và do đó một số khách hàng không hài lòng với kết quả. Kiểm soát chất lượng tách biệt hành động thử nghiệm sản phẩm để phát hiện ra các khuyết tật ra khỏi quyết định cho phép hoặc từ chối xuất xưởng sản phẩm vì các quyết định có thể bị quyết định bởi các ràng buộc tài chính. Đối với công việc theo hợp đồng, đặc biệt là công việc do các cơ quan chính phủ giao, các vấn đề về kiểm soát chất lượng là một trong những lý do hàng đầu để không gia hạn hợp đồng.

Hình thức kiểm soát chất lượng đơn giản nhất là bản phác thảo mặt hàng mong muốn. Nếu bản phác thảo không khớp với mục đó, nó sẽ bị loại bỏ theo một quy trình Go/no go đơn giản. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sớm nhận ra rằng việc chế tạo các bộ phận giống hệt như mô tả của chúng là rất khó và tốn kém; do đó khoảng năm 1840 giới hạn dung sai được đưa ra, trong đó một thiết kế sẽ hoạt động nếu các bộ phận của nó có các thông số nằm trong giới hạn. Do đó, chất lượng được xác định chính xác bằng cách sử dụng các thiết bị như calip đo lỗ và các dụng cụ đo vòng trong. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được vấn đề của các mặt hàng bị lỗi; tái chế hoặc xử lý chất thải làm tăng thêm chi phí sản xuất, cũng như cố gắng giảm tỷ lệ sai sót. Nhiều phương pháp khác nhau đã được đề xuất để ưu tiên các vấn đề kiểm soát chất lượng và xác định xem có nên sử dụng các kỹ thuật đảm bảo chất lượng để cải thiện và ổn định sản xuất hay không.

Trong quản lý dự án[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quản lý dự án, kiểm soát chất lượng yêu cầu người quản lý dự án và/hoặc nhóm dự án kiểm tra công việc đã hoàn thành để đảm bảo nó phù hợp với phạm vi dự án. Trong thực tế, các dự án thường có một nhóm kiểm soát chất lượng chuyên về lĩnh vực này.

Số lượng tiêu thụ sản phẩm tỉ lệ thuận với chất lượng của sản phẩm đó. Vậy làm sao để sản phẩm đạt chuẩn đầu ra trước khi chúng được phân phối đến tay người dùng? Việc này sẽ tùy thuộc vào quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Khái niệm quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Kiểm soát chất lượng sản phẩm (Quality control viết tắt là QC) là yếu tố cần thiết để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp. Quy trình kiểm soát chất lượng đảm bảo sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện tốt hơn. Trong đó, quản lý và nhân viên có trách nhiệm kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ.

Những yếu tố cần giám sát và kiểm soát bao gồm: nguyên vật liệu, thiết bị/máy móc, con người, phương pháp, thông tin, môi trường làm việc,… Đặc biệt, nguyên vật liệu chính là yếu tố đầu vào. Chúng có sự tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu tốt mới đảm bảo được sản phẩm đạt chất lượng cao.

Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ hiệu quả khi kế hoạch kiểm soát được thiết lập rõ ràng. Những biện pháp kiểm soát giúp tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất. Khi thực hiện kiểm soát chất lượng theo một quy trình cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, năng suất làm việc cũng được cải thiện.

Lợi ích của quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Quy trình này đảm bảo những sản phẩm bạn cung cấp ra thị trường là tốt nhất. Người tiêu dùng thông minh luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì vậy, nếu việc kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp bạn sẽ được khách hàng tin cậy và chọn lựa. Lúc này, giá cả sẽ không còn là trở ngại lớn đối với các mặt hàng của bạn.

Bên cạnh đó, khi làm việc theo quy trình, ý thức trách nhiệm của nhân viên sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. QC có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên để họ tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Phương pháp này chính là nhân tố giúp bạn chinh phục người tiêu dùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn sẽ tiết kiệm chi phí cho việc kiểm tra và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

6 bước triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Bước 1: Triển khai tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể tuân theo một số tiêu chuẩn chất lượng do các cơ quan, tổ chức bên ngoài quy định như: thanh tra an toàn thực phẩm, hiệp hội ngành, cơ quan quản lý chính phủ,… Tuy nhiên, một số lĩnh vực sẽ không có các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Thế nên, bạn cần xây dựng những tiêu chuẩn riêng cho mình.

Tiêu chuẩn chất lượng sẽ phụ thuộc vào mỗi bộ phận trong doanh nghiệp bạn. Dù vậy, chúng vẫn có một điểm chung là: phải được đo lường một cách khách quan.

Bước 2: Xác định tiêu chuẩn chất lượng trọng tâm

Chắc hẳn ai cũng muốn đảm bảo chất lượng trong mọi khía cạnh sản xuất sản phẩm. Nhưng trên thực tế, chẳng mấy ai thực hiện được điều đó một cách dễ dàng.

Trước tiên, bạn cần tập trung vào các tiêu chuẩn quan trọng nhất. Đây là những tiêu chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và trải nghiệm khách hàng của bạn. Việc chọn tiêu chuẩn trọng tâm giúp bạn đạt kết quả nhanh chóng. Đồng thời, nhóm làm việc của bạn cũng không bị quá tải bởi các tiêu chuẩn ít quan trọng hơn.

Bước 3: Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Bước tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả. Theo W.Edwards Deming – nhà sáng lập kiểm soát chất lượng hiện đại, quy trình được thiết kế tốt sẽ mang lại các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Khi bạn tạo ra một quy trình mang tính nhất quán, sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn. Bạn có thể dựa trên tiêu chuẩn trọng tâm để thiết kế một quy trình phù hợp nhất.

Bước 4: Đánh giá lại kết quả

Bạn có thể đánh giá quy trình của mình dựa trên: phần mềm kinh doanh, ứng dụng tài chính và kế toán hoặc các công cụ quản lý khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn đánh giá chính xác việc kiểm soát chất lượng của mình. Tốt nhất, bạn nên thực thi công đoạn này nhiều lần để đưa ra những nhận định trực quan và hiệu quả hơn.

Bước 5: Tiếp nhận phản hồi

Sau khi nắm bắt được tình hình nội bộ ở bước trên, bạn cần “tiếp thu” thêm nguồn ý kiến bên ngoài. Để có bức tranh đầy đủ hơn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, bạn có thể khảo sát khách hàng, tạo bảng đánh giá và xếp hạng trực tuyến, xét điểm số người quảng cáo ròng (NPS – Net Promoter Score),…

Bên cạnh đó, bạn có thể nhận phản hồi từ các nhân viên của mình. Hãy đặt ra một số câu hỏi như:

  • Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đang hoạt động ra sao? Có mang lại chất lượng tốt?
  • Làm sao cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn?
  • Cần chú trọng tiêu chuẩn nào để duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm?,…

Bước 6: Bắt tay thực hiện

Công đoạn cuối cùng chính là hiện thực hóa quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Ở bước này, bạn chỉ cần xem lại, sửa đổi hoặc bổ sung (nếu có) cho bản kế hoạch của mình được hoàn thiện hơn, sau đó bắt tay vào và thực hiện chúng.

Nếu đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng đã đặt ra, đừng dừng lại tại đó. Bạn hãy thực hiện quy trình này nhiều lần để chất lượng sản phẩm đạt mức tối ưu nhất.

Trên thực tế, để tạo ra một sản phẩm chất lượng không hề đơn giản. Tuy nhiên, khi triển khai kiểm soát chất lượng theo một quy trình cụ thể, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và quản lý công việc hiệu quả hơn. “Cơ hội không dành cho kẻ đến sau”, vì thế hãy tận dụng mọi cơ hội để giúp doanh nghiệp bạn chạm đến thành công nhanh hơn nhé!

FAQs về quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Chi phí chất lượng có bao nhiêu loại?

Chi phí chất lượng (Costs of Quality) là những chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để đảm bảo sản xuất sản phẩm có chất lượng. Có 4 loại chi phí chất lượng phổ biến: – Chi phí hỏng hóc do sự cố bên ngoài – Chi phí lỗi nội bộ – Chi phí thẩm định hay chi phí kiểm tra – Chi phí phòng ngừa

Yếu tố con người trong kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì?

Yếu tố con người bao gồm tất cả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Từ ban lãnh đạo cấp cao đến các nhân viên khi tham gia và quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Trong yếu tố con người, vấn đề được quan tâm là vai trò của nhà lãnh đạo, tổ trưởng các phòng ban, bộ phận hoặc những người có trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Tại sao cần kiểm soát chất lượng sản phẩm?

Những doanh nghiệp thực thi quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ nhận được những giá trị sau: – Sản phẩm hạn chế bị lỗi, hỏng hóc – Tiết kiệm chi phí, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp – Củng cố và xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng – Củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và xây dựng thương hiệu bền vững cho sản phẩm

Thế nào là đảm bảo chất lượng?

Đảm bảo chất lượng là một phần nhỏ của quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ chính của đảm bảo chất lượng là tạo dựng lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện. Đảm bảo chất lượng là công việc liên quan đến các mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Đây chính là phương pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo chất lượng gồm những công việc có kế hoạch dựa trên một hệ thống nhất định, giúp đảm bảo chất lượng nội bộ liên đới với chất lượng bên ngoài.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

Chủ đề