Ngân hàng không được cho vay vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng vay

 * Thông tư 32/2015/TT-NHNN

Một số nội dung cơ bản của Thông tư 32/2015/TT-NHNN thay đổi so với trước chủ yếu gồm quy định về cấu phần của vốn cấp 1, 2, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn, và đặc biệt là siết chặt về giới hạn cho vay.

Về tỷ lệ an toàn vốn vẫn giữ nguyên là 8%. Tuy nhiên, Thông tư 32 sửa đổi, bổ sung quy định về cấu phần của vốn cấp 1, 2 đảm bảo chính xác, phù hợp với bản chất kinh tế của từng cấu phần vốn tự có. Vốn cấp 1 gồm vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm tài sản cố định, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, vốn của tổ chức/cá nhân tài trợ không hoàn lại, lợi nhuận không chia. Vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1, gồm quỹ dự phòng tài chính và dự phòng chung, tối đa bằng 1.25% tổng tài sản có rủi ro.

Thông tư cũng quy định cụ thể về các khoản phải loại trừ khỏi vốn cấp 1, vốn tự có. Theo đó, vốn cấp 1 phải trừ đi lỗ lũy kế và số vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã. Khoản trừ khỏi vốn tự có là 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản theo quy định pháp luật.

Về tỷ lệ khả năng chi trả, Thông tư 32 sửa đổi, bổ sung quy định về cấu phần của tài sản “có” có thể thanh toán ngay và cấu phần tài sản “nợ” phải thanh toán cho phù hợp với quy định của các văn bản liên quan.

Về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn là 30% (theo quy định cũ tại Thông tư 04/2015 là 20%) và theo nguyên tắc tính trên thời hạn còn lại của nguồn vốn và khoản cho vay.

Về giới hạn cho vay, Thông tư 32 quy định giới hạn cho vay phù hợp với quy định tại Điều 126, 127 Luật các tổ chức tín dụng và thực tiễn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. NHNN cho biết nhằm đảm bảo không gây rủi ro đạo đức, tránh trường hợp lợi dụng chức vụ để vay, dẫn đến thất thoát vốn của QTDND như thời gian qua.

Giới hạn cho vay tại Thông tư 32 cũng được siết chặt hơn trước. Cụ thể, QTDND không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều hiện ưu đãi (lãi suất, hồ sơ, thủ tục, biện pháp đảm bảo, xử lý thu hồi nợ) cho các đối tượng (i) Thành viên HĐQT, BKS, Giám đốc, Phó GĐ, Kế toán trưởng của QTDND; (ii) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên, thanh tra đang thanh tra tại QTDND; (iii) Doanh nghiệp có một trong các đối tượng trên sở hữu trên 10% vốn của doanh nghiệp đó; (iv) Người thẩm định, xét duyệt cho vay của QTDND (trước đây không có quy định này).

Với các đối tượng trên, tổng mức dư nợ cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của QTDND, phải được HĐQT thông qua, phải báo cáo Cục Thanh tra, giám sát NHNN nơi QTDND đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh NHNN tỉnh khi phát sinh khoản vay, và phải báo cáo đại hội thành viên.

Tổng mức dư nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại QTDND. Thời hạn cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi và khoản vay phải được đảm bảo bằng chính số tiền gửi tại QTDND.

Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của QTDND. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của QTDND. Các quy định này không áp dụng với các khoản cho vay ủy thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân, các khoản vay có đảm bảo bằng toàn bộ tiền gửi tại chính QTDND.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2016. Các quy định hết hiệu lực gồm Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN và khoản 3 Điều 37 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN./.

Theo Vietstock.vn

Câu hỏi: Mình là Dương, ở Hà Nội. Tôi muốn hỏi: Một ngân hàng thương mại có bị giới hạn mức cho vay không hay cho vay bao nhiêu cũng được?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định giới hạn cấp tín dụng như sau:

Điều 128. Giới hạn cấp tín dụng

1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.”

Như vậy, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại; tổng mức dư nợ của một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.

Ngày nay chúng ta có thể thấy việc một tổ chức, cá nhân thỏa thuận về việc sử dụng một khoản tiền của tổ chức cá nhân có hoàn trả dựa trên sự cho vay. Hình thức như vậy được gọi là cấp tín dụng. Tuy nhiên việc cho vay như vậy cũng sẽ phải được pháp luật kiểm soát và phải có giới hạn của việc cho vay. Từ đó chúng ta có khái niệm giới hạn cấp tín dụng. Như vậy, giới hạn cấp tín dụng là gì? Quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng. Để tìm hiểu hơn về giới hạn cấp tín dụng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về giới hạn cấp tín dụng nhé.

Ngân hàng không được cho vay vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng vay
Quy định về giới hạn cấp tín dụng theo pháp luật hiện hành

Trước tiên và việc cấp tín dụng đó là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Như vậy thì giới hạn cấp tín dụng là giới hạn khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền mà giới hạn đó nằm trong sự quy định của pháp luật. Các bên sẽ được thỏa thuận về việc cấp tín dụng nhưng phải đảm bảo nằm trong giới hạn của pháp luật.

Việc cấp tín dụng cũng sẽ phải có giới hạn của nó và được pháp luật quy định nhằm ngăn chặn các hành vi trái pháp luật. Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 tại Điều 128 về giới hạn cấp tín dụng như sau:

  • Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
  • Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
  • Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
  • Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành.
  • Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
  • Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
  • Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Giới hạn cấp tín dụng là giới hạn khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền mà giới hạn đó nằm trong sự quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chức năng của giới hạn cấp tín dụng và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến giới hạn cấp tín dụng. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về giới hạn cấp tín dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Mail:
✅ Quy định: ⭕ Giới hạn kinh doanh
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330