Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đấu thầu

42 câu hỏi môn Đấu Thầu (Có Đáp án)

Câu 1: Đấu thầu quốc tế là gì?. 3

Câu 2: Nhà thầu chính là gì. Nhà thầu phụ là gì. Nhà thầu liên danh là gì. 4

Câu 3: Giá gói thầu là gì. Giá dự thầu là gì. Giá đánh giá là gì. Giá đề nghị trúng thầu là gì. Giá trúng thầu là gì. 4

Câu 4: Gói thầu là gì. Tại sao một dự án lại được phân chia thành các gói thầu khác nhau. 5

Câu 5: Kế hoạch đấu thầu thường bao gồm những nội dung gì? Tại sao chủ đầu tư (cả nhà nước và tư nhân) cần xây dựng kế hoạch đấu thầu?. 5

Câu 6: Những thông tin nào không được tiết lộ trong quá trình tổ chức đấu thầu?. 6

Câu 7: Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu? PB đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. 6

Câu 8: Chỉ định thầu là gì? Mua sắm trực tiếp là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp nào? So sánh hình thức chỉ định thầu và hình thức mua sắm trực tiếp. 7

Câu 9: Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá là gì? So sánh hình thức chào hàng cạnh tranh và hình thức cạnh tranh rộng rãi. 9

Câu 10: Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ áp dụng hình thức tự thực hiện trong trường hợp nào?. 10

Câu 11: Đấu thầu một túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai giai đoạn là gì? Phân biệt đấu thầu một túi hồ sơ với đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn. 10

Câu 12: Mục đích của việc đánh giá hồ sơ dự thầu là gì? Hãy trình bày các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. 11

Câu 13: Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những công việc gì? Thế nào là một hồ sơ dự thầu không hợp lệ?  13

Câu 14: Bảo đảm dự thầu là gì? Tại sao nhà thầu cần nộp bảo đảm dự thầu? Thông thường, bảo đảm dự thầu sẽ có thời hạn bao lâu và nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm dự thầu khi nào?. 13

Câu 15: Khi nào thì nên thực hiện sơ tuyển nhà thầu? Phân biệt hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu và hồ sơ mời thầu. 14

Câu 16: Các nội dung chính trong HS mời thầu bao gồm những gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ yêu cầu nhân viên lưu ý những điểm gì khi chuẩn bị HS mời thầu?. 14

Câu 17 : Khi nào thì huỷ đấu thầu? Trách nhiệm về tài chính mà bên mời thầu cần thực hiện với các nhà thầu là như thế nào sau khi huỷ đấu thầu?. 15

Câu 18: Có mấy loại hình thức hợp đồng có thể áp dụng khi ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu?. 16

Câu 19: Khi nào thì nhà thầu phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng? Bảo đảm thực hiện hợp đồng là gì? Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng nên đến khi nào/thời điểm nào trong quá trình đấu thầu? Khi nào thì nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng?. 17

Câu 20. Thông thường việc điều chỉnh hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu áp dụng cho loại hợp đồng nào? Trong trường hợp nào thì nên điều chỉnh hợp đồng?. 17

Câu 21: Nhà thầu liên danh. 18

Câu 22: Nên đưa giá gói thầu vào kế hoạch đấu thầu thông báo cho các nhà thầu hay ko?. 18

Câu 23: So sánh tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và tổng giá trị các gói thầu?. 18

Câu 24: Hiện tại đang có 1 gói thầu qui mô lớn và kĩ thuật phức tạp => nên sử dụng hình thức cạnh tranh rộng rãi có sơ tuyển hay cạnh tranh hạn chế? Tại sao?. 18

Câu 25: Đánh giá ưu nhược điểm của từng pp đánh giá HSDT và lựa chọn nhà thầu với bên mời thầu?  19

Câu 26:  So sánh giữa bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng. 19

Câu 27. Ký hợp đồng theo hình thức nào với nhà thầu?. 20

Câu 28: Đề xuất hoàn thiện công tác đấu thầu ở Việt Nam. Thực trạng. 20

Câu 29: Phân tích nguyến tắc cạnh tranh trong đấu thầu. tại sao thực hiện nguyên tắc này. lấy ví dụ  22

Câu 30: Thư giảm giá: 24

Câu 31: Đàm phán hợp đồng đấu thầu. 24

Câu 32: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá. 24

Câu 33: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp. 25

Câu 34: Quy trình chỉ định thầu. 27

Câu 35: Mua sắm trực tiếp. 27

Câu 36: Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá. 28

Câu 37: Hình thức hợp đồng trọn gói 29

Câu 38: Hình thức hợp đồng theo đơn giá. 30

Câu 39: Hình thức hợp đồng theo thời gian. 30

Câu 40: Số liệu đấu thầu 2010. 30

Câu 41: Một số vi phạm về đấu thầu bị xử phạt: 33

Câu 42: Một số dự án có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài và trúng thầu ở Việt Nam.. 33

Câu 1: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH 13, những dự án đầu tư bắt buộc phải lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, loại trừ:

a. Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập;

b. Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên

c. Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;

d. Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

Câu 2: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH 13, dự án đầu tư bắt buộc phải lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp:

a. Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

b. Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước từ 10% trở lên;

c. Dự án đầu tư mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

d. Tất cả các phương án trên

Câu 3: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, đấu thầu là:

a. Là quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

b. Là quá trình lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất;

c. Là quá trình bán hàng đặc biệt, theo đó bên bán lựa chọn người mua hàng;

d. A và B

Câu 4: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu quốc tế:

a. Chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam;

b. Không quá ba đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam.

c. Phải chào thầu bằng đồng Việt Nam hoặc đô la Mỹ;

d. Phải chào thầu bằng các đồng tiền mạnh.

Câu 5: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, đấu thầu hạn chế áp dụng trong trường hợp:

a. Gói thầu cấp bách cần triển khai

b. Gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước;

c. Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

d. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, chỉ định thầu là bắt buộc đối với các trường hợp, loại trừ:

a. Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng;

b. Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh;

c. Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

d. Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ

Câu 7: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, các phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư bao gồm:

a. Một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn một túi hồ sơ; hai giai đoạn hai túi hồ sơ;

b. Một giai đoạn một túi hồ sơ; hai giai đoạn hai túi hồ sơ;

c. Một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ;

d. Một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn, một túi hồ sơ hoặc nhiều túi hồ sơ;

Câu 8: Vốn nhà nước quy định trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 bao gồm:

a. Ngân sách nhà nước; Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;

b. Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

c. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

d. Tất cả các phương án trên

Câu 9: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, vốn nhà nước không bao gồm:

a. Vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

b. Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước;

c. Giá trị quyền sử dụng đất;

d. Tất cả các phương án trên đều là vốn nhà nước

Câu 10: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, các trường hợp được ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, loại trừ:

a. Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài chiếm tỷ lệ từ 30% trở xuống;

b. Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;

c. Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;

d. Nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ;

Câu 11: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp:

a. Chỉ có một số nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án;

b. Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

c. Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện của Chính phủ;

d. Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.

Câu 12: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nào sau đây:

a. Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b. Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c. Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng;

d. Tất cả các phương án trên

Câu 13: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo các hình thức:

a. Chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện;

b. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu;

c. Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện.

d. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.

Câu 14: Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu, loại trừ:

a. Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu;

b. Giám sát, kiểm định gói thầu;

c. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;

d. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật.