Nêu các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam

1.Văn học Việt Nam được hợp thành bởi mấy bộ phận?

2.Trình bày khái niệm về thể loại của các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam.


Nêu các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
Các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam

1. Nền Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ và tiếp tục phát triển về sau này. Tính nhân dân, tính dân tộc của nó từ nội dung tới hình thức có tác dụng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của nền văn học viết.

2. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10 (?) gồm có 3 bộ phận: Văn học viết bằng chữ Hán, Văn học viết bằng chữ Nôm và Văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Ba bộ phận văn học ấy nối tiếp, kế thừa và phát triển cho thấy tinh thần sáng tạo, ý trí tự lập tự cường và sức mạnh Việt Nam vô cùng to lớn.

3. Văn học dân gian là cội nguồn của nền văn học dân tộc. Hai thành phần Văn học viết và Văn học dân gian luôn luôn tác động qua lại, hội tụ và kết tinh ở những thiên tài văn chương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v...

Các thời kỳ phát triển

Có thể chia làm 3 thời kỳ lớn:

1. Thời kỳ từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX: Thơ văn Hán - Nôm.

2. Thời kỳ từ thế kỷ thứ XX đến năm 1945: Thơ văn Hán Nôm - thơ văn quốc ngữ.

3. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: thơ văn quốc ngữ mang nội dung cách mạng, kháng chiến, yêu nước và tiến bộ.

Mấy nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam

1. Truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc

2. Tình nhân ái.

3. Thơ ca có một truyền thống lâu đời phát triển mạnh. Có nhiều kiệt tác.Văn xuôi phát triển chậm: từ 1930 trở đi mới phát triển nhanh vọt, tiến lên hiện đại hoá.

(Theo onthi.com)

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớc


Văn học Việt Nam được hình thành dựa trên kết hợp giữa hai bộ phận văn học lớn của dân tộc là : VĂN HỌC DÂN GIANVĂN HỌC VIẾT

     1. Văn học dân gian:

      _ Là văn học truyền miệng, sáng tác tập thể của nhân dân lao động. Cũng có khi có sự tham gia của tầng lớp trí thức nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.

Nêu các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam

      _ Các thể loại chủ yếu: Thần thoại, Sử Thi, Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè truyện thơ, chèo.

      _ Những đặc trưng tiêu biểu: Tính truyền miệng, tính tập thể, gắn bó với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

     2.Văn học viết:

      Là sáng tác được ghi laị bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân và mang dấu ấn của tác giả.

     a. Chữ viết của văn học Việt Nam:

Chữ Hán là văn tự của người Trung Quốc (người Hán) mà người Việt ta mượn dùng bằng cách đọc theo âm Việt gọi là âm đọc Hán Việt, tức là chữ Hán đọc theo âm Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt , dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ là loại chữ viết sử dụng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt.Ở đầu thế kỷ XX ,một số tác giả sáng tác bằng chữ Hán , chữ Nôm và tiếng Pháp.Song về cơ bản, ó thể nói văn họcViệt Nam từ thế kỷ XX trở đi là nền văn học viết bằng chữ Quốc ngữ . Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều viết bằng tiếng Việt.

Nêu các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam



Nêu các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam

     b. Hệ thống thể loại của văn học viết :

      _Từ thế kỷ X đến hết TK XIX : Trong VH chữ Hán có 3 thể loại chính : văn xuôi , thơ , văn biền ngẫu. Ở VH chữ Nôm , phần lớn các thể loại là thơ và văn biền ngẫu.

      _ Từ đầu TK XX đến nay : ranh giới giữa loại hình và loại thể VH tương đối rạch ròi . Loiaj hình tự sự có tiểu thuyết , truyện ngắn , ký .Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca . Loại hình kịch có nhiều thể loại như kịch nói, kịch thơ , ...


Ngày soạn: Ngày dạy:Tiết số:1-2Tổng quan văn học việt nam

A. Mục tiêu bài học.

Giúp HS : - Nắm đợc những kiÕn thøc chung nhÊt,tỉng qu¸t nhÊt vỊ hai bé phËn của văn học Việt Nam và sựvận động phát triển của của văn học Việt Nam - Nắm vững hệ thống vấn đề về :+ Thể loại của văn học Việt Nam + Con ngời trong văn học Việt Nam- Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt NamB. Chuẩn bị- phơng tiện - Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam+ Thiết kế bài dạy - Hsinh : + Đọc Sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý cuả SgkC.Nội dung - tiến trìnhHoạt động của GV HS Nội dung cần đạtHoạt động 1 ổn định tổ chức- Giới thiệu bài học: Lịch sử văn học củabất cứ dân tộc nào đều là lịch sử của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức đợc nhữngnét lớn về văn học nớc nhà, chúng ta tìm hiểu bài tổng quan văn học Việt Nam.?Em hiĨu thÕ nµo lµ tỉng quan VHVN?-Häc sinh ®äc SGK từ : Trải qua hàngngàn năm tinh thần ấy . ?Nội dung của phần này là gì? Theoem đó là phần nào của bài tổng quan văn học?Hoạt động 2 Tìm hiểu các bộ phận-HS đọc phần I SGK ?Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phậnlớn? - Hs đọc sgk, suy nghĩ, trình bày- Là cách nhìn nhận đánh giá một cách tổng quát nhữngnét lớn của VHVN.+ Nội dung SGK: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng bảo vệ đất nớc, nhân dân ta đã sáng tạo ranhững giá trị tinh thần. VHVN là bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy.Đây là phần đặt vấn đề của bài tổng quan VHVN.+Văn học dân gian. +Văn học viết .1- HS đọc phần 1 ? Hãy trình bày những nét lín cđaVHDG. - HS tãm t¾t nÐt lớn: khái niệmthể loại đặc trng-HS đọc phần 2 ?SGK trình bày nội dung gì? Hãy trìnhbày khái quát về nội dung đó? - Hs trả lời khái quát theo những vấn đề:khái niệm hình thức văn tựhệ thống thể loạiHoạt động 3 Tìm hiểu quá trình phát triển- HS ®äc sgk ? Nh×n tỉng quát, văn học VN ph¸ttriĨn qua mÊy thêi kú?? NÐt lín cđa trun thống thể hiệnVăn học dân gian: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động đợc truyền miệng từ đời này sangđời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân theo đặc trng của VHDG vàtrở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân. Thể loại:- Truyện cổ dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cời, truyện ngụ ngôn.- Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ.- Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lơng. Đặc trng : VHDG mang tÝnh trun miƯng, tÝnh tËp thĨvµ tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.Văn học viết: Là những sáng tác của trí thức đợc ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân,văn học viết mang dấu ấn của tác giả. a Hình thức văn tự:Văn học viết dùng 3 thứ chữ: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp.Chữ Hán là văn tự của ngời Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La-tinh đểghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây VHVN chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ.b Hệ thống thể loại: Phát triĨn theo tõng thêi k×. Tõ thÕ kØ X =thÕ kỉ XIX.- Chữ Hán gồm văn xuôi tự sự truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chơng hồi . Thơ có thơ cổ phong, Đờng luật,từ khúc. Văn biền ngẫu có phú, cáo, văn tế. - Chữ Nôm có thơ Nôm Đờng luật, truyện thơ, ngâmkhúc, hát nói. Từ thế kỉ XX đến nay có sự phân định rõ ràng.Tự sù cã: trun ng¾n, tiĨu thut, kÝ bót kÝ, nhËt kí, tuỳ bút, phóng sự. Trữ tình có: thơ, trờng ca. Kịch có: kịchnói, kịch thơ.

Câu hỏi: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam?

Trả lời:

Văn học Việt Nam được hình thành dựa trên kết hợp giữa hai bộ phận văn học lớn của dân tộc là :VĂN HỌC DÂN GIANvàVĂN HỌC VIẾT

1. Văn học dân gian:

Là văn học truyền miệng, sáng tác tập thể của nhân dân lao động. Cũng có khi có sự tham gia của tầng lớp trí thức nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.

- Các thể loại chủ yếu: Thần thoại, Sử Thi, Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè truyện thơ, chèo.

- Những đặc trưng tiêu biểu: Tính truyền miệng, tính tập thể, gắn bó với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết:

Là sáng tác được ghi laị bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân và mang dấu ấn của tác giả.

a. Chữ viết của văn học Việt Nam:

Chữ Hán là văn tự của người Trung Quốc (người Hán) mà người Việt ta mượn dùng bằng cách đọc theo âm Việt gọi là âm đọc Hán Việt, tức là chữ Hán đọc theo âm Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt , dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ là loại chữ viết sử dụng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt.Ở đầu thế kỷ XX ,một số tác giả sáng tác bằng chữ Hán , chữ Nôm và tiếng Pháp.Song về cơ bản, ó thể nói văn họcViệt Nam từ thế kỷ XX trở đi là nền văn học viết bằng chữ Quốc ngữ . Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều viết bằng tiếng Việt.

b. Hệ thống thể loại của văn học viết :

- Từ thế kỷ X đến hết TK XIX : Trong VH chữ Hán có 3 thể loại chính : văn xuôi , thơ , văn biền ngẫu. Ở VH chữ Nôm , phần lớn các thể loại là thơ và văn biền ngẫu.

- Từ đầu TK XX đến nay : ranh giới giữa loại hình và loại thể VH tương đối rạch ròi . Loiaj hình tự sự có tiểu thuyết , truyện ngắn , ký .Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca . Loại hình kịch có nhiều thể loại như kịch nói, kịch thơ , ...

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về văn học Việt Nam nhé!


Mục lục nội dung

1. Khái quát về văn học Việt Nam

2. Các thể loại của văn học Việt Nam

1. Khái quát về văn học Việt Nam

-Văn học dân gianlà nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa cóchữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết, nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

- Văn học thành văn chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

- Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiềudân tộckhác trênthế giớicó những thể loại chung và riêng hợp thành mộthệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có:sử thi,truyền thuyết,thần thoại,truyện cổ tích,truyện ngụ ngôn,truyện cười,tục ngữ,câu đố,ca dao,vè,thơ,chèo...

- Sau hơn 10 thế kỷ hình thành và phát triển, văn học viết Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định và vẫn đang tiếp tục "dòng chảy" của mình để có thể hội nhập vào nền văn học chung của thế giới.


2. Các thể loại của văn học Việt Nam

a. Thể loại văn học dân gian

- Văn học dân gian hay còn được biết đến với cái tên khác là văn học khẩu truyền, tức là truyền miệng. Đây là thể loại văn học với những sáng tác truyền miệng của các tầng lớp nhân dân, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển dần qua từng thời kỳ lịch sử đến nay.

* Văn học dân gian Việt Nam có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Tính nguyên hợp thể hiện sự hòa lẫn nhiều hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại văn học. Đối với văn học dân gian thì không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà còn là sự kết hợp của rất nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Cụ thể các phương tiện này tồn tại dưới 3 dạng là ẩn (tồn tại trong trí nhớ của những tác giả dân gìn), cố định (thể hiện bằng văn tự) và hiện (tồn tại qua diễn xướng).

- Văn học dân gian có tính tập thể bởi đó là những sáng tác của nhân dân nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể này thể hiện chủ yếu thông qua quá trình con người sử dụng các tác phẩm văn học.

- Tính truyền miệng: đây là đặc trưng nổi bật của thể loại văn học dân gian và nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức là kể chuyện.

- Tính dị bản: cũng bởi văn học dân gian có tính truyền miệng từ đời này sang đời khác nên chắc chắn sẽ có dị bản khi được kể từ người này qua người kia.

Toàn bộ các đặc trưng trên đều có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất với nhau và làm nên những giá trị cốt lõi, cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

Trong văn học dân gian thì lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ khác như là thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè,..

b. Thể loại văn học viết

Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã "mở ra một thời kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ" (Đặng Thai Mai). Sự va chạm gần 10thế kỷgiữanền Hán họcvà văn hóa dân gian Việt tuy có phần làmvăn hóa,tín ngưỡng,phong tụccũng nhưnghệ thuậtcủa dân Việt bị "sứt mẻ, mất mát" nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của văn học viết.

Nhiều phát hiện mới củakhảo cổ họcchứng minh từ thời đạiHùng Vương,người Việtđã có nềnvăn hóavới nhiều nét cá tính khá rõ rệt, thể hiện qua nhiềuthần thoạivàtruyền thuyết. Tiếp theo một thời gian dài tiếp xúc với nền văn hóaTrung Quốctiên tiến hơn nhiều mặt, người Việt đã biết cách chuyển hóachữ Hántrên nền tảng văn hóa Việt, đọc theo thanh điệu củatiếng Việtmà vẫn hiểu được một cách chính xác các giá trịtư tưởng,văn hóa,triết họccủaTrung Quốclẫn củangười Việt.

Từ truyền thống văn hóa có sẵn, Hán học tiếp sức cho người Việt hình thành nền văn học độc lập của dân tộc và là nền tảng, cơ sở để sáng tạo ra chữ viết đầu tiên:chữ Nôm.

Sự thịnh vượng củaHán họcthời kỳnước Việtgiành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểunhà nước phong kiếnvà ý thức hệNho giáolúc bấy giờ. Thời kỳ này,trường học, khoa thi đều dùngchữ Hánnhư "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chéplịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớpnho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần có được những vận hội mới, tạo được vị tríđộc lậpcủa mình sau thời gian dài văn-sử-triết bất phân. 3 dòng tư tưởngNho-Phật-Lãotrở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gầnthiên nhiêncủa con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiềuẩn dụcao nhã nhưng cũng rất nhân tình.

Về mặtthể loại, hình thức; văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu làthơvới hai loại: cổ thể và cận thể – tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca Trung Quốc; ngoài ra theoDương Quảng Hàm(trong quyểnVăn học Việt Nam) thì văn viết trong thời kỳ đầu "có nhiều thể, nhưng có thể chia ra làm ba loại lớn" gồm:

Vận văn: tức loại văn có vần

Biền văn: tức loại văn không có vần mà có đối (nhưcâu đối)

Tản văn hoặc văn xuôi: tức loại văn không có vần mà cũng không có đối.

Cuốithế kỷ 18trở đi, khichữ Nômhình thành thì văn học viết có vài chuyển biến trong sáng tác: văn học từ chiếu cung đình dần thâm nhập vào đời sống thường nhật (văn chương bình dân) và cái tôi cá nhân bắt đầu được đề cập đến. "Bà chúa thơ Nôm"Hồ Xuân HươngvàTruyện Kiều(củaNguyễn Du) được xem là những thành tựu nổi bật củachữ Nômtrong văn họcViệt Nam.

Từ khi có việc truyền báchữ Quốc ngữvàoViệt Nam, diện mạo văn học có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Ngoài ảnh hưởng các dòng tư tưởng truyền thốngphương Đông, sự thâm nhập củaphương Tâymang đến cho văn học viết con đường "hiện đại hóa" từ hình thức, thể loại đến tư tưởng và nội dung sáng tác. Riêng về thể loại nếu so sánh văn học viếtViệt Namgiữa hai thời kỳ lớn: Văn học trung đại và văn học hiện đại thì có thể hiểu một cách tổng quát về các thể loại chính như sau:

  • Thời kỳ văn học trung đại (từthế kỷ 10đến cuốithế kỷ 19) gồm:tự sựvàtrữ tình.
  • Thời kỳ văn học hiện đại (từ đầuthế kỷ 20đến nay) gồm:tự sự,trữ tình,kịch.

c. Văn học mạng

- Một trong các thể loại văn học của Việt Nam mới và độc đáo nhất đó chính là văn học mạng. "web fiction" - một trong những khái niệm xuất hiện đầu tiên vào những năm thập niên 20 trong các luận văn khoa học, giáo trình đa cấp độ, dưới một cái tên mới mẻ, đó chính là văn học mạng.

- Văn học mạng là những tác phẩm, sáng tác được xuất bản trên phạm vi không gian thế giới ảo. Không gian ảo ở đây chính là internet. Làn sóng thông tin, công nghệ toàn cầu phát triển một cách nhanh chóng và bút phá, văn học mạng do đó không được đưa vào danh sách thể loại của văn học viết hay văn học khẩu truyền (truyền miệng) mà tồn tại một cách độc lập.

- Một sáng tác trong giai đoạn đầu tiên của văn học mạng tiêu biểu có thể kể đến bài thơ "Đôi dép" - một sáng tác của Nguyễn Trung Kiên. Tác phẩm này thường được giới chuyên gia lấy làm dẫn chúng, điều đó cho thấy công nghệ thông tin có sức ảnh hưởng rất lớn và phổ biến. Song song với đó, văn học mạng cũng được coi là một nhân tố quan trọng, có phần quyết định hoạt động quảng bá ngôn ngữ và văn học nước ta ra thị trường quốc tế - nhiệm vụ mà trước thế kỷ 21 chưa được thực hiện mạnh mẽ.