Nên chích ngừa cho chó con khi nào năm 2024

Biện pháp phòng bệnh hàng đầu luôn được các bác sĩ thú y khuyến cáo chính là tiêm phòng vacxin đầy đủ. Vacxin 7 bệnh cho chó đang được nhiều người quan tâm bởi loại vacxin này giúp phòng ngừa được hầu hết các bệnh thường gặp ở chó.

Tác dụng của tiêm vacxin

Vacxin có tác dụng bảo vệ chó nhà bạn khỏi một số bệnh theo cơ chế: tiêm vào chó 1 lượng nhỏ vi khuẩn, vi rút gây bệnh (đã được làm yếu đi) để hệ miễn dịch của chúng cảm nhận và sản sinh ra kháng thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, cơ thể chó sẽ tạo ra kháng thể nhanh hơn. Do đó chó hạn chế bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, tiêm vacxin còn mang tới những lợi ích khác như: tránh lây nhiễm chéo giữa chó và các thú cưng khác, tiết kiệm được chi phí điều trị, nâng cao tuổi thọ của thú cưng.

Nên chích ngừa cho chó con khi nào năm 2024

Ảnh 1: Tiêm vacxin giúp cún cưng phòng tránh các bệnh nguy hiểm

Vacxin 7 bệnh cho chó phòng những bệnh nào?

Vacxin 7 bệnh cho chó có thể phòng những bệnh sau:

- Bệnh Care do virus Canine Distemper

- Bệnh Viêm ruột (parvo chó) do Virus Parvo

- Bệnh Phó cúm do virus Cannine Parainfluenza

- Bệnh Viêm gan truyền nhiễm do Cannine Adenovirus Loại 1

- Bệnh Ho cũi chó do Cannine Adenovirus Loại 2

- Bệnh Vàng da (bệnh nghệ) do 2 loài xoắn khuẩn leptospira Canicola và leptospira Icterohaemorrhagiae

- Bệnh Viêm ruột do virus Corona

Lịch tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó

Chó cần tiêm phòng 2 loại vacxin là vacxin dại và vacxin phòng các bệnh thường gặp (vacxin 7 bệnh cho chó)

* Đối với chó con (chó dưới 1 năm tuổi)

- Khi chó được 6-8 tuần tuổi, tiêm mũi 1 vacxin 7 bệnh

- Khi chó được 10-12 tuần tuổi, tiêm mũi 2 vacxin 7 bệnh kết hợp tiêm vacxin dại

- Khi chó được 14-16 tuần tuổi, tiêm mũi 3 vacxin 7 bệnh kết hợp tiêm vacxin dại

* Đối với chó lớn (chó trên 1 năm tuổi): Tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần 1 mũi 7 bệnh cho chó và 1 mũi vacxin phòng dại.

Nên chích ngừa cho chó con khi nào năm 2024

Ảnh 2: Tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó

Lưu ý trước khi tiêm vacxin 7 bệnh cho chó

Bạn không nên tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó khi chó mang thai hoặc bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc bị stress. Mỗi năm nên tiêm nhắc lại vacxin 7 bệnh 1 lần và tẩy giun định kỳ để duy trì sức khỏe tốt nhất cho thú cưng của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Những loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất

Cho chó uống thuốc tẩy giun của người được không?

Với những thông tin vừa chia sẻ phía trên, Goovet hy vọng sẽ giúp bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Hãy nhớ tiêm phòng đầy đủ cho cún cưng bạn nhé!

Nuôi chó, mèo là thói quen của rất nhiều gia đình. Đặc biệt là những giống thú cưng có ngoại hình đẹp mắt, đáng yêu. Để thú cưng luôn khỏe mạnh và không trở thành vật trung gian gây bệnh thì các gia đình luôn phải tiêm phòng đầy đủ cho chúng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi tiêm phòng dại cho chó mà người nuôi cần biết.

1. Có bắt buộc phải tiêm phòng dại cho chó?

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm lây truyền từ vật chủ trung gian là vật nuôi. Trong đó, 90% là từ chó, còn lại là mèo và một số loại gia súc khác. Tiêm phòng dại ở vật nuôi là cách duy nhất để ngăn chặn con đường lây truyền bệnh nguy hiểm này. Tại nhiều nước trên thế giới, tiêm phòng dại cho vật nuôi là quy định bắt buộc mà các gia đình phải tuân thủ. Vaccine phòng bệnh dại được dùng cho chó, mèo cùng một số loại gia súc ngựa và chồn.

Nên chích ngừa cho chó con khi nào năm 2024

Tiêm vắc xin phòng dại cho chó là quy định bắt buộc

2. Nên tiêm phòng dại cho chó mèo vào thời điểm nào?

Một trong những điều cần lưu ý khi tiêm phòng dại cho chó là thời điểm tiêm thích hợp. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại vắc xin phòng dại chó. Trong đó, phổ biến nhất là loại vắc xin 7 bệnh và vắc xin phòng 5 bệnh cho chó. Mỗi loại vắc xin sẽ được chỉ định tiêm ở những thời điểm thích hợp.

Thông thường, một số loại vắc xin phòng bệnh ở vật nuôi, cụ thể là chó sẽ được tiêm khi vật nuôi đủ 8 tuần tuổi trở đi. Riêng với vắc xin phòng dại chó sẽ được tiêm khi chó đạt độ tuổi từ 3 tháng tuổi trở lên. Vắc xin phòng dại chó không tiêm cho chó đang mang bầu, không tiêm quá sớm có thể làm hỏng hệ miễn dịch trong cơ thể vật nuôi.

Nên chích ngừa cho chó con khi nào năm 2024

Tiêm vắc xin phòng dại cho chó nhằm giúp chúng khỏe mạnh và tránh nguy cơ lây lan bệnh dại

3. Tiêm vắc xin phòng dại bao nhiêu mũi?

Nên lưu ý khi tiêm phòng dại cho chó rằng, một mũi tiêm trong suốt vòng đời của một con chó là chưa đủ. Chúng không đủ kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể của chó và vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Chính vì thế, sau mũi tiêm đầu tiên, chú thú cưng của gia đình bạn cần phải tiêm mũi vắc xin phòng dại lần 2 sau đó 3-4 tuần. Tiêm đủ ít nhất 3 mũi vắc xin này.

Mỗi năm, nên tiêm nhắc lại mũi vắc xin phòng dại một lần cho chó. Tùy theo loại vắc xin được tiêm mà thời gian tiêm nhắc lại có thể khác nhau. Gia đình khi nuôi chó, mèo hoặc các thú cưng khác cần lưu ý điều này để phòng bệnh tốt nhất cho vật nuôi của gia đình. Nếu không nhớ lịch tiêm cụ thể thì chỉ cần định kỳ tiêm vắc xin phòng dại chó mỗi năm một lần là được.

Nên chích ngừa cho chó con khi nào năm 2024

Vắc xin phòng dại chó nên được tiêm nhắc lại hằng năm

4. Một số phản ứng của chó sau khi tiêm vắc xin

Với nhiều gia đình, chó cưng được coi như một thành viên quan trọng trong nhà. Việc làm sao để bảo vệ sức khỏe cho chúng là điều mà ai cũng quan tâm. Trong khi đó, tiêm vắc xin phòng dại chó cũng có thể gây nên những phản ứng bất thường mà các gia đình không nên bỏ qua và có sự chuẩn bị trước.

Sau khi tiêm vắc xin phòng dại, cơ thể vật nuôi sẽ có những biểu hiện như: khó thở, thở dốc, mặt sưng lên. Trong nhiều trường hợp phản ứng mạnh có thể gây xuất huyết, tiểu ra máu. Tuy nhiên, đây là những biểu hiện khá bình thường và hết sau khoảng 24h sau tiêm. Nếu có phản ứng mạnh hơn thì gia đình cần đưa vật nuôi đến gặp bác sĩ thú y kịp thời.

5. Những lưu ý khi tiêm phòng dại cho chó

Nhằm đảm bảo việc tiêm vắc xin phòng dại chó an toàn, người nuôi chó cần lưu ý:

Lưu ý trước khi tiêm

  • Đảm bảo chó trước khi tiêm khỏe mạnh, không có vấn đề gì về sức khỏe.
  • Không tiêm cho chó mẹ đang mang bầu vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mẹ và cả chó con.
  • Cho chó ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tắm sạch sẽ trước khi tiêm.

Lưu ý sau khi tiêm

  • Không tắm cho vật nuôi trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
  • Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng cho chó sau khi tiêm để thú cưng của gia đình mau chóng hồi phục.
  • Không thả rông chó ra ngoài đường sau tiêm trong vòng 7 ngày để tránh lây nhiễm bệnh trong thời gian cơ thể thích nghi với vắc xin.
  • Giữ nơi ở, chuồng của vật nuôi khô ráo, sạch sẽ, tránh để chó bị bệnh do sức đề kháng đang kém sau phản ứng của vắc xin.
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc xin, vật nuôi cần được đưa đến cơ sở thú y gần nhất để kiểm tra.

Nên chích ngừa cho chó con khi nào năm 2024

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho chó sau khi tiêm vắc xin

6. Tiêm phòng dại cho chó bao nhiêu? Nên tiêm ở đâu?

Hiện nay có khá nhiều loại vắc xin phòng dại cho chó và vật nuôi nói chung. Giá vắc xin tùy loại, thường dao động từ 50.000đ – 80.000đ. Mức giá này vừa phải và phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi gia đình.

Để tiêm vắc xin phòng dại cho chó, gia đình cần đưa vật nuôi đến địa chỉ uy tín. Phổ biến nhất là các trạm thú y của nhà nước hoặc tiêm tại các cơ sở chăm sóc vật nuôi tư nhân. Ở nhiều khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa thì vắc xin phòng dại chó được nhà nước hỗ trợ 100%. Còn lại ở phổ biến các địa phương đều phải mất phí cho công tác phòng dại chó nhưng mức phí không cao.

Tiêm phòng dại chó được thực hiện định kỳ ở nhiều nơi hoặc theo đăng ký yêu cầu của các gia đình có vật nuôi với 1 liều/con/năm. Ở nhiều nơi, tiêm vắc xin phòng dại chó đã trở thành quy định bắt buộc mà các gia đình nuôi chó phải tuân thủ.

Trên đây là một số lưu ý khi tiêm phòng dại cho chó và những thông tin cần biết liên quan đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở chó cũng như các vật nuôi khác. Có thể thấy, bệnh dại là căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở chó và vật nuôi nói chung. Vì thế, việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi gia đình hiện đang và sẽ có ý định nuôi chó, mèo hay các loại thú cưng khác. Đây là cách duy nhất và tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này đến con người.