Nâng trần nợ công là gì

Cụm từ “trần nợ” nghe có vẻ rất nghiêm trọng và mang tính gò bó cao, như một giới hạn cho chi tiêu chính phủ. Trên thực tế, trần nợ Mỹ được tạo ra để chính phủ dễ dàng vay mượn hơn. Nhưng bây giờ, nó đã biến thành một công cụ chính trị, với khả năng gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính, vì việc không thể nâng trần nợ có thể dẫn tới việc vỡ nợ của một số nghĩa vụ nợ chính phủ.

Tại sao lại có trần nợ?

Được tạo ra vào năm 1917, trần nợ ban đầu có mục đích giúp việc cung cấp vốn cho thế chiến I dễ dàng hơn bằng việc chia trái phiếu thành các nhóm khác nhau, để Quốc hội Mỹ dễ dàng chấp thuận từng loại trái phiếu. Khi thế chiến II cận kề vào năm 1939, Quốc hội Mỹ lần đầu tiên tạo ra trần nợ tổng hợp và cho Bộ Tài chính toàn quyền quyết định loại trái phiếu để phát hành.

Từ khi nào trần nợ trở thành vấn đề chính trị?

Trần nợ vẫn được nâng định kỳ mà không gặp trở ngại gì cho tới năm 1953. Trong năm đó, Thượng viện Mỹ đã tìm cách hạn chế quyền lực của tổng thống Dwight Eisenhower, người đã yêu cầu tăng trần nợ để nước này có thể xây dựng hệ thống đường cao tốc quốc gia. Kể từ đó, trần nợ vẫn được tăng hàng chục lần mà không xảy ra tranh cãi. Nhưng trong hai thập kỷ gần đây, trần nợ ngày càng trở thành một thứ vũ khí lưỡng đảng.

Những cuộc đấu khẩu trần nợ lớn nhất xảy ra khi nào?

Tăng trần nợ là một trong những tranh cãi về ngân sách khiến chính quyền liên bang bị đóng cửa hai lần vào cuối năm 1995 và đầu năm 1996. Một khủng hoảng trần nợ nữa xảy ra vào năm 2011 đã gây hoảng loạn trên cả thị trường tài chính và khiến S&P lần đầu tiên hạ bậc tín nhiệm của chính phủ Mỹ. Một cuộc đấu khẩu về trần nợ nữa vào năm 2013 giữa cựu tổng thống Barack Obama và đảng Cộng hòa với nỗ lực hủy bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Affordable Care Act - ACA) đã buộc Mỹ phải tạm thời bỏ trần nợ lần đầu tiên.

Vấn đề của hiện tại

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã thúc giục Quốc hội tăng trần nợ sớm nhất có thể, nếu không Bộ Tài chính sẽ hết tiền vào ngày 18/10. Tới lúc này, ba tiếp tục sử dụng nhiều biện pháp đặc biệt, như hoãn lại việc đóng góp cho quỹ hưu trí liên bang và dùng tiền này để trả nợ. Một khi những cách của bà không còn tác dụng, chính phủ Mỹ nhiều khả năng sẽ buộc phải đóng cửa một phần, hoặc hoãn lại một số khoản chi. 

Trần nợ lúc này là bao nhiêu?

Trần nợ của Mỹ lúc này là 28.4 nghìn tỷ USD.

Ai muốn nâng trần nợ?

Đảng Dân chủ muốn nâng trần nợ. Họ có quyền lực ở cả Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện. Nhưng họ muốn cả phe Cộng hòa chấp thuận việc này, cho rằng họ cũng đã đồng ý với quyết định nâng trần nợ của tổng thống Trump mà không tranh cãi gì (dù có phản đối quyết định cắt giảm thuế của ông). Lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell cho rằng phe Dân chủ nên tự tăng trần nợ, vì họ muốn đốt tới 3.5 nghìn tỷ theo kế hoạch ngân sách của tổng thống Biden; đảng Dân chủ phản ứng lại rằng nâng trần nợ chỉ là để bù lại cho những chi tiêu dưới thời ông Trump.

Dù đảng Dân chủ hoàn toàn có quyền nâng trần nợ bằng chấp thuận đa số với dự luật ngân sách, họ lại quyết định không đi theo hướng này. Do vậy, sẽ cần ít nhất 60 phiếu bầu để bỏ qua được “đặc quyền câu giờ” filibuster trên Quốc hội, trong đó, cần 10 phiếu bầu từ đảng Cộng hòa.

Trần nợ có hạn chế chi tiêu chính phủ hay không?

Không tăng trần nợ có thể hạn chế chi tiêu chính phủ, nhưng theo một cách cực kỳ hỗn loạn và khó đoán, vì nâng trần nợ sẽ giúp chính phủ trả tiền cho những khoản đã chi theo luật chi tiêu và thuế của Quốc hội. Một số chuyên gia muốn bỏ hoàn toàn trần nợ, cho rằng những cuộc khẩu chiến tại Quốc hội đang tốn tiền của người dân bằng việc gia tăng bất ổn kinh tế và nhiều vấn đề khác. Những người ủng hộ cho rằng dùng trần nợ để hạn chế chi tiêu lại có lợi cho công chúng khi mức nợ lên cao kỷ lục. 

Chính quyền tổng thống Obama từng cân nhắc nhưng cuối cùng đã từ chối sử dụng những phương pháp chưa được thử nghiệm để lách luật trần nợ, như phát hành tiền xu bạch kim và phân phối cho Fed, hoặc tuyên bố trần nợ là một vi phạm của Tu chính án thứ 14 về việc cấm đặt nghi vấn về nợ liên bang.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về kinh tế-xã hội chiều 9/11. (Ảnh: TTXVN)

Tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19, diễn ra chiều 9/11, một số ý kiến đã tranh luận về việc nới trần nợ công đồng thời đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp vượt khó do đại dịch COVID-19.

Cân nhắc điều chỉnh nợ công

Theo đại biểu Quốc hội Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai), mặc dù đã có nhiều cơ chế, chính sách về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và các gói hỗ trợ trực tiếp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh..., song so với yêu cầu và mặt bằng chung, các gói hỗ trợ, kích thích này chưa bảo đảm được tính toàn diện và bền vững.

Do đó, đại biểu Hà Minh Đức đề nghị cần đánh giá căn cơ tổng nhu cầu cần hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế như thế nào để vượt ngưỡng khó khăn và khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước, từ đó đưa ra các gói kích thích kinh tế để lớn, đủ rộng trong khoảng thời gian đủ dài để đạt được các mục tiêu.

Đáng chú ý, để có thêm nguồn lực phục hồi kinh tế, đại biểu Đoàn Lao Cai đề xuất tăng mức bội chi ngân sách thêm 100.000 tỷ đồng (khoảng 1% GDP) để có thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu chống dịch và phát triển. Việc tăng bội chi ngân sách thực hiện ngắn hạn trong 3 năm 2022-2024. Tiếp đến, thực hiện nới trần nợ công lên 50-52% GDP.

“Trần nợ công được quy định là 60%, hiện mới đạt 44-46%. Do vậy hoàn toàn có thể nới nợ công để có thể tiếp tục huy động vốn vừa chống dịch vừa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân...,” đại biểu Hà Đức Minh nêu ý kiến.

[Đại biểu Quốc hội lo ngại bong bóng chứng khoán, bất động sản]

Tuy nhiên, khi tranh luận về đề xuất tăng trần nợ công lên 50-52% GDP, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Đoàn Lai Châu), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, mức tăng này sẽ khiến dư nợ công đến năm 2025 tăng gấp 2 lần so với đầu nhiệm kỳ, tạo ra rủi ro rất lớn cho an ninh tài chính quốc gia, bởi nhìn vào nợ công của năm 2021 và đang chuẩn bị cho năm 2022, dư nợ công vào khoảng 44% GDP.

“Nhìn tỷ lệ thì thấp nhưng là do năm 2021 đã điều chỉnh GDP tăng hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương với mức tăng 25%. Như vậy, mẫu số tăng lên, số dư nợ tuyệt đối không giảm, mức độ tăng nợ vẫn còn. Do đó cần hết sức quan tâm vì mức trả nợ lãi và gốc đã xấp xỉ mức 25%, có nghĩa là cứ 4 đồng chi tiêu thì sẽ có 1 đồng chi cho trả nợ,” đại biểu này nói.

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thời gian qua nợ công tăng đều và liên tục qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ bình quân là 18,1%/năm.

Nhận thức được điều đó, đến giai đoạn 2016-2020, Quốc hội, Chính phủ đặt ra mục tiêu ưu tiên kiểm soát nợ công để bảo đảm an ninh tài chính và cân đối vĩ mô. Vì vậy, tốc độ tăng nợ công được rút xuống còn trên 6,54% và trong kế hoạch tài chính 5 năm hiện nay đã xác định tăng khoảng 11%.

"Nếu tăng trần nợ công lên đến 51% vào năm 2025 thì dư nợ công lúc đó khoảng 6,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với đầu nhiệm kỳ. Do đó, phải hết sức thận trọng," đại biểu Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh.

Sử dụng đầu tư như công cụ kích thích tổng cầu

Thực tế cho thấy đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Do vậy, việc phục hồi kinh tế sau dịch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hiện nay.

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, kinh nghiệm giai đoạn 2011-2015 cho thấy để phục hồi kinh tế sau khủng khoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, Việt Nam đã sử dụng công cụ đầu tư công để kích thích tổng cầu bằng cách tăng bội chi ngân sách thông qua phát hành trái phiếu tài trợ.

Từ dẫn chứng này, ông đề nghị cần sử dụng đầu tư công như công cụ kích thích tổng cầu, làm “vốn mồi” để thu hút đầu tư xã hội. Rà soát lại danh mục đầu tư công trung hạn theo hướng ưu tiên đầu tư cho kết cầu hạ tầng giao thông, kết nối mạng lưới logistics và liên kết vùng, xây dựng hạ tầng số và tăng vốn đối ứng để thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

“Hiện nay, tuy chúng ta lo lắng về trần nợ công và tỷ lệ nợ đến hạn phải trả so với tổng thu ngân sách hằng năm, nhưng dù sao dư địa của chính sách tài khóa vẫn còn rộng hơn so với chính sách tiền tệ khi phải linh hoạt ứng phó với áp lực tăng nợ xấu và kiểm soát lạm phát,” đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Hà Đức Minh phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Trong khi đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) lưu ý việc tăng đầu tư công lên mức cao hơn cần phải chú ý đến yếu tố giải ngân và xem xét ưu tiên đầu tư các khu vực trọng tâm, trọng điểm có tính lan tỏa để góp phần tăng nguồn thu ngân sách trong giai đoạn tới.

Ông nhấn mạnh hiện nay, tuy nợ công có giảm nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã lên đến 24,8% so với mức trần là 25%.

Để đạt mức tăng trưởng từ 6-6,5%, đại biểu này cho rằng cần phải huy động được vốn đầu tư xã hội trên 3 triệu tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhân dân là gần 2 triệu tỷ đồng.

“Muốn vậy, cần phải có gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp và có thể hỗ trợ từ 2-3% cho khoản dư nợ từ 1-2 triệu tỷ đồng và nếu hỗ trợ trong 2 năm, cần nguồn lực là 40.000-60.000 tỷ đồng. Khoản này có thể lấy từ nguồn vốn đầu tư công chưa phân bổ,” đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị./.

Nhóm PV (Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề