Nắng tốt dưa mưa tốt lúa có nghĩa là gì

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa có nghĩa là gì
Nắng tốt dưa mưa tốt lúa có nghĩa là gì

  • Đặt câu hỏi
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Bảo mật
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Home/ Văn/Môn Văn Lớp: 7 Nội dung ý nghĩa câu tục ngữ nắng tốt dưa,mưa tốt lúa

Môn Văn Lớp: 7 Nội dung ý nghĩa câu tục ngữ nắng tốt dưa,mưa tốt lúa

Question

Môn Văn Lớp: 7 Giúp em bài này với ạ: Nội dung ý nghĩa câu tục ngữ nắng tốt dưa,mưa tốt lúa No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

in progress 0

Văn Kinsley 5 tháng 2021-12-06T22:52:36+00:00 2021-12-06T22:52:36+00:00 1 Answer 0

Answers ( )

  1. Nắng tốt dưa mưa tốt lúa có nghĩa là gì

    Câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” là câu tục ngữ thuộc về lao động và kinh nghiệm sản xuất. Câu tục ngữ với cấu trúc ngắn gọn, có tính chất truyền miệng cao, cùng với cách gieo vần “ưa” đã tạo cho câu tục ngữ tính chất dễ nhớ, dễ truyền miệng và dễ được lưu truyền cho hậu thế. Câu tục ngữ đã truyền đạt kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến cây trồng đặc thù. Khi thời tiết nắng nóng thì sẽ thích hợp để trồng dưa, còn khi thời tiết mưa nhiều đất ẩm thì sẽ thích hợp để trồng lúa nước. Kinh nghiệm giúp cho nhân dân ta chủ động lựa theo thời tiết mà trồng loại cây cho phù hợp và có nắng suất cao. Việt Nam là đất nước có thời tiết theo mùa nên việc chủ động trồng trọt cho phù hợp với thời tiết để có năng suất sao cho phù hợp để có năng suất cao là vô cùng cần thiết. Tóm lại, câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” là câu tục ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc trồng trọt của nước ta.

Leave an answer

Kinsley

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa có nghĩa là gì

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa - Giải thích câu tục ngữ

Câu trả lời chính xác nhất:  “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” – giải thích câu tục ngữ như sau: Câu tục ngữ "Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa" là câu tục ngữ thuộc về lao động và kinh nghiệm sản xuất. Câu tục ngữ với cấu trúc ngắn gọn, có tính chất truyền miệng cao, cùng với cách gieo vần "ưa" đã tạo cho câu tục ngữ tính chất dễ nhớ, dễ truyền miệng và dễ được lưu truyền cho hậu thế. Câu tục ngữ đã truyền đạt kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến cây trồng đặc thù. Khi thời tiết nắng nóng thì sẽ thích hợp để trồng dưa, còn khi thời tiết mưa nhiều đất ẩm thì sẽ thích hợp để trồng lúa nước. Kinh nghiệm giúp cho nhân dân ta chủ động lựa theo thời tiết mà trồng loại cây cho phù hợp và có nắng suất cao. Việt Nam là đất nước có thời tiết theo mùa nên việc chủ động trồng trọt cho phù hợp với thời tiết để có năng suất sao cho phù hợp để có năng suất cao là vô cùng cần thiết. Tóm lại, câu tục ngữ "Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa" là câu tục ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc trồng trọt của nước ta. Để hiểu hơn về câu tục ngữ “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa”, hãy cùng Top lời giải theo dõi nội dung dưới đây.

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa – Giải thích câu tục ngữ:  Bài làm 1

Trải qua bao nhiêu năm lịch sử nhân dân ta đã đúc kết  ra nhiều kinh nghiệm quý báu  và truyền lại qua những câu ca dao tục ngữ. Trong đó những câu ca dao tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất có giá trị thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước tiêu biểu như câu: “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa”.

“Nắng tốt dưa mưa tốt lúa” là câu tục ngữ được đúc kết qua nhiều quá trình lao động. Đất nước Việt Nam ta từ xưa đã có truyền thống trồng lúa nước và phần lớn người dân đều sống bằng nghề nông. Có lẽ vì thế và ông cha ta đã đúc kết ra được kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp câu tục ngữ được đúc kết từ quá trình quan sát tìm hiểu thật rõ ràng của ông cha ta khi nhìn vào quy luật của tự nhiên có tác động như thế nào đối với cây trồng. Bằng việc sử dụng hai trạng thái đối lập của thời tiết với “mưa” và “nắng” đã cho thấy sự thích hợp về mùa vụ của hai giống cây trồng quen thuộc.

Như chúng ta đã biết thì trái dưa hấu vốn chỉ thích hợp vào mùa hè vào thời gian có nhiều ánh nắng ở những vùng đất cao không bị ngập úng thì cây mới có thể phát triển toàn diện để không bị thối. “Nắng” còn là nhân tố khiến cho dưa hấu khi ra hoa kết trái đậu quả hơn bình thường, do phấn hoa không bị trôi mất, quá trình thụ phấn cũng hiệu quả hơn. Dẫn tới mùa vụ dưa hấu sai quả và nắng nhiều thì quả dưa hấu sẽ đỏ, ngọt hơn nhiều so với trời mưa. Còn trồng lúa thì cần nhiều nước, nước rất cần thiết co sự sinh trưởng và phát triển của lúa. Ông cha ta cũng từng dạy khi canh tác lúa nước cần lưu ý các vấn đề: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Chính vì vậy lúa thích hợp vào mùa mưa nhưng ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nên mùa nóng cũng có thể trồng được lúa nhưng năng suất và chất lượng lúa vẫn không bằng mùa mưa. Do đó bằng sự quan sát tỉ mỉ khéo léo mà ông cha ta  đã rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho con cháu sau này. Để biết được đặc tính của cây trồng lúa thì thường được trồng trên những cánh đồng phù sa màu mỡ gần những con sông lớn để có nước để phát triển tốt cho ra năng suất cao. Trong khi đó lại dưa hấu lại thích hợp với ánh nắng, nơi quang đãng vì đặc tính của chúng là thân cây leo ưa nắng. Nếu có nhiều nước dễ dẫn đến thối úng thân cây vì vậy nắng tốt dưa.

Từ kinh nghiệm trên của ông cha ta để lại mà dân tộc Việt Nam ta ngày nay có thể phát triển ngành nông nghiệp trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Thị trường nông nghiệp ngày càng được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật và đặc biệt là việc tận dụng thời tiết để trồng trọt. Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy không chỉ trồng được lúa và dưa mà còn trồng được nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn… Bên cạnh đó kết hợp với những kinh nghiệp của cha ông ta để xen canh, tăng vụ, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và những đổi mới trong sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là trồng trọt. Từ đó dẫn tới đa dạng các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và cả những yêu cầu khắt khe về chất lượng của thị trường quốc tế.

Qua câu tục ngữ: “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa” cho ta biết được tùy vào đặc tính của loại cây để quyết định thời gian trồng để có thể thu được năng suất cao. Từ những câu tục ngữ đó mà dân tộc ta biết cách trồng những loại cây thích hợp vào thời tiết khí hậu địa hình nào cho phù hợp là những thế hệ đi sau chúng ta cần phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của cha ông rồi truyền lại cho đời sau. Dẫu cho đất nước có công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

>>> Xem thêm: Phân tích hai câu tục ngữ "Con có cha như nhà có nóc"

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa – Giải thích câu tục ngữ:  Bài làm 2

Trong nông nghiệp, việc dựa vào thời tiết để chọn cây trồng phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Nhận thấy rõ vai trò của sự cần thiết ấy, tục ngữ đã có câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”, câu tục ngữ quen thuộc đối với nhà nông, vậy nên hiểu câu tục ngữ như thế nào?

Như chúng ta đã biết, dưa là một cây trồng trên cạn, thời tiết càng nắng thì dưa sẽ càng ngọt vì vậy mới có câu “Nắng tốt dưa” tức là trời mà nắng thì trồng dưa sẽ cho quả ngon và có năng suất cao. Nước ta có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, lúa nước là cây sống cần tới nhiều nước nên “Mưa tốt lúa” cũng vì lẽ ấy. Như vậy câu tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm của tổ tiên ta ngày trước trong quá trình trồng trọt lâu năm, qua đây cũng là bài học về việc chọn lựa giống cây trồng sao cho phù hợp với đặc điểm thời tiết thì mới thu được năng suất cao, đạt hiệu quả tốt.

Trong quá trình lao động, tất cả mọi người đều cố gắng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất cho nên câu tục ngữ trên rất đúng đắn. Nếu biết nhìn vào thời cơ để làm việc phù hợp ắt sẽ tốt, ví dụ nếu vào thời gian mùa đông trồng các loại cây như su hào, bắp cải… sẽ cho ra sản phẩm tốt còn ngược lại mùa hè đem các loại cây này ra trồng thì chúng sẽ chết do điều kiện khí hậu không phù hợp. Thực tế cho thấy nếu không biết dựa vào điều kiện tự nhiên để có các hoạt động sản xuất phù hợp sẽ dễ rơi vào thất bại. Câu tục ngữ khẳng định tính đúng đắn và bài học mà nó để lại sẽ còn có giá trị lâu dài. Tục ngữ luôn ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu truyền đạt những bài học quý báu được cha ông ta đúc kết từ kinh nghiệm thực tế để lưu truyền cho con cháu đời sau.

Câu tục ngữ trên dựa vào kinh nghiệm sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên của cha ông ta từ những ngày đầu tiên phát triển. Bây giờ thời đại công nghệ phát triển, với sự sáng tạo tìm tòi trong sản xuất nhằm khắc phục những hạn chế và giảm bớt tầm quan trọng của tự nhiên, có câu “Trời nắng tốt dưa, trời mưa dưa cũng tốt”. Nếu phụ thuộc quá mức vào tự nhiên sẽ có nhiều bất lợi và hạn chế hiệu quả kinh tế nên dần dần con người tìm ra nhiều biện pháp khắc phục điều kiện tự nhiên. Sở dĩ có câu “Trời nắng tốt dưa, trời mưa dưa cũng tốt” là nhờ sự tìm hiểu và nghiêm cứu giống dưa mới, vỏ dày ruột đặc hơn tránh tình trạng dưa bị “nổ” vào mùa mưa như dưa truyền thống vẫn trồng. Tiêu biểu là những cánh đồng dưa ở Đồng Tháp Mười, từ việc biết lựa chọn giống dưa tốt và việc biết đắp đê chống lũ vào cuối mùa mưa đã biến Đồng Tháp Mười từ một vùng đất hoang hóa cách đây vài chục năm trở thành vùng đất với những ruộng dưa xanh tươi, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của người dân ở vùng đất chịu nhiều mưa lũ, thiên tai. Thế mới thấy được và càng khâm phục hơn sức sống mãnh liệt và khát khao vươn lên chinh phục tự nhiên đễ giành được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nỗ lực hướng tới một cuộc đời mới tươi sáng hơn. Tấm gương của những người dân ở vùng Đồng Tháp Mười là tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam giàu ý chí, vừa biết nhìn tự nhiên để chọn giống cây trồng phù hợp vừa biết cải tạo và khắc phục thiên nhiên để tạo ra những thành quả mong muốn.

Câu tục ngữ “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa” là câu tục ngữ đặc sắc truyền lại kinh nghiệm của người xưa tới con cháu trong việc lựa chọn giống cây trồng sao cho phù hợp với thời tiết tuy nhiên bên cạnh đó câu tục ngữ cũng là một lời an ủi cho những ai đang buồn rầu chán nản vì bản thân. An ủi họ rằng thời thế có lúc thay đổi, bản thân có thể gặp thất bại nhưng cái quan trọng là biết nhìn ra thất bại và chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội tiếp theo. Nếu không chuẩn bị kĩ lưỡng để khi thời cơ đến lại để tuột mất mà không tân dụng được mới đáng để trách móc và thời cơ đến mà con người không sẵn sáng thì cũng không để làm gì. Con người cũng cần biết nhìn nhận thời cuộc để tính táo và sáng suốt lựa chọn hướng đi và quyết định đúng đắn.

Bên cạnh câu “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa” cũng còn rất nhiều câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của cho ông ta trong lĩnh vực này như: “Bao giờ đom đóm bay ra. Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”, “Cơm ăn một bát sao no. Ruột cày một vụ sao cho đành lòng.Sâu cây lúa cạn gieo bông.Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai”…..và còn rất nhiều câu tục ngữ khác nữa, cho thấy những đúc kết kinh nghiệm hết sức chính xác và quý báu của cha ông.

Kho tàng tục ngữ luôn phong phú với nhiều kinh nghiệm quý báu của cha ông, chúng ta nên tìm hiểu và học hỏi những câu tục ngữ ấy để làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình, cùng với đó cũng góp phần duy trì và gìn giữ phát huy những giá trị của tục ngữ.

>>> Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ: "chuồn chuồn bay thấp thì mưa.."

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa – Giải thích câu tục ngữ:  Bài làm 3

Việt Nam được biết đến chính là một quốc gia thuần nông nghiệp với phần lớn dân cư sống bằng canh tác trồng lúa nước từ bao đời nay. Có lẽ chính vì thế mà người xưa có rất nhiều câu tục ngữ nói về việc trồng trọt và chăn nuôi thông qua các câu tực ngữ thật là đặc sắc. Và không thể không nói đến câu tục ngữ hay đó chính là câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”.

Ta như biết được rằng những câu tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như tự nhiên cũng như lao động của người dân. Cho nên những gì họ quan sát được và lặp đi lặp lại nhiều lần cũng như được thể hiện thật rõ ràng hơn bao giờ hế qua các câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng lại ngầm chứ được nhiều điều hay và mới lạ. Câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” dường như muốn nói đến kinh nghiệm sản xuất cũng như trồng trọt của cuar ông cha ta khi nhìn vào thời tiết có tác động như thế nào đến với loại cây mà mình trồng.

Dễ nhận thấy được rằng chính cây trồng chủ yếu ở nước ta là lúa nước với đặc tính được trồng trên các cánh đồng với đất bùn phù sông. Ta cũng không thể thiếu được nước, do đó càng nhiều nước thì cây lúa càng phát triển tốt, do đó mà có “mưa tốt lúa”. Trong khi đó dưa lại được biết đến cũng chính là một loại cây ăn quả thuộc họ dây leo được trồng trên các cánh đồng khô ráo, ưa nắng. Ta như thấy được chỉ cần một cơn mưa ngập nước cây dưa sẽ bị úng và thậm chí là chết úng. Có lẽ vì vậy mà đã có ý “nắng tốt dưa”. Và cũng chính từ kinh nghiệm này mà ta như thấy được đây là một luuew ý cần biết để trồng cây dưa ra sao.

Trong trồng trọt ta như thấy được mỗi loại cây khác nhau ưa một kiểu khí hậu, thời tiết, địa hình khác nhau. Cho nên “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”. Âu cũng là một điều cũng rất dễ hiểu biết bao nhiêu.

Câu tục ngữ thật đặc sắc đó là “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” dường như đã xuất phát từ chính sự quan sát thực tế từ một kinh nghiệm trong sản xuất của ông cha ta khi xưa mà ta có thể suy ra được thêm nhiều ý nghĩa và bài học áp dụng cho cuộc sống ngày nay. Thực sự ta như thấy được rằng chính câu tục ngữ như lời an ủi những con người đang chán nản vì nghĩ rằng bản thân yếu kém ở một mặt nào đó so với người khác. Chúng ta hãy cùng cố gắng để học tập và hoàn thiện bản thân. Ở một moi trường này không tốt với chúng ta nhưng nó sẽ là môi trường tốt cho những người khác và ngược lại. Chúng ta phải cố gắng để có thể tự học tập cũng như trau dồi bản thân có thêm kiến thức để khi gặp thời cơ chúng ta có thể phát huy được hết khả năng của chính mình ra. Không ai có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay cả khi thời cơ đến mà không có sự chuẩn bị thì thời cơ cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Câu tục ngữ đặc sắc “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” thực sự là một câu tục ngữ hay đồng thời cũng là một bài học kinh nghiệm, là vốn sống của người xưa đã để lại cho con cháu. Có thể nhận thấy được khi không chỉ nêu ra một lưu ý trong trồng trọt sản xuất mà còn là lời khuyên hữu ích cho những ai đang buồn rầu và suốt ngày cứ vì nghĩ rằng bản thân thật kém cỏi, thua kém người khác mà không có thêm được những động lực để mà có thể vươn lên trong cuộc sống. Và nếu chúng ta cứ như vậy thì cũng thật là đáng tiếc biết bao nhiêu. Hãy cố gắng và tin vào chính mình nhất định thành công sẽ mỉm cười với bạn.

Qua câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” Như muốn nói khí hậu nào thích hợp giống cây đó như mùa mắng trồng dưa mùa mưa trồng lúa. Lý do là vì nước ta trồng lúa nuớc đồng thời suy rộng ra cũng chính là một bài học ý nghĩa trong chính cuộc sống của ta.

Nắng tốt dưa mưa tốt lúa – Giải thích câu tục ngữ:  Bài làm 4

Trong xã hội phong kiến cũ, Việt Nam là một quốc gia thuần nông nghiệp với phần lớn dân cư sống bằng canh tác trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm và trồng các loại rau củ, hoa màu phù hợp với khí hậu của đất nước. Tuỳ vào khí hậu và thời tiết của từng mùa trong năm mà người dân sẽ trồng loại cây phù hợp. Điều này được cha ông ta đúc kết qua câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”.

Trước hết, tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Câu tục ngữ trên chính là một ví dụ điển hình.

Cây trồng chủ yếu ở nước ta là lúa nước với đặc tính được trồng trên các cánh đồng với đất bùn phù sa và không thể thiếu được nước, do đó càng nhiều nước thì cây lúa càng phát triển tốt, do đó mà có “mưa tốt lúa”. Trong khi đó dưa là loại cây ăn quả thuộc họ dây leo được trồng trên các cánh đồng khô ráo, ưa nắng, nếu ngập nước cây dưa sẽ bị úng và thậm chí là chết, vì vậy mà “nắng tốt dưa”. Từ chính kinh nghiệm canh tác trong thực tế mà cha ông ta đã sáng tạo ra câu tục ngữ này như một điểm lưu ý trong chọn cây trồng để canh tác cho phù hợp.

Mỗi loại cây khác nhau ưa một kiểu khí hậu, thời tiết, địa hình khác nhau, không có bất kì một loại địa hình, khí hậu nào có thể trồng tất cả các loại cây cũng như không một loại cây nào trồng được trên khắp mọi nơi. Cũng giống như con người và các sự việc khác trong cuộc sống, hoàn cảnh khác nhau tạo nên con người khác nhau và ngược lại, con người khác nhau tạo nên hoàn cảnh khác nhau.

Ví dụ một bạn học sinh rất thích Toán, do đó bạn chăm học và học rất giỏi môn Toán nhưng môn tiếng Anh của bạn ấy lại rất tệ vì bạn không tìm thấy điểm thú vị hay hứng thú học một ngoại ngữ khác. Một bạn khác nữa rất thích và có năng khiếu thể dục, là thành viên chủ chốt trong đội tuyển bơi lội của trường nhưng những môn văn hoá như Toán, Ngữ văn, Vật lý, … bạn lại học không được tốt lắm. Hay như trong một trận đấu bóng đá được tổ chức vào ngày tháng 11 trời rét căm căm giữa một đội miền Bắc và một đội miền Nam, đội miền Bắc vui mừng vì mình đã quen với khí hậu lạnh này rồi còn đội miền Nam lại lo lắng vì quanh năm sống dưới khí hậu nắng ấm chan hoà làm sao họ có thể thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt này. Rõ ràng điều kiện khác nhau thì kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, với người này có thể là thuận lợi nhưng với người khác lại là bất lợi hay với người này là điểm mạnh nhưng người khác lại là điểm yếu.

“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”, từ một kinh nghiệm trong sản xuất của ông cha ta khi xưa mà ta có thể suy ra được thêm nhiều ý nghĩa và bài học áp dụng cho cuộc sống ngày nay, câu tục ngữ như lời an ủi những con người đang chán nản vì nghĩ rằng bản thân yếu kém ở một mặt nào đó so với người khác. Có thể trên phương diện này bạn thua kém người khác thật nhưng nhất định trên một phương diện khác nào đó, người ta không thể nào hoàn thành tốt bằng bạn. Ông trời rất công bằng khi ban cho mỗi người một tài năng khác nhau, do đó khi thất bại việc của bạn không phải là ngồi buồn bã và suy nghĩ tiêu cực mà phải phấn chấn, tự xốc lại bản thân, tìm ra thế mạnh của bản thân và phát huy nó để không còn cảm thấy thua kém ai nữa.

Câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” thực sự là một câu tục ngữ hay khi không chỉ nêu ra một lưu ý trong trồng trọt sản xuất mà còn là lời khuyên hữu ích cho những ai đang buồn rầu vì nghĩ rằng bản thân thật kém cỏi, thua kém người khác.

------------------------------

Trên đây Top lời giải và bạn đã cùng nhau đi trả lời câu hỏi “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa” - Giải thích câu tục ngữ. Bài viết đã giải thích kỹ và mở rộng rất nhiều bài viết để giúp các bạn hiểu hơn về câu tục ngữ này . Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập...Chúc bạn học tốt.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 7 hay nhất