Năng suất bình quân và năng suất là gì năm 2024

Cục Công nghệ thông tin trân trọng thông báo tới Quý độc giả được biết và mong rằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy để khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình sử dụng, chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến góp ý của Quý độc giả để Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật được hoàn thiện.

Ý kiến góp ý xin gửi về Phòng Thông tin điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp theo số điện thoại 046 273 9718 hoặc địa chỉ thư điện tử [email protected] .

Tình trạng hiệu lực văn bản: Hết hiệu lực

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Số: 06/2001/TT-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2001

bộ lao động - thưng binh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn tính tốc độ tăng năng suất lao động bình quânvà tốc độ tăng tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp nhà nước

Thực hiện Nghị địnhsố 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương,thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước; sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tàichính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộihướng dẫn tính tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lươngbình quân để xác định đơn giá tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước nhưsau:

  1. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

Là các doanh nghiệp,tổ chức, đơn vị của Nhà nước được cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩmđịnh và giao đơn giá tiền lương, bao gồm:

Doanh nghiệp nhà nướchoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước;

Doanh nghiệp nhà nướchoạt động công ích theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (kể cả các tổ chức, đơn vịhoạt động theo quy định tại Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ vàThông tư số 01 BKH/DN ngày 29/01/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng chưa cóquyết định là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích;

Các tổ chức, các đơnvị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hànhchính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các Hội quần chúng tự trang trải về tàichính.

Các đối tượng trên gọichung là doanh nghiệp nhà nước.

II. XÁC ĐỊNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN VÀ TỐC ĐỘTĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN:

1/ Nguyên tắc:

Đơn giá tiền lươngtính theo chỉ tiêu hiện vật thì năng suất lao động tính bằng hiện vật; đơn giátiền lương tính theo chỉ tiêu giá trị thì năng suất lao động tính bằng giá trị;

Doanh nghiệp xây dựngđể thẩm định bao nhiêu đơn giá tiền lương thì phải xác định tương ứng bấy nhiêunăng suất lao động.

2/ Chỉ tiêu tínhnăng suất lao động:

Năng suất lao độngtính bằng hiện vật là số lượng sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi,trong năm tính bình quân đầu người;

Năng suất lao độngtính bằng giá trị là tổng doanh thu (hoặc doanh số) trong năm tính bình quânđầu người.

Riêng đối với các Ngânhàng thương mại, chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị là tổng nguồnvốn huy động, dư nợ cho vay, doanh số cho vay, thu nợ, doanh số mua, bán ngoạitệ và kim ngạch thanh toán trong năm, tính bình quân đầu người.

3/ Cách tính năngsuất lao động bình quân:

  1. Năng suất laođộng bình quân tính bằng hiện vật:

a.1. Năng suất laođộng bình quân thực hiện năm trước liền kề, được tính theo công thức:

Qth

Wth =--- (1)

Ltt

Trong đó:

Wth: Năngsuất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề tính bằng hiện vật;

Qth: Khối lượngsản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thực hiện (sản phẩm tiêu thụ) năm trước liềnkề. Hệ số quy đổi sản phẩm phải được ghi cụ thể trong phần thuyết minh;

Ltt: Tổngsố lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền kề được tính theo hướngdẫn tại Thông tư số 08/TT-BLĐTBXH ngày 7/5/1998 của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội.

Ví dụ 1: Khối lượng sản phẩm thực hiệnnăm 2000 để tính quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá được duyệt của doanhnghiệp là 36.000 tấn/năm; số lao động bình quân thực tế sử dụng năm 2000 là1.200 người. Năng suất lao động bình quân tính bằng hiện vật thực hiện năm 2000là:

Wth =36.000 tấn/năm: 1.200 người = 30 tấn/người-năm.

a.2. Năng suất laođộng bình quân năm kế hoạch, được tính theo công thức:

Qkh

Wkh =--- (2)

Lttkh

Trong đó:

Wkh: Năngsuất lao động bình quân tính bằng hiện vật năm kế hoạch;

Qkh: Khối lượngsản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ năm kế hoạch. Hệ số quy đổi sản phẩmphải được ghi cụ thể trong phần thuyết minh;

Lttkh: Tổngsố lao động bình quân thực tế sẽ sử dụng trong năm kế hoạch.

Ví dụ 2: Khối lượng sản phẩm kế hoạchnăm 2001 của doanh nghiệp là 40.000 tấn/năm; số lao động bình quân thực tế sẽsử dụng năm 2001 là 1.280 người. Năng suất lao động bình quân tính bằng hiệnvật kế hoạch năm 2001 là:

Wkh =40.000 tấn/năm: 1.280 người = 31,25 tấn/người-năm.

  1. Năng suất laođộng bình quân tính bằng giá trị:

b.1. Năng suất laođộng bình quân thực hiện năm trước liền kề, được tính theo công thức:

Tth

Wth =--- (3)

Lđm

Trong đó:

Wth: Năngsuất lao động bình quân thực hiện tính bằng giá trị của năm trước liền kề;

Tth: Tổngdoanh thu (hoặc tổng doanh số) thực hiện năm trước liền kề. Đối với các Ngânhàng thương mại là tổng nguồn vốn huy động; dư nợ cho vay; doanh số cho vay,thu nợ; doanh số mua, bán ngoại tệ và kim ngạch thanh toán thực hiện năm trướcliền kề;

Lđm: Số laođộng định mức năm trước liền kề của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền thẩmđịnh theo phân cấp quản lý khi giao đơn giá tiền lương.

Ví dụ 3: Tổng doanh thu thực hiện năm2000 của doanh nghiệp là 24 tỷ đồng; số lao động định mức năm 2000 được cấp cóthẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý là 1.200 người. Năng suất lao độngbình quân thực hiện tính bằng giá trị năm 2000 là:

Wth = 24 tỷđồng/năm: 1.200 người = 0,02 tỷ đồng/người-năm.

b.2. Năng suất laođộng bình quân kế hoạch, được tính theo công thức:

Tkh

Wkh =--- (4)

Lđmkh

Trong đó:

Wkh: Năngsuất lao động bình quân tính bằng giá trị của năm kế hoạch;

Gkh: Tổngdoanh thu (hoặc tổng doanh số) năm kế hoạch. Đối với các Ngân hàng thương mạilà tổng nguồn vốn huy động; dư nợ cho vay; doanh số cho vay, thu nợ; doanh sốmua, bán ngoại tệ và kim ngạch thanh toán năm kế hoạch;

Lđmkh: Sốlao động định mức năm kế hoạch do doanh nghiệp xây dựng theo quy định tại Thôngtư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ví dụ 4: Tổng doanh thu kế hoạch năm2001 của doanh nghiệp là 26,8 tỷ đồng; số lao động định mức doanh nghiệp xâydựng năm 2001 là 1.280 người. Năng suất lao động bình quân kế hoạch tính bằnggiá trị năm 2001 là:

Wkh = 26,8tỷ đồng/năm: 1.280 người = 0,0209 tỷ đồng/người/năm.

4/ Tốc độ tăng năngsuất lao động bình quân, được tính theo công thức:

Wkh

Iw =(-- x 100%) - 100% (5)

Wth

Trong đó:

Iw: Tốc độtăng năng suất lao động bình quân;

Wkh: Năngsuất lao động bình quân năm kế hoạch;

Wth: Năngsuất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề.

Ví dụ 5: Kết hợp ví dụ 1, 2 và ví dụ3, 4 nói trên thì tốc độ tăng năng suất lao động bình quân theo hiện vật hoặctheo giá trị năm 2001 của doanh nghiệp là:

Tốc độ tăng năng suấtlao động bình quân tính bằng hiện vật năm 2001 so với năm 2000 là:

31,25tấn/người-năm

Iw \= ( ----x 100%) - 100% = 4,17%

30tấn /người-năm

Tốc độ tăng năng suấtlao động bình quân tính bằng giá trị năm 2001 so với năm 2000 là:

0,0209tỷ đồng/người-năm

Iw \= (------ x 100%) - 100% = 4,5%

0,02tỷ đồng/người-năm

III. XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG

TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN

1/ Xác định tiền lươngbình quân thực hiện năm trước liền kề năm kế hoạch:

Tiền lương bình quânthực hiện năm trước liền kề năm kế hoạch, được xác định theo công thức:

Vth

TLth =--- (6)

Lđm

Trong đó:

TLth: Tiềnlương bình quân thực hiện năm trước liền kề năm kế hoạch (đồng/người-tháng);

Vth: Quỹtiền lương thực hiện năm trước liền kề năm kế hoạch của doanh nghiệp theo đơngiá được giao quy định tại Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 củaBộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 18/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày31/12/1998 và Thông tư số 19/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 14/8/1999 của Liên tịchBộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính;

Lđm: Số laođộng định mức năm trước liền kề của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền thẩmđịnh theo phân cấp quản lý khi giao đơn giá tiền lương.

Ví dụ 6: Quỹ tiền lương thực hiện năm2000 doanh nghiệp quyết toán theo đơn giá được giao là 18.000 triệu đồng/năm; sốlao động định mức tương ứng với đơn giá tiền lương năm 2000 được cấp có thẩmquyền phê duyệt theo phân cấp quản lý là 1.000 người. Tiền lương bình quân năm2000 thực hiện theo kế hoạch là:

TLth =18.000 triệu đồng/năm: 1.000 người: 12 tháng = 1,5 triệu đồng/người-tháng.

2/ Tiền lương bìnhquân năm kế hoạch, được xác định theo công thức sau:

Vkh

TLkh =---- (7)

Lđmkh

Trong đó:

TLkh: Tiềnlương bình quân năm kế hoạch (đồng/người-tháng);

Vkh: Quỹtiền lương năm kế hoạch để xác định đơn giá tiền lương do doanh nghiệp xây dựngtheo quy định tại Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội;

Lđmkh: Sốlao động định mức năm kế hoạch do doanh nghiệp xây dựng theo quy định tại Thôngtư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ví dụ 7: Quỹ tiền lương kế hoạch đểxác định đơn giá lương năm 2001 của doanh nghiệp là 20.500 triệu đồng/năm; sốlao động định mức doanh nghiệp xây dựng tương ứng là 1.120 người. Tiền lươngbình quân kế hoạch năm 2001 là:

TLkh =20.500 triệu đồng/năm: 1.120 người: 12 tháng = 1,5253 triệu đồng/người-tháng.

3/ Tốc độ tăng tiềnlương bình quân, được tính theo công thức sau:

TLkh

Itl = ( --- x 100% ) - 100% (8)

TLth

Trong đó:

Itl: Tốc độtăng tiền lương bình quân;

TLkh: Tiềnlương bình quân năm kế hoạch;

TLth: Tiềnlương bình quân thực hiện năm trước liền kề năm kế hoạch.

Ví dụ 8: Kết hợp ví dụ 6 và 7 nói trênthì tốc độ tăng tiền lương bình quân năm 2001 của doanh nghiệp là:

1,5253 triệu đồng/người/tháng

Itl = (------ x 100%) - 100% = 1,69 %

1,500 triệu đồng/người-tháng

IV. XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ TĂNG TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN GẮN VỚITỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN

Khi xây dựng đơn giátiền lương năm kế hoạch, để bảo đảm nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quânphải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân, doanh nghiệp thực hiệnnhư sau:

1/ Đối với doanhnghiệp có năng suất lao động kế hoạch thấp hơn năng suất lao động thực hiện nămtrước liền kềthì tiền lương bình quân kế hoạch tối đa để xác định đơn giá tiền lương bằngtiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề nhân với tốc độ tăng năng suấtlao động. Công thức tính như sau:

Iw+ 100%

TLkh max = TLth x (-- )

100%

Trong đó:

TLkh max:Tiền lương bình quân kế hoạch tối đa để xác định đơn giá tiền lương;

TLth: Tiềnlương bình quân thực hiện năm trước liền kề năm kế hoạch;

Iw: Tốc độtăng năng suất lao động.

Ví dụ 9: Năng suất lao động bình quânthực hiện năm 2000 của doanh nghiệp là 18,5 triệu đồng/người-năm; tiền lươngbình quân thực hiện là 500.000 đồng/người-tháng. Kế hoạch năm 2001 năng suấtlao động bình quân là 17,5 triệu đồng/người-năm, tiền lương bình quân kế hoạchtối đa để xác định đơn giá tiền lương năm 2001 là:

Iw = (17,5:18,5) x 100% - 100% = - 5,4054%

-5,4054% + 100%

TLkh max =500.000 đồng/người-tháng x (---) = 472.973 đồng/người-tháng

100%

2/ Đối với doanhnghiệp có năng suất lao động kế hoạch bằng năng suất lao động thực hiện năm trướcliền kề thìtiền lương bình quân kế hoạch tối đa để xác định đơn giá tiền lương năm 2001bằng tiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề.

Ví dụ 10: Năng suất lao động thực hiệnnăm 2000 của doanh nghiệp là 24,6 triệu đồng/người-năm; tiền lương bình quânthực hiện là 550.000 đồng/người-tháng. Kế hoạch năm 2001 năng suất lao động là24,6 triệu đồng/người-năm, tiền lương bình quân kế hoạch tối đa để xác định đơngiá tiền lương năm 2001 là:

Iw = (24,6:24,6) x 100% - 100% = 0%

0% + 100%

TLkh max =550.000 đồng/người-tháng x (-- ) = 550.000 đồng/người-tháng

100%

3/ Đối với doanhnghiệp có năng suất lao động kế hoạch cao hơn năng suất lao động thực hiện nămtrước liền kề thìtiền lương bình quân kế hoạch tối đa để xác định đơn giá tiền lương năm kếhoạch được tính theo nguyên tắc: năng suất lao động bình quân tăng 1% thì tiềnlương bình quân tăng tối đa là 0,8%. Công thức tính như sau:

Iw

TLkh max= TLth + TLth x - x 0,8

100%

Trong đó:

TLkh max:Tiền lương bình quân kế hoạch tối đa để tính đơn giá tiền lương;

TLth: Tiềnlương bình quân thực hiện năm trước liền kề;

Iw: Tốc độtăng năng suất lao động;

Ví dụ 11: Năng suất lao động thực hiệnbình quân năm 2000 của doanh nghiệp là 24,6 triệu đồng/người-năm; tiền lươngbình quân thực hiện là 550.000 đồng/người-tháng. Kế hoạch năm 2001 năng suấtlao động bình quân là 26,8 triệu đồng/người-năm thì tiền lương bình quân kếhoạch tối đa để xác định đơn giá tiền lương năm 2001 là:

Iw = (26,8:24,6) x 100% - 100% = 8,94%

8,94%

TLkh max \= 550.000 đồng + 550.000 đồngx -- x 0,8 = 589.336 đồng/người-tháng.

100%

Khi Nhà nước điềuchỉnh tăng mức lương tối thiểu chung thì phần chênh lệch tăng thêm của mức lươngtối thiểu nhân với hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (kể cả khoản phụ cấpnếu có) được cộng thêm trong tiền lương bình quân kế hoạch tối đa của doanhnghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương.

Ví dụ 12: Năm 2001 Nhà nước điều chỉnhmức lương tối thiểu chung từ 180.000 đồng/tháng lên 210.000 đồng/tháng (tăngthêm 30.000 đồng/tháng), hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (kể cả các hệsố phụ cấp lương được tính trong đơn giá tiền lương) của doanh nghiệp là 2,5thì năm 2001 doanh nghiệp được cộng thêm 30.000 đồng/tháng x 2,5 = 75.000đồng/tháng trong tiền lương bình quân kế hoạch tối đa để xây dựng đơn giá tiềnlương.

Theo các ví dụ 9, 10và 11 nói trên thì tiền lương bình quân kế hoạch tối đa để xây dựng đơn giátiền lương của doanh nghiệp năm 2001 là:

472.973 đồng + 75.000đồng = 547.973 đồng/tháng (ví dụ 9)

550.000 đồng + 75.000đồng = 625.000 đồng/tháng (ví dụ 10)

589.336 đồng + 75.000đồng = 664.336 đồng/tháng (ví dụ 11)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Việc xác định tốcđộ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân theo hướngdẫn tại Thông tư này chỉ để xác định tiền lương bình quân kế hoạch tối đa củadoanh nghiệp khi xây dựng đơn giá tiền lương trình cấp có thẩm quyền theo phâncấp quản lý thẩm định.

Sau khi đơn giá tiền lươngđã thẩm định và được xác định, hết năm việc quyết toán quỹ tiền lương thực hiệncủa doanh nghiệp không phải xem xét lại quan hệ giữa năng suất lao động bìnhquân với tiền lương bình quân, nghĩa là năng suất lao động bình quân thực tếđạt được có thể cao hoặc thấp hơn năng suất lao động bình quân kế hoạch thìkhông điều chỉnh lại đơn giá tiền lương, quyết toán quỹ tiền lương thực hiệntheo đơn giá tiền lương đã được xác định.

2/ Căn cứ vào các nộidung hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng côngty 91/TTg và 90/TTg chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.

3/ Giám đốc (Tổng Giámđốc) doanh nghiệp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm khi xâydựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch phải gắn với việc xác địnhtốc độ tăng năng suất lao động bình quân, tốc độ tăng tiền lương bình quân vàcác điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lýthẩm định, giao đơn giá tiền lương.

4/ Thông tư này cóhiệu lực kể từ ngày 01/01/2001.

Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước phản ánh về Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.