Có họ trong phạm vi ba đời là gì năm 2024

Câu hỏi: Tôi và bạn gái quen nhau và đang có ý định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, sau khi đưa bạn gái về ra mắt gia đình tôi mới biết chúng tôi có quan hệ họ hàng với nhau. Cụ thể là bà nội cô ấy và bà ngoại tôi là chị em ruột của nhau. Vậy theo quy định pháp luật chúng tôi có được kết hôn không?

Theo quy định tại khoản 17, khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014:

"17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. 18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba."

Như vậy, phạm vi 3 đời gồm: (i) đời thứ nhất là cha mẹ; (ii) đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; (iii) đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ cấm các trường hợp kết hôn trong phạm vi, cụ thể:

"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 2. Cấm các hành vi sau đây:

  1. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"

Như vậy theo quy định trên, trường hợp của bạn, bà ngoại của bạn và bà nội của bạn gái là hai chị em ruột, vậy: Đời thứ nhất là cụ của hai bạn (cha mẹ của bà ngoại bạn và bà nội bạn gái); Đời thứ hai là bà ngoại bạn và bà nội bạn gái; Đời thứ ba là mẹ bạn và cha của bạn gái; Đời thứ tư là bạn và bạn gái.

Như vậy, hai bạn không vi phạm điều cấm theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tức là hai bạn được phép kết hôn một cách hợp pháp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Văn Phòng Luật Sư Tân An về vấn đề nêu trên, hi vọng ý kiến tư vấn trên sẽ hỗ trợ được thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng liên hệ Văn Phòng Luật Sư Tân An Đắk Lắk để được tư vấn cụ thể.

------

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂN AN

☎️Điện thoại: 0945 011 611 & 0913 570 431

📧Email: [email protected]

💻Website: https://luatsutanan.vn/

🏪Địa chỉ văn phòng: Tầng 5, Tòa nhà AnLand Group, 45 Lý Tự Trọng, P. Tân An, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Ngày nay, không ít các trường hợp éo le khi cưới nhau rồi mới phát hiện hai vợ chồng là anh em của nhau. Vậy làm thế nào để xác định phạm vi 3 đời để kết hôn?

Cách xác định phạm vi 3 đời để kết hôn

Theo quy định tại Điều 3 , người có họ trong phạm vi ba đời được xác định là những người có cùng một gốc sinh ra. Bao gồm các đời cụ thể như sau:

- Đời thứ nhất: Cha mẹ

- Đời thứ hai: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha

- Đời thứ ba: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì

Trong đó, những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu, đời thứ nhất sinh ra đời thứ hai, đời thứ hai sinh ra đời thứ ba.

Do đó, xét về mặt tình cảm, những người trong phạm vi ba đời có quan hệ huyết thống rất gần nhau. Xét về mặt pháp luật, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa:

- Những người cùng dòng máu về trực hệ;

- Những người có họ trong phạm vi ba đời;

Như vậy, cách xác định phạm vi 3 đời để kết hôn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Có họ trong phạm vi ba đời là gì năm 2024

Cách xác định phạm vi 3 đời để kết hôn (Ảnh minh họa)

Kết hôn trong phạm vi 3 đời bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì hành vi kết hôn với người có quan hệ trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, những người sau đây cũng không được phép kết hôn với nhau:

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,

- Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể,

- Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Trên đây là cách xác định phạm vi 3 đời để đăng ký kết hôn. Để tìm hiểu thêm các thông tin về hôn nhân gia đình thì xem tiếp tại đây.