Năng khiếu ảnh báo chí là gì

Thí sinh rạng rỡ đi thi năng khiếu Ảnh báo chí

Sáng nay (9/7), các thí sinh bước vào buổi thi Năng khiếu Ảnh báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

Buổi thi sẽ diễn ra phần thi tự luận kéo dài 30 phút và phần thi vấn đáp trực tiếp. Trong đó, với bài thi tự luận: thí sinh được xem hình ảnh  và viết bình luận không quá 500 chữ về hình thức, kỹ thuật, nội dung hình ảnh được xem (3 điểm); Về phần vấn đáp, thí sinh trả lời phỏng vấn trực tiếp để thể hiện hiểu biết về lĩnh vực ảnh báo chí; kiến thức về tạo hình và bố cục, tư duy hình ảnh; ý tưởng sáng tạo; khả năng giao tiếp… (4 điểm)

Từ sáng sớm, nhiều thí sinh đã tự tin tới trường thi. 

Kỳ thi Năng khiếu báo chí do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức nhằm đánh giá năng lực và lựa chọn những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành báo: Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo in, Báo ảnh và Quay phim truyền hình. Năm nay, kỳ thi thu hút hơn 1300 thí sinh tham gia trong khi số chỉ tiêu của nhà trường ở các ngành này là 300.

Nhiều nữ sinh xuất hiện tại trường thi với gương mặt rạng rỡ, xinh đẹp, tràn đầy năng lượng và sự tự tin.

Chiều qua, gần 1300 thí sinh đã hoàn thành phần thi tự luận Năng khiếu báo chí kéo dài 120 phút. Đa số các thí sinh đều đánh giá đề vừa sức, phù hợp. Có lẽ do đó, thí sinh tự tin bước vào buổi thi thứ hai này hơn.

Một số thí sinh vẫn tranh thủ thời gian xem lại sách vở.

Đây là kì thi năng khiếu quy tụ thí sinh của tất cả vùng miền trên khắp cả nước.

Một số thí sinh và phụ huynh thì tranh thủ lúc chờ đợi ăn bữa sáng, tiếp năng lượng cho buổi thi.

7h15 phút, giám thi bắt đầu gọi thí sinh vào phòng thi. Một số thí sinh đến muộn nhanh chóng di chuyển để kịp giờ.

Chiều cùng ngày, tại đây sẽ diễn ra buổi thi vấn đáp năng khiếu báo chí chuyên ngành Quay phim truyền hình.

Toàn Vũ

Tại sao lại có riêng chuyên ngành Ảnh báo chí? Nghề này cần những tố chất gì? Làm nghề báo ảnh có “màu hồng” như chúng ta vẫn nghĩ? Đây là những câu hỏi mà hầu hết các bạn học sinh thắc mắc về ngành nghề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc này nhé. 

Ảnh báo chí – Nghề phải dấn thân, lăn xả và liều lĩnh (Nguồn: Internet)

1. Tại sao lại có riêng chuyên ngành Ảnh báo chí?

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc là phóng viên viết tin cũng đều có kỹ năng chụp ảnh nhưng tại sao lại có cả chuyên ngành đào tạo phóng viên ảnh nhỉ? Bởi để chụp được một bức ảnh đăng báo thì sẽ cần rất nhiều yếu tố, không chỉ đến hiện trường, địa điểm chụp vài bức ảnh rồi đi về là có thể sử dụng được. 

Một bức ảnh đảm bảo đủ tiêu chuẩn đăng báo cần chứa đựng thông tin quan trọng và phải “bắt mắt”. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số, người đọc chuyển sang đọc các tin tức trên báo điện tử, mạng xã hội nhiều hơn. Do đó, đặc thù nghề nghiệp của phóng viên ảnh là phải có đủ kỹ năng nghiệp vụ và cần đi đến hiện trường một cách nhanh chóng nhất bất chấp thời gian, địa điểm, thời tiết hay nguy hiểm…

Có thể nói rằng để theo được nghề phóng viên ảnh các bạn trẻ cần có rất nhiều tố chất về kiến thức và kỹ năng. Do đó, khi đã xác định muốn theo nghề này các bạn hãy tìm môi trường đào tạo chất lượng nhé. Bởi đây là tiền đề giúp các bạn vào nghề thuận lợi nhất. Chuyên ngành Ảnh báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gợi ý hoàn hảo dành cho các bạn đam mê muốn theo con đường làm báo ảnh chuyên nghiệp. 

Khi học chuyên ngành Ảnh báo chí sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng về báo chí nói chung và nghiệp vụ chụp ảnh nói riêng. Đặc biệt, các bạn sẽ được thực hành trải nghiệm thực tế công việc của người phóng viên (cả viết và ảnh) ngay đi còn ngồi trên ghế giảng đường. 

Bài thi Năng khiếu báo chí là gì?

Ngoài ra, bạn cần vượt qua bài thi năng khiếu báo chí của Học viện với các phần thi trắc nghiệm, tự luận và phỏng vấn để được đỗ vào chuyên ngành Ảnh Báo chí đó nhé. Đặc biệt hơn các chuyên ngành khác của ngành Báo chí thì bài thi năng khiếu chuyên ngành Ảnh báo chí  sẽ có một ngày riêng để vừa thi bài viết luận vừa thi phỏng vấn. 

Cần làm gì để đỗ bài thi năng khiếu báo chí? (Nguồn: Internet)

Đến đây sẽ có rất nhiều bạn tìm hiểu “Học năng khiếu báo chí ở đâu?”. Nếu bạn đang tìm một lò ôn thi để luyện bài thi năng khiếu báo chí thì mình nghĩ là không cần thiết. Mình cũng nhấn mạnh một thông tin là AJC cũng không tổ chức bất kỳ lớp luyện ôn thi năng khiếu nào cả. Vì vậy các bạn đừng để mất tiền oan nhé. 

Cần làm gì để đỗ bài thi năng khiếu báo chí? 

Đầu tiên, các bạn cần xác định rõ càng sớm ngành, chuyên ngành mình muốn học. Đặc biệt, chuyên ngành Ảnh báo chí để có chuẩn bị tốt nhất. 

  • – Tự trau dồi và ôn luyện các kiến thức nền, có trong các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. 
  • – Cập nhật và tìm hiểu kiến thức xã hội. 
  • – Tham khảo các đề thi năm trước và kinh nghiệm của các anh chị. Bạn có thể tìm trên các website, fanpage hay youtube…
  • – Luyện tập các thuyết trình, diễn đạt vấn đề. 
  • – Tìm hiểu thông tin về mỹ thuật và kỹ thuật của một bức ảnh, hay chụp ảnh. 
  • – Có điều kiện hãy chụp ảnh thật nhiều và chọn chủ đề mà mình hứng thú nhất. 

2. Chương trình đào tạo 

Chuyên ngành Ảnh báo chí sẽ học theo chương trình đào tạo đại trà với thời gian học là 4 năm với tổng số tín chỉ cần tích lũy là 130. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được cấp bằng cử nhân Báo chí. 

Đội ngũ thầy cô giảng dạy rất chất lượng, nhiệt tình và dễ thương. Các bạn sẽ được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, được cập nhật các kiến thức mới mỗi ngày. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sẽ được thực hành các nghiệp vụ trong studio “sang – xịn – mịn” của Học viện. Do đó, nghiệp vụ chụp ảnh của các bạn sẽ thuần thục rất nhanh dù trước đó chưa từng sử dụng máy ảnh bao giờ nhé. 

Các học phần nổi bật của chuyên ngành gồm: Tác phẩm báo chí, Kỹ thuật nhiếp ảnh hiện đại, Tạo hình nhiếp ảnh, Phương thức làm tin, Viết phóng sự, Ảnh tin, Ảnh phóng sự, Ảnh thời sự, tài liệu, nghệ thuật…

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Ảnh báo chí

4. Sinh viên chuyên ngành Ảnh báo chí ra trường làm gì?

Phóng viên báo ảnh là nghề mà không phải ai cũng theo được. Bởi các bạn cần hy sinh một cách đúng nghĩa, dấn thân và niềm đam mê thực thụ để có thể theo được nghiệp báo ảnh. 

Phóng viên báo ảnh tác nghiệp tại hiện trường (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, học Ảnh báo chí thì bạn cũng có nhiều cơ hội việc làm khác như: 

  • – Phóng viên (viết hoặc ảnh), biên tập viên (cả biên tập hình ảnh) tại các cơ quan báo chí, báo mạng điện tử, tạp chí…
  • – Chuyên viên thực hiện các công việc liên quan trong các cơ quan tư tưởng, văn hóa của Đảng và Nhà nước. 
  • – Thư ký tổng hợp làm việc có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí. 
  • – Nhân viên nghiệp vụ truyền thông – PR. 
  • – Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên môn. 

Tuy nhiên, mình cần nhấn mạnh rằng không phải cứ ra trường là các bạn có thể làm phóng viên báo ảnh như mơ ước đâu nhé. Ngoài việc, học tập nghiêm túc trên ghế giảng đường thì các bạn cần tự tìm kiếm cho mình cơ hội để được thực hành nghiệp vụ càng nhiều càng tốt. Vì để có một bức ảnh đạt tiêu chuẩn đăng báo là khá khó với người mới vào nghề. 

Mình mong bài review về chuyên ngành Ảnh báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành sẽ học. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của bản thân!

Video liên quan

Chủ đề