Mục tiêu khí triển khai xây dựng và thực thi chính sách môi trường chung ở châu Âu

Thứ trưởng Bộ Xây dựngLê Quang Hùng và ông Philippe Orliange, Giám đốc điều hành toàn cầu của AFD đại diện cho hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựngNguyễn Thanh Nghị và ông Nicolas Warnery, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.

Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Xây dựng và AFD sẽ đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác truyền thống trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển đô thị bền vững và tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi, đặc biệt là việc thúc đẩy thực hiện COP26 (Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) thông qua hợp tác và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh và đầu tư cho đô thị.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại lễ ký kết.

Nội dung ưu tiên hợp tác trong giai đoạn 2022-2023 sẽ thúc đẩy thực hiện các cam kết tại COP26 thông qua nghiên cứu hoàn thiện các chính sách pháp luật về quản lý phát triển đô thị, tổng kết các kinh nghiệm, thí điểm các mô hình phát triển đô thị thích ứng và tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo.

Trong giai đoạn tiếp theo (2024-2027) sẽ thực hiện các nghiên cứu kỹ thuật lồng ghép các yếu tố thích ứng biến đổi khí hậu, carbon thấp, phát triển đô thị bền vững, tăng trưởng xanh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng. AFD sẽ hỗ trợ chuyên gia, các nguồn hỗ trợ không hoàn lại và trao đổi kỹ thuật.

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trân trọng và đánh giá cao những cam kết của AFD trong nội dung hợp tác cùng Bộ Xây dựng thời gian tới, trong đó tập trung thúc đẩy thực hiện cam kết tại COP26 của Việt Nam với mục đích cải thiện khả năng chống chịu, phục hồi của các đô thị Việt Nam trước biến đổi khí hậu.

Hai bên sẽ tiếp tục có các quan hệ hợp tác thiết thực các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Các cơ quan của Bộ Xây dựng sẽ trao đổi cụ thể với AFD để tìm hướng hợp tác thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng, mối quan tâm của AFD cũng như mong muốn của hai bên.

Đại diện Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Pháp ký kết thỏa thuận hợp tác.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, Việt Nam có 826 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa 40%. Đô thị tại Việt Nam có động lực phát triển rất lớn, tạo ra 70% GDP của cả nước. Tuy nhiên, các đô thị của Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều thách thức trước nguy cơ nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng ở các đô thị rất lớn.

Ông Philippe Orliange, Giám đốc điều hành toàn cầu của AFD cho biết, nhiệm vụ của AFD tại Việt Nam có 3 định hướng chính: Hỗ trợ Việt Nam có mức phát thải carbon thấp, hỗ trợ cho các đô thị trong quá trình phát triển bền vững và hỗ trợ cho chính sách công của Chính phủ để Việt Nam có sự chuyển mình trong việc thực hiện những cam kết tại COP26.

Ông Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam đánh giá, những tác động của biến đổi khí hậu đến các đô thị Việt Nam còn ít được đề cập, trong khi đây là nơi tập trung đến 40% dân số và tạo ra 70% GDP. Chính các đô thị là nơi chịu tác động lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu nên chúng ta sẽ phải tập trung nỗ lực cho sự phát triển bền vững của các đô thị.

Tin, ảnh: HƯNG MẠNH

Ở phía nam Hà Lan, thành phố Eindhoven đã thực hiện một số dự án thông qua sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học, với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống. Hệ thống Wifi bao phủ toàn thành phố nhờ được lắp đặt trên cột đèn. Hàng chục máy quay video và micro được thử nghiệm trên tuyến đường Stratumseind nhằm phát hiện các hành vi gây rối trật tự hay có dấu hiệu bất hợp pháp.

Chính quyền địa phương cũng đã thay đổi ánh sáng trên đường phố để thử nghiệm tác động đến tâm trạng của đám đông và thậm chí tạo hương thơm, như mùi cam, trong các không gian công cộng.

Đại học Công nghệ Eindhoven cũng đã nghiên cứu về ý tưởng ngôi nhà bê tông được xây dựng bằng công nghệ in 3D, cho phép tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với những ngôi nhà truyền thống.

Bên cạnh đó, thành phố Woensdrecht, một cái tên mới trong loạt dự án xây dựng đô thị thông minh, cũng đã triển khai lắp đặt 65 đèn LED thông minh trên đường, có nhiệm vụ tự động bật khi xe hơi hoặc xe đạp đến gần nhằm thích ứng với hiện tượng bị khuất tầm nhìn trong mùa đông.

ĐAN MẠCH

Dự báo, thành phố Copenhagen sẽ phải đón những đợt nóng của mùa hè với mức nhiệt tăng đến 3% vào năm 2050, do đó nhu cầu sử dụng điều hòa cũng có chiều hướng tăng theo.

Trong nỗ lực tạo ra cách làm mát với mức phát thải carbon thấp, thành phố Copenhagen đã xây dựng hai mạng lưới làm mát theo khu vực, bằng cách phân phối nước lạnh qua các đường ống ngầm cách nhiệt, dẫn tới công trình và làm mát không khí trong nhà. Dự án này kỳ vọng giảm được 14.000 tấn carbon mỗi năm.

Hơn nữa, trong mùa đông, với một ngôi nhà rộng 130 m2, hệ thống cấp nhiệt theo khu vực mới này sẽ có chi phí rẻ hơn sử dụng dầu lửa khoảng 45% và khí thiên nhiên 50%. Đặc biệt, để giảm hơn nữa sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch, rác thải và nhiên liệu có khả năng tái tạo như sinh khối sẽ được ưu tiên trong việc sản xuất năng lượng.

Aarhus, một thành phố thông minh khác của Đan Mạch, đã biến các nhà máy xử lý nước thải thành nhà máy điện. Nhà máy xử lý nước thải Marselisborg đã tạo ra 2,5 GW nhiệt phục vụ cho người dân toàn thành phố vào mùa đông.

Aarhus cũng đã thay thế 29.000 bóng đèn thủy ngân thành các bóng đèn LED, qua đó giảm được 35% tổng điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng nơi công cộng. Ngoài ra, thành phố cũng cải tiến về năng lượng ở những công trình cũ, giúp giảm 30% phát thải CO2 và tiết kiệm được 25% năng lượng sử dụng.

THỤY ĐIỂN

Đất nước Thụy Điển đã trở thành một tấm gương mẫu mực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, với những nỗ lực đáng nể nhằm hướng tới sản xuất 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040 và chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Thụy Điển đã triển khai thử nghiệm chung cư tự sản xuất năng lượng mặt trời ở quận Vallastaden, thành phố Linköping tại miền nam nước này.

Toàn bộ vận hành trong tòa nhà đều chỉ phải sử dụng năng lượng từ những tấm pin quang điện trên mái nhà, mà không cần tới lưới điện quốc gia. Thậm chí, lượng điện do toà nhà sản xuất ra còn “đủ sức” để cung cấp cho lưới điện công cộng.

Bên cạnh đó, 172 căn hộ (tương đương 6 khu nhà) trong khu phức hợp nhà ở Vårgårda tại phía tây Thuỵ Điển chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời và năng lượng hydro.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2017-2019, chính phủ Thụy Điển đã chi thêm gần 60 triệu USD vào việc phát triển công nghệ năng lượng mặt trời, gấp 8 lần nguồn ngân sách tại thời điểm ra quyết định, với mục tiêu phát triển lưới điện thông minh,  công nghệ dự trữ năng lượng tái tạo, xe buýt điện, hỗ trợ thuế đối với phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu và cải tạo hiệu quả năng lượng của các tòa nhà dân cư.

THỤY SĨ

Năm 2019, Thụy Sĩ nằm trong top 3 nước hàng đầu thế giới về chuyển đổi năng lượng, bên cạnh Thụy Điển và Na Uy.

Thụy Sĩ cũng là quốc gia có các ý tưởng, sáng kiến nhằm thúc đẩy, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm. Tính đến nay, quốc gia này đã có hơn 400 thành phố được công nhận là “Thành phố năng lượng”.

NA UY

Powerhouse Brattørkaia là tòa nhà nằm ở thành phố Trondheim, nơi đã được công nhận là một trong những thành phố công nghệ tiên tiến nhất của Na Uy, hứa hẹn tạo ra nhiều năng lượng hơn so với mức tiêu thụ trong suốt vòng đời.

Năm 2018, chính quyền Na Uy đã công bố bản quy hoạch xây dựng thành phố Oslo Airport City hoàn toàn sử dụng nguồn năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Oslo Airport City sẽ có diện tích xây dựng lên tới gần 1 triệu m2, với khoảng 35.000 dân cư và sẽ đạt số dân hơn 50.000 người vào năm 2050. Rất nhiều phương án xanh đã được triển khai từng bước như xe tự lái, đèn chiếu sáng tự động,và khuyến khích xe điện lưu hành trong thành phố.

Video liên quan

Chủ đề