Mục dịch của rửa tay ngoại khoa là gì

Để hiểu rõ về quy trình rửa tay, quy trình rửa tay nhanh hay quy trình rửa tay thường quy bộ y tế, chúng ta cần nắm rõ về tại sao bàn tay lại là nơi hay bị nhiễm vi khuẩn nhiều nhất và các loại vi khuẩn thường gặp, các quy trình rửa tay phẫu thuật, quy trình rửa tay ngoại khoa mới nhất… có gì phân biệt so với cách rửa tay thường quy hay gặp.

Theo Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y Tế), tay là phương tiện trung gian làm lây truyền các loại vi khuẩn nhiễm bệnh, đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh. Mỗi ngày cũng ta phải tiếp xúc với nhiều loại đồ vật khác nhau bao gồm cả cầm nắm, chạm, hoặc với người khác thông qua bắt tay, nắm tay. 

Bàn tay kém vệ sinh dễ dẫn đến hô hấp dính dịch tiết có virus, vi khuẩn từ người bệnh sau khi họ ho, hắt hơi. Đôi khi vì chúng ta không rửa tay thường xuyên nên cũng sẽ bị lây cảm lạnh, cảm cúm, thủy đậu, viêm màng não. 

Mục dịch của rửa tay ngoại khoa là gì
Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật có vi khuẩn nhất (Ảnh: Internet)

Đó là lý do vì sao chúng ta thường xuyên rửa tay theo đúng 6 bước rửa tay thường quy của bộ y tế hoặc 7 bước rửa tay sẽ phần nào đó ngăn chặn vi khuẩn lây lan, loại bỏ nó trước khi tiếp xúc với mắt, miệng, mũi. Bộ Y tế khuyến cáo quy trình rửa tay  cần phải được thực hiện với các loại nước rửa tay hoặc xà phòng có chất khử khuẩn, dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn. Bởi lượng cồn khoảng 60 - 90% có thể diệt vi trùng nhanh chóng. 

1. Các quy trình rửa tay thường quy của bộ y tế

Đa phần chúng ta đều biết đến 6 bước rửa tay thường quy của bộ y tế hay 7 bước rửa tay tùy với nhiều bước hướng dẫn về quy trình rửa tay thường quy mới nhất cùng đều bao gồm các quy trình rửa tay cơ bản sau:

  • Bước 1: Ban đầu cần làm ướt tay, rồi chà sát vào cục xà bông hoặc lấy một chút nước rửa tay chứa cồn vào lòng bàn tay.
  • Bước 2: Sau đó, dùng hai lòng bàn tay chà vào nhau như bình thường rồi đan các ngón tay với nhau mục đích là làm sạch các kẽ ngón tay.
  • Bước 3: Tiến hành xoa lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái, các ngón tay đan nhau để các kẽ tay được làm sạch và ngược lại.
  • Bước 4: Tiếp tục móc hai tay vào nhau và chà sạch khe các ngón tay bằng cách xoay cổ tay nửa vòng
  • Bước 5: Các ngón tay cái nắm chặt và chà rửa ngón tay theo chuyển động tròn rồi đổi tay
  • Bước 6: Cuối cùng chụm đầu các ngón tay của bàn tay này, chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại, dùng khăn sạch thấm khô tay.

Mục dịch của rửa tay ngoại khoa là gì
Quy trình rửa tay thường quy do Bộ Y tế quy định sẽ bao gồm 6 bước (Ảnh: Internet)

Hoặc chúng ta có thể áp dụng quy trình rửa tay nhanh bằng cồn thay vì xà phòng như hướng dẫn.

Tìm hiểu thêm thông tin:

► Hướng dẫn cách rửa tay cho trẻ an toàn, đảm bảo vệ sinh

► Cách làm nước rửa tay khô handmade

► Rửa tay bằng cồn 90 độ như thế nào thì hiệu quả?

2. Các quy trình rửa tay phẫu thuật

Quy trình rửa tay phẫu thuật của bộ y tế, quy trình rửa tay ngoại khoa bệnh viện bạch mai, quy trình rửa tay phẫu thuật mới nhất… có đôi chút khác biệt so với quy trình rửa tay 6 bước hay quy trình rửa tay nhanh, đó là do tính chất công việc của các bác sĩ cần phải đảm bảo tiệt trùng 100% đặc biệt là khi tiến hành phẫu thuật.

2.1. Yêu cầu của quy trình rửa tay phẫu thuật của bộ y tế

- Bàn tay phải sạch chất bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da tay. Điều này giúp cho các vết thương, vết mổ của bệnh nhân không bị bội nhiễm từ tay của người phẫu thuật, thủ thuật…

- Hạn chế tiết dịch sau khi đã áp dụng quy trình rửa tay phẫu thuật như tuyến mồ hôi, tuyến bã thông qua các hình thức pha dung dịch rửa tay, ngâm tay vào chất làm săn sa, làm co các lỗ tuyến. Hoặc dùng các chất phủ mặt da để làm che lấp các lỗ tuyến không tiết dịch.

- Bảo vệ da, không khiến da bị ăn mòn, bỏng hay khô cháy.

2.2. Các phương pháp rửa tay phẫu thuật:

Theo quy trình rửa tay phẫu thuật của bộ y tế và cũng là quy trình rửa tay ngoại khoa của bộ y tế, quy trình rửa tay phẫu thuật mới nhất, có hai cách để rửa tay đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và bác sĩ là rửa tay bằng xà phòng - bản chải trước khi phẫu thuật và rửa tay bằng các loại hóa chất. 

Mục dịch của rửa tay ngoại khoa là gì
Khi đảm bảo đã rửa tay theo đúng quy trình rửa tay ngoại khoa của bộ y tế mới được vào phòng phẫu thuật (Ảnh: Internet)

- Rửa tay phẫu thuật bằng xà phòng và bàn chải

  • Sau khi vào phòng mổ, bác sĩ thay quần áo cá nhân bằng quần áo vô trùng, cở các tư trang trên người và cắt móng tay.
  • Vào phòng rửa tay bằng xà phòng không có bàn chải khoảng ⅓ cánh tay, giảm bớt mồ hôi và chất bẩn trên bề mặt da. 
  • Đội mũ, khẩu trang vô trùng.
  • Lấy bông thấm Iode 1% chấm vào các đầu ngon tay, kẽ ngón tay, bàn tay sau đó rửa bằng nước sạch.
  • Dùng bàn chải và xà phòng đã tiệt trùng, sau đó rửa bằng hai lần bàn chải khác nhau từ ngón tay tới ⅓ cánh tay, rồi từ ngón tay đến khuỷu tay. 

Trong quy trình rửa tay ngoại khoa mới nhất nên nhớ phải rửa từ đầu ngón tay đến khuỷu tay, cánh tay, đảm bảo rửa xong tay này rồi mới sang tay kia, tuyệt đối không đề nước chảy vào lòng bàn tay khi đang rửa phần trên của tay. 

+ Ngâm tay vào dung dịch sát khuẩn là Chloramin B 1%  % hoặc cồn 70 độ C trong thời gian 3 - 5 phút.

+ Lau khô bằng khăn vô trùng, mỗi tay 1 khăn. Nếu không có nên dùng máy sấy khô chuyên dụng.

+ Lấy áo vô trùng vào phòng mổ.

- Rửa tay phẫu thuật bằng hóa chất

Quy trình rửa tay phẫu thuật của bộ y tế bao gồm cả rửa tay phẫu thuật bằng hóa chất.  Các loại hoá chất dùng để rửa tay phẫu thuật này đều có đặc tính chung là:

- Tẩy chất bẩn và tạo bọt.

- Diệt vi khuẩn.

- Bao phủ da tay và hạn chế sự tiết dịch của các tuyến da tay.

Hoá chất thông dụng nhất được sử dụng ở nước ta là Microshelf (Hoa kỳ).

Quy trình rửa tay bằng hóa chất cũng giống như rửa tay bằng xà phòng bàn chải, nhưng xà phòng được thay bằng hoá chất. Sau khi rửa tay hai lần bằng bàn chải và hóa chất, dùng máy sấy hoặc khăn làm khô tay, sau đó dùng gel rửa tay sạch khuẩn sát trùng lại.

Bài viết trên đây đã giới thiệu về quy trình rửa tay, rửa tay phẫu thuật theo đúng quy trình. Đối với cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải đặc biệt chú ý về các cách rửa tay thường quy để đảm bảo ngăn ngừa, hạn chế vi khuẩn.

♦ Bạn đang xem bài viết: Quy trình rửa tay thường quy bao gồm những gì? tại chuyên mục Dịch bệnh

QUY TRÌNH RỬA TAY NGOẠI KHOA

(Rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn)

1.Mục đích

   Loại bỏ vi khuẩn vãng lai và định cư có trên da bàn tay,cổ tay,cẳng tay và khuỷu tay nhằm ngăn ngừa lan truyền tác nhân gây bệnh từ tay NVYT vào vết mổ trong quá trình phẫu thuật

2.Đối tượng áp dụng

   Mọi NVYT trực tiếp tham gia phẫu thuật

3.Nội dung thực hiện

a.Phương tiện thực hiện

   -Bồn rửa tay ngoại khoa

   -Dung dịch xà phòng khử khuẩn

   -Nước rửa tay:Nước máy đã được lọc qua màng siêu lọc

   -Bàn chải mềm vô khuẩn

b.Các bước tiến hành

   Bước 1: Đánh kẽ ngón móng tay: Làm ướt bàn tay. Lấy 3-5ml dung dịch xà phòng khử  khuẩn vào lòng bàn tay. Chà sạch kẽ móng tay của từng bàn tay bằng bàn chải trong vòng 30 giây

   Bước 2: Rửa tay lần 1 trong vòng 1 phút 30 giây: Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay. Lấy 3-5ml dung dịch xà phòng vào lòng bàn tay.Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường quy,sau đó chà tới cổ tay, cẳng tay, khuỷu tay. Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự từ đầu ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch khử khuẩn trên tay

   Bước 3: Rửa tay lần 2: Làm tương tự lần 1

   Bước 4: Làm khô tay:Lầm khô toàn bộ bàn tay, cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay bằng khăn khô vô khuẩn dùng 1 lần

   Chú ý: Trong quá trình rửa tay, bàn tay luôn hướng lên trên. Nếu không kiểm soát được chất lượng nước và khăn lau thì sau khi làm khô tay cần chà lại tay bằng dung dịch chứa cồn trong vòng tối thiểu là 1 phút.Tổng thời gian rửa tay tối thiểu là 3 phút

Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là mối quan tâm lỏn của ngành y tế. Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những hậu quả không mong muốn trong thực hành chăm sóc và điều trị người bệnh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, kéo dài thời gian điều trị và đặc biệt là làm tăng chi phí điếu trị.

Các nghiên cứu cho thấy bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh gồm hai loại tạm trú và bám dính. Các mầm bệnh chủ yếu tập trung ở kẽ tay và móng tay.

Vết mổ có thể bị nhiễm khuẩn là do các vi sinh vật có nguồn gốc nội sinh, tức là chính từ hệ vi khuẩn chí của người bệnh. Các yếu tố túc chủ như tuổi, loại vết mổ, kỹ thuật mổ, thời gian phẫu thuật, kích cỡ vết mổ, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh và các bệnh lý đi kèm là các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn. Các nhiễm khuẩn nguồn gốc ngoại sinh được kiểm soát bằng tuân thủ các quy trình thực hành thích hợp như rửa tay trước khi mổ, sử dụng khẩu trang phẫu thuật, mang găng tay vô khuẩn, mang mũ và áo choàng v.v...

Nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên rất cao đối với người bệnh phải có các can thiệp chảy máu, đặc biệt là phải mổ. Điều dưỡng làm việc trong phòng mổ hoặc thực hiện hay trợ giúp các can thiệp có chảy máu cần phải đánh rửa tay (rửa tay ngoại khoa) nhằm làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn trên da trong trường hợp găng tay bị rách.

Lý thuyết liên quan

Rửa tay ngoại khoa được áp dụng bắt buộc cho phẫu thuật viên và người phụ mổ trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hay thực hiện các chăm sóc đặc biệt.

Quá trình rửa tay phải được thực hiện từ đầu ngón tay đến khuýu tay bằng xà phòng có chất khử trùng trước mỗi trường hợp phẫu thuật. Thời gian đánh tay tốt nhất là bao nhiêu thì không có quy định chung. Nhiều nghiên cứu chi ra rằng thòi gian đó có thể phụ thuộc vào loại sản phẩm kháng khuẩn của dung dịch rửa tay. Thời gian rửa tay lâu có thể làm cho vi khuẩn ở lớp dưói da xuất hiện do đó tác dụng sẽ ngược lại. Vì vậy khi rửa tay cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, ở Mỹ thời gian rửa tay thường là 5 phút. Lason (1996) khuyến nghị rằng thời gian rửa tay ngoại khoa ít nhất phải kéo dài 2 phút. Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế, thời gian rửa tay bắt buộc là 5-6 phút. Thòi gian rửa tay khác nhau tuỳ thuộc vào số lần đánh tay trong ngày, dung dịch rứa tay và phương pháp.

Để loại trừ tối đa vi khuẩn, trước khi rửa tay, tất cả đồ trang sức trên tay phải được tháo ra và móng tay đã được cắt ngắn. Những điều dưỡng viên có viêm nhiễm ở tay, vết thương mở hay các vết xước hay bị viêm đường hô hấp không được tham gia vào đội phẫu thuật. Trong khi đánh tay, các chà xát nhẹ cũng đã có thể loại được vi khuẩn, nếu chải mạnh quá có thể làm tổn thương lớp biểu bì, từ đó các vi khuẩn ở lớp dưới da sẽ xuất hiện.

Đánh rửa tay có thể bắt đầu từ các ngón tay của hai bàn tay trước rồi lần lượt đến kẽ các ngón tay, lòng và mu bàn tay sau đó đến cánh tay của hai tay. Đánh tay hai lần bằng hai bàn chải khác nhau. Cùng có thể đánh kỹ từng tay riêng rẽ theo thứ tự trên và mỗi tay đánh bằng một bàn chải riêng. Mục đích:

Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai và thường trú trên bàn tay.

Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

Rửa tay có thế thực hiện được với điều kiện:

Các dung dịch rửa tay có chất diệt khuẩn, cồn 70° hoặc clohexidin 0,5%.

Bồn rửa tay sâu có vòi nước chảy, có cần gạt bằng tay hoặc bàng chân. Có vòi đủ cao để tay và cánh tay không bị chạm trong quá trình rửa.

Nước rửa tay phải sạch và ấm.

Khăn lau tay vô khuẩn.

Bàn chải đánh tay vô khuẩn.

Quy trình kỹ thuật

Kiểm tra quy định thời gian rửa tay

Đọc hướng dẫn của nhà sàn xuất dung dịch rừa tay về sự cẩn thiết của rữa tay.

Chuẩn bị phương tiện

Nước sạch, ấm, dung dịch rửa tay có chất sát khuẩn, khăn lau tay vô khuẩn, bàn chài rửa tay vô khuẩn.

Chuẩn bị người điều dưỡng

Tháo đồ trang sức ở tay.

Cắt móng tay nếu dài.

Xắn tay áo lên quá khuỷu tay.

Đội mũ, mang khẩu trang.

Làm ướt tay

Mở nứớc bằng khuỷu tay hoặc chân.

Làm ướt tay lên quá khuỷu 5 cm.

Bàn tay luôn cao hơn cánh tay.

Làm sạch tay

Lấy khoảng 5ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay.

Rửa tay như rửa tay thường quy nhưng lên quá khuỷu tay 5 cm.

Làm sạch xà phòng

Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy.

Bàn tay và cánh tay hướng lên trên.

Lấy bàn chải đánh tay

Làm ướt bàn chài và lấy dung dịch rửa tay vào bàn chài.

Lam sạch các đấu ngón tay

Dùng bán chài đánh các đầu ngón tay.

Làm sạch các kẽ /cạnh ngón tay

Đánh bắt đầu từ cạnh ngoài ngón cái đến lẩn lượt các ngón tay kia rồi tiếp tục từ cạnh ngoài của ngón út lần lượt đến các ngón kia, kết thúc ở cạnh trong ngón cái.

Làm sạch lòng bàn tay

Cầm bàn chải đánh lòng bàn tay.

Làm sạch mu bàn tay

Cấm bàn chải này đánh mu bàn tay.

Làm sạch cánh tay

Đánh cổ tay, cánh tay lên quá khuỷu tay 5 cm Nên chia cánh tay thành 3 vùng và đánh mỗi vùng 10 lần.

Đánh tay còn lại

Dùng bàn chải khác đánh tay còn lại như tay kia, đánh tay từ nơi cần ưu tiên nhất (bàn tay) đến vùng xa hơn (cánh tay).

Làm sach xà phòng

Bỏ bàn chải, mờ nước bằng khuỷu tay hoăc chân, rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy, bàn tay luôn nâng cao.

Làm khô tay

Khoá vòi nước bằng khuỷu tay/ chân.

Lau khô tay bằng khăn võ khuẩn, lau từ hai bàn tay trước đến cánh tay, Bỏ khăn vào nơi quy định.

Sát khuẩn tay

Để hai tay ngang tầm mắt, bàn tay hướng lên trên. Một người giúp dội cồn 70° vào bàn tay. Hoặc có thể ngâm tay vào chậu cồn.

Làm khô tay

Hai tay để cao phía trước ngực, để tay tự khô.